Thận trọng với xét tuyển bổ sung
Từ ngày 1-10 đến tháng 12-2022, các trường đại học (ĐH) tuyển không đủ chỉ tiêu đợt 1 sẽ xét tuyển bổ sung.
Ở đợt xét tuyển này, các trường hoàn toàn chủ động về thời gian cũng như phương thức xét tuyển. Do đó, thí sinh tham gia xét tuyển bổ sung phải tìm hiểu kỹ thông tin để đăng ký.
Chỉ tiêu không nhiều
Tính đến 17 giờ ngày 30-9, hạn chót để thí sinh trúng tuyển đợt 1 xác nhận nhập học trên cổng tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, nhiều trường ĐH công lập có tỷ lệ thí sinh nhập học từ 80-100%. Do đó, nhiều trường ở tốp đầu như trường y, các trường thành viên của ĐH Quốc gia TPHCM… hầu như không xét tuyển bổ sung. Những trường còn lại xét tuyển bổ sung với chỉ tiêu rất ít.
Theo TS Nguyễn Trung Nhân, Trưởng Phòng Đào tạo, Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, tỷ lệ thí sinh trúng tuyển làm thủ tục nhập học tại trường đạt 90%. Trường xét tuyển 180 chỉ tiêu cho 8 ngành tại cơ sở TPHCM, sử dụng kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển, mức điểm nhận hồ sơ là 19 điểm. Mỗi ngành từ 10-30 chỉ tiêu.
Tại Phân hiệu Quảng Ngãi, Trường ĐH Công nghiệp TPHCM xét tuyển 140 chỉ tiêu cho 4 ngành với mức điểm xét tuyển từ 20,5-21 điểm (xét điểm học bạ THPT và điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022).
Thí sinh trúng tuyển làm thủ tục nhập học tại Trường ĐH Công nghiệp TPHCM
Trong khi đó, Phân hiệu Vĩnh Long (Trường ĐH Kinh tế TPHCM) xét tuyển 150 chỉ tiêu cho 6 ngành theo 2 phương thức: xét tuyển quá trình học tập theo tổ hợp môn – học bạ (25% chỉ tiêu) và thí sinh có điểm trung bình tổ hợp môn (A00, A01, D01, D07) đăng ký xét tuyển từ 6,5 trở lên; xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT năm 2022 với điểm xét tuyển từ 16 đến 18 điểm, tùy ngành.
Video đang HOT
Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TPHCM) xét tuyển bổ sung 95 chỉ tiêu cho 6 ngành gồm Công nghệ sinh học (30 chỉ tiêu), Kỹ thuật không gian (5 chỉ tiêu), Kỹ thuật môi trường (30 chỉ tiêu), Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông, Kỹ thuật xây dựng, Quản lý xây dựng (cùng xét 10 chỉ tiêu cho mỗi ngành). Điểm xét tuyển các ngành này dao động từ 18-21 điểm. Riêng các chương trình liên kết quốc tế xét tuyển đến 960 chỉ tiêu với điểm xét tuyển là 18 điểm. Trường sử dụng kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển từ nay đến ngày 6-10.
Bên cạnh đó, nhiều trường ĐH tư thục, trường ĐH tốp giữa và trường ĐH địa phương cũng dành từ 500-1.000 chỉ tiêu cho xét tuyển bổ sung.
Thí sinh nên thận trọng
Theo ThS Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM, cũng như những năm trước, nhiều trường vẫn tiếp tục xét tuyển bổ sung nhằm tuyển đủ chỉ tiêu. Tuy nhiên, thí sinh tham gia xét tuyển bổ sung năm nay phải thận trọng và nên quan tâm nhiều thông tin, đó là điểm xét tuyển, chỉ tiêu xét tuyển từng ngành, thời hạn nộp hồ sơ đăng ký và các phương thức cũng như tiêu chí phụ. Do thời gian tuyển sinh năm nay kéo dài nên thời hạn xét tuyển bổ sung của các trường rất ngắn, thường các trường chỉ có 1 tuần để nhận hồ sơ đăng ký.
Với nhiều năm tư vấn tuyển sinh, TS Trần Đình Lý, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TPHCM, chia sẻ: “Thí sinh phải nhờ đến xét tuyển bổ sung vừa có lý do chủ quan vừa có lý do khách quan. Dù sao đi nữa thì xét tuyển bổ sung vẫn là cơ hội để thí sinh trúng tuyển đúng và trúng với năng lực sở trường của mình. Nếu năng lực chưa tới thì không nên bằng mọi giá phải đậu đại học với ngành không phù hợp với sở trường, thế mạnh của mình. Thậm chí, nếu chọn giữa ngành phù hợp bậc cao đẳng hoặc trung cấp và ngành học không phù hợp ở bậc đại học thì cần hết sức cân nhắc”.
Còn theo TS Nguyễn Trung Nhân, việc xét bổ sung, thí sinh cần lưu ý đã xác nhận nhập học trên cổng của bộ nhưng chưa làm thủ tục nhập học tại cơ sở đào tạo trong thời gian quy định thì xem như từ chối nhập học và vẫn có quyền xét tuyển trong các đợt xét tuyển bổ sung.
Tiếp đó, theo quy định, điểm trúng tuyển trong các đợt xét tuyển bổ sung không được thấp hơn điểm trúng tuyển đợt 1, do đó thí sinh cần tham khảo mức điểm trúng tuyển đợt 1 của từng phương thức xét tuyển để quyết định việc có nộp hồ sơ xét tuyển bổ sung vào ngành/trường nào đó hay không. Cuối cùng, thí sinh lưu ý về thời gian xét tuyển bổ sung vì mỗi cơ sở đào tạo có thông báo thời gian các đợt xét tuyển bổ sung khác nhau.
Theo ông Nguyễn Quốc Cường, nguyên chuyên viên tuyển sinh của Cơ quan Đại diện Bộ GD-ĐT phía Nam, thí sinh tham gia xét tuyển bổ sung cần chú ý những quy định như thông tin ngành, trường có xét tuyển bổ sung hay không; điểm thi hoặc điểm trung bình học bạ THPT phải bằng hoặc cao hơn điểm sàn xét tuyển, mốc thời gian xét tuyển của từng trường.
Nếu không tìm hiểu kỹ thông tin, thí sinh sẽ không còn cơ hội. Giữa việc đậu ĐH và chọn ngành phù hợp, thí sinh cũng phải đặc biệt lưu tâm, vì rất nhiều thí sinh bằng mọi giá phải vào ĐH nhưng khi học hết năm nhất mới nhận ra không phù hợp nên bỏ học, ôn để thi lại năm sau.
Ngày 1-10, Bộ GD-ĐT thống kê, trong 620.477 thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống chung, số trúng tuyển chính thức sau đợt 1 là 567.018 thí sinh (trong đó 3.580 trúng tuyển cao đẳng sư phạm).
Tính đến 17 giờ ngày 30-9, có 463.440 thí sinh hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống, đạt tỷ lệ 81,7% so với số thí sinh trúng tuyển.
Những trường chưa tuyển đủ chỉ tiêu sẽ xét tuyển bổ sung từ ngày 1-10 đến tháng 12. Đến ngày 31-12, các trường ĐH sẽ kết thúc công tác tuyển sinh và gửi báo cáo kết quả tuyển sinh năm 2022 về Bộ GD-ĐT.
Nhiều trường đại học thông báo xét tuyển bổ sung năm 2022
Từ số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT cho thấy, vẫn còn trên 100.000 thí sinh trúng tuyển nhưng chưa xác nhận nhập học.
Do đó, nguồn xét tuyển bổ sung vẫn còn dồi dào cho các trường vẫn chưa tuyển đủ chỉ tiêu ở nhiều ngành.
Trường ĐH Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh thông báo tuyển sinh bổ sung 500 chỉ tiêu đại học chính quy cho 9 chuyên ngành thuộc 5 ngành (chương trình chất lượng cao). Ở đợt xét tuyển bổ sung này, nhà trường thực hiện 2 phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT và xét học bạ. Tân sinh viên trúng tuyển vào trường ở đợt xét bổ sung sẽ nhập học muộn hơn nhưng vẫn học chung với thí sinh trúng tuyển đợt 1. Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh cũng là một trong những trường đầu tiên không tăng học phí trong năm học này nhằm chia sẻ khó khăn với phụ huynh và sinh viên.
Trường ĐH Nông lâm TP. Hồ Chí Minh xét tuyển bổ sung 175 chỉ tiêu cho 4 ngành đào tạo hệ đại học ở cơ sở chính, 118 chỉ tiêu cho 5 ngành đào tạo đại học ở Phân hiệu tại Ninh Thuận và 90 chỉ tiêu cho 3 ngành đào tạo ở Phân hiệu tại Gia Lai. Trường nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển bổ sung đến ngày 10/10.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, từ tháng 10 đến tháng 12/2022, cơ sở đào tạo xét tuyển các đợt tiếp theo, cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển và nhập học theo quy định.
Học viện Cán bộ TP Hồ Chí Minh xét tuyển bổ sung 151 chỉ tiêu cho 5 ngành đào tạo bằng 2 phương thức xét học bạ và xét điểm thi tốt nghiệp THPT.
Trường ĐH Tôn Đức Thắng tiếp tục dành hơn 500 chỉ tiêu xét tuyển đợt bổ sung vào các ngành. Thí sinh có nguyện vọng học tại trường đăng ký xét tuyển từ ngày 3 - 8/10...
Trường ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cũng thông báo xét tuyển bổ sung 95 chỉ tiêu ở 6 ngành đào tạo do trường cấp bằng và hơn 900 chỉ tiêu ở 25 ngành đào tạo chương trình liên kết với đại học nước ngoài. Đợt xét tuyển bổ sung này, nhà trường sử dụng phương thức xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Trong khi đó, ở khu vực phía Bắc, nhiều trường ĐH có tỷ lệ sinh viên xác nhận nhập học gần như đạt 100% chỉ tiêu tuyển sinh. Tại Trường ĐH Ngoại thương, PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Quản lý đào tạo cho biết tỷ lệ xác nhận nhập học của nhà trường đạt gần 100% chỉ tiêu.
Tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, PGS. TS Trần Trung Kiên, Trưởng phòng Tuyển sinh cho hay tỷ lệ thí sinh xác nhận nhập học của trường gần 98%. Năm trước là 101%.
TS Trần Khắc Thạc, Phó trưởng Phòng Đào tạo, Trường ĐH Thủy lợi cho biết, tỷ lệ thí sinh trúng tuyển vào trường đã xác nhận nhập học trên hệ thống của Bộ GD&ĐT đạt khoảng 93%, cao hơn so với những năm trước. Những năm trước, tỷ lệ này của trường thường dao động khoảng 85-91%.
Theo quy định trong quy chế tuyển sinh, điểm chuẩn xét tuyển đợt bổ sung không thấp hơn điểm chuẩn xét tuyển đợt 1. Tuy nhiên, theo các chuyên gia cũng chưa thể dự báo được mức điểm chuẩn đợt này bởi còn tùy thuộc vào lượng hồ sơ và điểm của các thí sinh đăng ký xét tuyển.
Khác với đợt 1, trong đợt xét tuyển bổ sung này, thí sinh muốn xét tuyển vào trường nào phải đăng ký trực tiếp với trường đó chứ không qua hệ thống chung. Vì thế, thí sinh cần tìm hiểu kỹ thông tin về chỉ tiêu, điểm "sàn" của các trường, ngành để thực hiện đúng hướng dẫn và yêu cầu của mỗi trường.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, kết thúc đợt 1 xét tuyển đại học, cả nước có 567.018 thí sinh trúng tuyển, trong tổng số 620.477 thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống chung (91,4%); tính đến 17 giờ ngày 30/9, có 463.440 thí sinh hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống (81,7% số thí sinh trúng tuyển).
Như vậy, cả nước vẫn còn khoảng 100.000 chỉ tiêu cần xét tuyển bổ sung. Đây là cơ hội cho những thí sinh chưa trúng tuyển trường nào trong đợt 1. Các năm trước, tỷ lệ xác nhận nhập học tối đa là 63%, riêng năm 2021 chỉ đạt 55,3% thí sinh trúng tuyển nhập học theo phương thức xét điểm tốt nghiệp THPT.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, từ tháng 10 đến tháng 12/2022, cơ sở đào tạo xét tuyển các đợt tiếp theo, cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển và nhập học theo quy định. Trước ngày 31/12, cơ sở đào tạo báo cáo kết quả tuyển sinh năm 2022 về Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT).
Danh sách 88 trường đại học xét tuyển bổ sung Sĩ tử cập nhật danh sách các trường xét tuyển bổ sung tại đây. Danh sách các trường cập nhật thêm: 83. Đại học Gia Định Từ ngày 26 đến 29-9, trường ĐH Gia Định nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung vào 17 ngành học chương trình đại trà và 5 ngành học chương trình tài năng (Công nghệ thông tin, Quản...