Thắng bại trên chiến trường quyết định bởi… điện thoại
Thông qua các hệ thống thông tin vô tuyến 3G, 4G điện thoại di động thông minh (sau đây gọi tắt là điện thoại thông minh) có thể nhanh chóng kết nối với mạng thông tin quân sự, tiến hành chỉ huy tác chiến, truyền dẫn thông tin tình báo.
Tầm quan trọng của điện thoại di động trên chiến trường
Nhân viên tác chiến có thể sử dụng điện thoại thông minh để quay phim, chụp ảnh và tự động tải về thông tin định vị GPS của các mục tiêu trọng yếu và địa hình, địa vật xung quanh nó rồi nhanh chóng chuyển các thông tin trên về trung tâm chỉ huy hoặc đơn vị tác chiến. Nơi nhận sử dụng các thông tin trên để dẫn đường và điều khiển tên lửa hành trình bay đến khu vực đó, rút ngắn rất nhiều khoảng thời gian từ khi phát hiện đến khi tấn công mục tiêu, nâng cao đáng kể hiệu quả tác chiến.
Thực tiễn đã chứng minh, điện thoại di động có thể làm giảm đáng kể nguy cơ rơi vào vòng vây của quân địch cho lực lượng tuần tra tiền tuyến. Vào ngày 25/10/2007, quân Mỹ tại Afghanistan bị lực lượng Taliban phục kích, thương vong rất nặng nề. Kết quả điều tra nguyên nhân cho thấy, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, binh lính đã không được cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời. Các thông tin tình báo đảm bảo an ninh cho lực lượng tuần tra vẫn nằm chết dí trong kho dữ liệu ở tuyến sau, không có cách nào chuyển tải kịp thời đến cho binh lính. Khắc phục vấn đề này không khó, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh là có thể giải quyết được tất cả mọi vấn đề. Ngoài ra, nó còn có một ưu thế rất lớn là vô cùng gọn nhẹ, không làm tăng khối lượng mang vác đã tương đối cồng kềnh của binh lính.
Binh lính hoàn toàn có thể tránh được bị phục kích nếu có một chiếc điện thoại
Theo một sĩ quan sư đoàn đổ bộ đường không 82, thời gian để xử lý một nghi can khủng bố bị bắt giữ là từ 3 – 4h, chưa kể khoảng thời gian tối thiểu để vận động đến các địa điểm khác nhau. Hiện nay, công ty Boeing đã đầu tư phát triển dự án “ngân hàng chương trình ứng dụng cho điện thoại di động iPhone”, với chương trình này, vấn đề trở nên vô cùng đơn giản. Chỉ cần mở chương trình ứng dụng, khởi động camera của iPhone, chụp ảnh kẻ tình nghi rồi nhập số liệu về thời gian, địa điểm bắt giữ vào điện thoại, sau đó liên kết với 1 mạng di động bảo mật, tất cả các thông tin này sẽ nhanh chóng được chuyển đến trung tâm tác chiến chiến thuật hoặc đến tận tay nhân viên tình báo.
Video đang HOT
Các quan chức lục quân Mỹ và công ty Boeing cũng từng bàn bạc vấn đề, trong tác chiến ác liệt, khi một phân đội trưởng phân đội đặc nhiệm kêu gọi chi viện hỏa lực, chỉ cần dùng điện thoại thông minh, mở chương trình ứng dụng “định vị mục tiêu”, truyền dẫn số liệu đến “kế hoạch tăng cường pháo cối chính xác”, gọi hỏa lực chi viện để tiêu diệt đội du kích hoặc các tay súng bắn tỉa Taliban.
Hiện đại hóa quân đội bằng điện thoại
Gần đây, tờ “Military Times” của Mỹ đưa tin, cả 3 binh chủng hải, lục và không quân Mỹ đều đã xây dựng kế hoạch phát triển điện thoại thông minh quân dụng của riêng mình. Tháng 2/2011, lục quân Mỹ đã triển khai “Dự án hiện đại hóa bộ đội cấp lữ đoàn”, trong đó có 1 hạng mục hết sức quan trọng là binh lính ở tiền tuyến sẽ được trang bị điện thoại thông minh. Có thể khẳng định, trong tương lai không xa, nó sẽ trở thành trang bị tiêu chuẩn cá nhân của binh sĩ của Mỹ.
Trên chiến trường, điện thoại thông minh có phạm vi phủ sóng rất rộng, có khả năng kết nối hoàn hảo với tất cả các thiết bị khác, mang lại hiệu quả tác chiến hết sức to lớn.
Điện thoại di động sẽ phát huy được rất nhiều công dụng trên chiến trường
Năm 2012, lục quân Mỹ đã tổ chức một đợt thử nghiệm đặc biệt trong vòng 6 tuần tại căn cứ huấn luyện White Sands – bang New Mexico và căn cứ huấn luyện Fort Bliss – bang Texas. Họ lần lượt tiến hành thử nghiệm tính năng của hơn 300 bộ điện thoại di động thông minh iPhone trong điều kiện chiến trường khốc liệt. Nhân viên tác chiến sử dụng điện thoại thông minh để tiếp nhận thông tin tình báo thu thập được từ các hệ thống trinh sát chiến trường khác nhau, giúp họ hình dung ra bức tranh toàn cảnh và đa chiều về chiến trường.
Còn công ty Raytheon của Mỹ đã phát triển “hệ thống chiến thuật thông minh Raytheon”, chỉ cần nhập một yêu cầu điều tra vào điện thoại thông minh là lập tức được chuyển tải về toàn bộ số liệu tình báo trên không và mặt đất, cùng với ảnh vệ tinh trong phạm vi 2km của mục tiêu điều tra. Là một thiết bị đầu cuối của “Hệ thống quan sát đồng đội”, chiếc điện thoại thông minh này có khả năng tạo lập một danh sách đồng đội từ 10-20 người, luôn hiển thị mọi động thái trên chiến trường của mỗi cá nhân trong danh sách, cực kỳ thuận lợi cho hiệp đồng tác chiến.
Kỳ sau: Lộ diện “sát thủ giấu mặt” trong vụ Bin Laden và Gaddafi
Theo ANTD
Cần rõ ràng để không ảnh hưởng đến an ninh thông tin quốc gia
Sau bài phỏng vấn ông Lê Quốc Vinh, chủ kênh truyền hình Fansipan TV, "Nhà mạng "khó thở" phải lấn sân sang truyền hình trả tiền", Báo An ninh Thủ đô đã nhận được bài viết phản hồi của ông Đào Trung Thà
Tôi có mấy ý như sau với tư cách là người hoạt động trong lĩnh vực viễn thông lâu năm và từng giảng dạy về lĩnh vực này:
Mục tiêu của Việt Nam là đến năm 2015 sẽ có khoảng 30-40% số hộ gia đình có thể xem dịch vụ truyền hình trả tiền; đến năm 2020, phát triển khoảng 60-70% số hộ gia đình thu xem dịch vụ truyền hình trả tiền. Tốc độ tăng trưởng dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam dự báo sẽ đạt khoảng 25-30% trong giai đoạn 2012-2015 và khoảng 10-15% giai đoạn 2016-2020. Đến năm 2020, doanh thu truyền hình trả tiền đạt khoảng 800 triệu - 1 tỷ USD. Những con số ấn tượng này đã thực sự hấp dẫn các nhà khai thác viễn thông, những người có nhiều lợi thế khi "nhảy" vào cung cấp dịch vụ truyền hình cáp hay IPTV bởi họ có lợi thế cung cấp nhiều dịch vụ trên cùng một hạ tầng và có thể nhanh chóng phổ cập dịch vụ truyền hình và Internet băng rộng đến từng hộ gia đình.
Ông Đào Trung Thành - Phó Giám đốc Trung tâm tính cước VNPT thành phố Hồ Chí Minh
Tuy nhiên, hiện Việt Nam đang có 1 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình số mặt đất (AVG), hơn 40 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình cáp (VCTV, SCTV...), 3 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình số vệ tinh (K ,VTC, AVG), 4 nhà cung cấp dịch vụ truyền hình IPTV (VNPT, FPT, VTC, Viettel) và 4 nhà cung cấp dịch vụ truyền hình di động (MobiFone, Viettel, VinaPhone, VTC). Số lượng các đơn vị tham gia cung cấp dịch vụ truyền hình cáp hơi nhiều vì theo quy hoạch của Bộ Thông tin và Truyền thông, để đảm bảo tính cạnh tranh và hiệu quả sử dụng nguồn lực, mỗi loại hình truyền hình trả tiền sẽ chỉ có 3 nhà cung cấp dịch vụ toàn quốc và 3-5 nhà cung cấp khu vực.
Bên cạnh đó, Quy hoạch sẽ quy định về doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền chiếm thị phần khống chế trên 1 loại hình dịch vụ (cáp, vệ tinh, IPTV) để có cơ chế kiểm soát thị trường thông qua kiểm soát giá thành, tránh tình trạng phá giá, bán dưới giá thành, gây đổ vỡ thị trường... vì vậy cần phải có các cơ chế, chính sách kiểm soát giá cước, khuyến mại của các đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền hay kiểm soát giá thành của các doanh nghiệp viễn thông khi cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình nhằm kiểm soát việc bù chéo, phá giá dịch vụ truyền hình, cạnh tranh không lành mạnh, gây khó khăn cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình khác.
Đến thời điểm này, Viettel đã có 200.000 km cáp quang trên toàn quốc. Hiện độ phủ của cáp quang đến hộ gia đình trung bình trên toàn quốc là cách 350m. Điều này có nghĩa là cáp quang đã đến sát hộ gia đình. Do đó, chi phí đầu tư truyền hình cáp, IPTV sẽ giảm đáng kể, chất lượng cao và đặc biệt có thể đến vùng sâu, vùng xa, phổ cập đến các hộ gia đình Việt Nam. Dù chưa chính thức cung cấp dịch vụ, song những toan tính của Viettel cũng đang khiến không ít người kỳ vọng với sự góp mặt của các doanh nghiệp viễn thông sẽ đẩy thị trường truyền hình trả tiền bùng nổ tại Việt Nam. Hạ tầng kỹ thuật viễn thông, thông tin của quân đội khác với hạ tầng cung cấp thông tin phục vụ mục đích dân sinh và hơn ai hết Viettel phải hiểu rõ điều này để không lẫn lộn và làm ảnh hưởng đến an ninh thông tin quốc gia.
Có nên tách bạch đơn vị chuyên về hạ tầng truyền dẫn với đơn vị làm nội dung hay không? Đó tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của từng đơn vị kinh doanh, không có công thức chung. Mỗi mô hình đều có lợi điểm và nhược điểm. Nếu tách bạch đơn vị chuyên về hạ tầng truyền dẫn với đơn vị làm nội dung thì các đơn vị sẽ chuyên tâm vào lĩnh vực mà mình am hiểu nhưng không tận dụng được lợi thế cung cấp nhiều dịch vụ trên cùng một hạ tầng đã thiết lập trước. Nhưng nếu cho phép các doanh nghiệp chuyên về hạ tầng truyền dẫn làm nội dung thì cần phải có quy định rõ ràng nhằm kiểm soát việc bù chéo, phá giá dịch vụ truyền hình, cạnh tranh không lành mạnh, gây khó khăn cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình khác như nói phía trên.
Tác giả Đào Trung Thành, hiện là Phó Giám đốc Trung tâm tính cước VNPT thành phố Hồ Chí Minh. Ông có bằng Cao học/Master's Degree Network Security Télecommunication tại Telecom & Management SudParis khóa 2005. Là giảng viên tại Học Viện Công nghệ Sài gòn từ 2001.
Theo ANTD
Vĩnh Long: 7,2 tỉ đồng xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống phần mềm Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long vừa phê duyệt dự án xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) và hệ thống phần mềm hỗ trợ xây dựng CSDL về tài nguyên và môi trường (TN-MT) tỉnh. Theo đó, các nội dung cụ thể của dự án gồm: xây dựng CSDL địa lý nền toàn tỉnh, môi trường, tài nguyên khoáng sản, nước, đất...