Tháng 7 năm nay, giáo viên Sài Gòn sẽ được tập huấn sách giáo khoa mới
Tháng 7 năm nay, giáo viên Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được tập huấn sách giáo khoa mới.
Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh vừa ký thông báo kết luận của Phó Giám đốc Nguyễn Văn Hiếu tại hội nghị giao ban chuyên môn giáo dục tiểu học mới đây.
Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo của các quận huyện, thành phố Thủ Đức, các cơ sở giáo dục tiểu học phân tích kết quả khảo sát lớp 3 hai môn Toán, tiếng Việt, kết quả kiểm tra giữa học kỳ 2 của lớp 4,5 tại các trường tiểu học.
Thành phố chỉ đạo các cơ sở giáo dục tuyệt đối không để xảy ra trường hợp học sinh không nắm vững kiến thức, có giải pháp cụ thể đối với từng nhóm đối tượng học sinh.
Kết quả khảo sát sẽ là cơ sở quan trọng để hoạch định kế hoạch về chuyên môn của giáo dục tiểu học, với trọng tâm là đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
Video đang HOT
ảnh chỉ có tính minh họa (ảnh: Thùy Linh)
Sở này yêu cầu các nhà trường tiểu học không dựa vào kết quả học tập của học sinh để đánh giá giáo viên, mà cần có các biện pháp cụ thể để khuyến khích giáo viên đổi mới, sáng tạo trong hoạt động dạy và học.
Công tác lựa chọn sách giáo khoa mới tại Thành phố Hồ Chí Minh đến nay đã được triển khai minh bạch, khách quan, đúng quy trình và quy định. Các đơn vị đã tham gia một cách dân chủ, đúng với tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Căn cứ vào quyết định danh mục sách giáo khoa do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt, phòng giáo dục tiểu học của Sở sẽ phối hợp với các nhà xuất bạn có sách giáo khoa được lựa chọn, xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn trong tháng 7/2021 đúng và đủ đối tượng quy định.
Mỗi cơ sở giáo dục tiểu học thực hiện việc trang bị tất cả các bộ sách giáo khoa đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, tối thiểu 10 quyển/đầu sách để giáo viên và học sinh tham khảo trong quá trình dạy và học.
Các đơn vị rà soát nội dung trong kế hoạch giáo dục, kế hoạch nhà trường năm học 2020 – 2021, rà soát các điều kiện và phương án để đảm bảo tuyệt đối an toàn trường học.
Sở GD-ĐT TP HCM: Việc lựa chọn sách giáo khoa đã minh bạch, khách quan
Theo lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM, công tác lựa chọn sách giáo khoa đã được triển khai minh bạch, khách quan, đúng quy trình
Văn phòng Sở GD-ĐT TP HCM ngày 24-4 đã có văn bản thông báo kết luận của Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP Nguyễn Văn Hiếu tại hội nghị giao ban chuyên môn giáo dục tiểu học.
Theo văn bản kết luận, lãnh đạo Sở GD-ĐT TP HCM cho rằng công tác lựa chọn sách giáo khoa đã được triển khai minh bạch, khách quan, đúng quy trình, quy định. Các đơn vị tham gia một cách dân chủ theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ GD-ĐT.
Căn cứ vào danh mục sách giáo khoa của UBND TP, Sở GD-ĐT TP HCM đề nghị: Phòng Giáo dục Tiểu học phối hợp với Nhà xuất bản có sách giáo khoa được lựa chọn, xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn trong tháng 7-2021 đúng và đủ đối tượng theo quy định.
Học sinh TP HCM.
Mỗi cơ sở giáo dục tiểu học thực hiện việc trang bị tất cả các bộ sách giáo khoa đã được Bộ GD-ĐT phê duyệt (tối thiểu 10 cuốn/đầu sách) để giáo viên, học sinh tham khảo trong quá trình dạy và học.
Ngoài ra, lãnh đạo Sở GD-ĐT cũng đề nghị các phòng GD-ĐT, các cơ sở giáo dục tiểu học phân tích kết quả khảo sát lớp 3 môn toán, tiếng Việt và kết quả kiểm tra giữa kỳ II lớp 4, 5, tuyệt đối không để xảy ra trường hợp học sinh không nắm vững kiến thức, có giải pháp cụ thể đối với từng nhóm đối tượng.
Theo Sở GD-ĐT TP HCM, kết quả khảo sát là cơ sở quan trọng để hoạch định kế hoạch chuyên môn của giáo dục tiểu học với nhiệm vụ trọng tâm là đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Đồng thời đề nghị nhà trường không dựa vào kết quả học tập của học sinh để đánh giá giáo viên. Cần có các biện pháp cụ thể để khuyến khích giáo viên đổi mới, sáng tạo trong hoạt động dạy và học.
Bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình phổ thông mới không có "F1, F2" So với lớp 1 thì việc triển khai chương trình - sách giáo khoa mới lớp 6 có những khó khăn, thách thức hơn đòi hỏi giáo viên phải tâm huyết, am hiểu chương trình. Đó là khẳng định của ông Nguyễn Hữu Độ - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại "Hội nghị sơ kết bồi dưỡng giáo viên, cán...