Thận trọng dòng tiền vay và cách chọn cổ phiếu
Trong tháng 2, VN-Index chưa thể vượt hẳn vùng 940-950 điểm. Dòng tiền sẽ có sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu, nên chiến lược phù hợp trong giai đoạn này là lựa chọn cổ phiếu kỹ hơn và chưa nên dùng đòn bẩy.
Thị trường chứng khoán thế giới đã chững lại đà tăng do ảnh hưởng từ diễn biến phức tạp có dấu hiệu lan rộng của dịch bệnh Covid-19.
Trong khi đó, chỉ số Shanghai của thị trường chứng khoán Trung Quốc đã có tuần tăng hơn 4% sau khi Chính phủ tung ra hàng loạt biện pháp hỗ trợ tài chính như bơm tiền vào nền kinh tế và hạ lãi suất cơ bản, điều này cũng đã hỗ trợ tích cực tâm lý của nhà đầu tư trong thời gian qua.
Trong trung hạn, nền kinh tế toàn cầu sẽ còn gặp khó khăn khi tình hình sản xuất chưa hồi phục trở lại và mức tăng trưởng GDP dự báo sẽ sụt giảm trong quý II/2020.
Ở chiều ngược lại, thị trường chứng khoán Mỹ có diễn biến tích cực trong thời gian qua, đặc biệt với kết quả kinh doanh tích cực đến từ nhóm cổ phiếu công nghệ, giúp nhóm này duy trì đà tăng xuyên suốt đại dịch.
Đồng thời, số liệu vĩ mô và dự báo của Fed cho thấy, nền kinh tế Mỹ đủ khỏe để không chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 cho nên Fed có thể sẽ không tiếp tục hạ lãi suất trong năm 2020.
Làn sóng dịch chuyển của dòng tiền cũng cho thấy rõ sự phân hóa giữa các thị trường, khối ngoại liên tục bán ròng ở các thị trường chứng khoán mới nổi và thị trường cận biên, trong đó bao gồm cả thị trường chứng khoán Việt Nam.
Lo ngại về sự tăng trưởng của nền kinh tế tại khu vực châu Á là nguyên nhân chủ yếu khiến dòng tiền rút ra khỏi các thị trường châu Á. Đồng thời, tổn thất nặng nề của nhóm ngành hàng không và du lịch giải trí là nhóm chịu áp lực tiêu cực nhất trong thời gian qua.
Ở chiều hướng tích cực, nền kinh tế thế giới đang phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc, vì nơi đây được ví như xưởng gia công của thế giới.
Ngoài cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, chúng tôi đánh giá dịch bệnh Covid-19 sẽ là động lực thúc đẩy mạnh hơn việc dịch chuyển nhà máy sang các khu vực khác, trong đó hưởng lợi chính là tại khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan…
Video đang HOT
Làn sóng dịch chuyển của dòng vốn đã gây khó khăn cho đà tăng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua, mặc dù mức độ ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19 đã có chiều hướng giảm.
Cụ thể là khối ngoại đã bán ròng hơn 2.000 tỷ trong tháng 2/2020 và tập trung bán ròng chủ yếu trên giao dịch khớp lệnh, lượng bán ròng phần lớn chủ yếu tập trung ở cổ phiếu MSN, VIC, NVL…
Ngoài nguyên nhân yếu tố dịch bệnh, tình hình tỷ giá USD/VND tăng cũng là yếu tố khiến khối ngoại bán ròng. Tuy nhiên, chúng tôi đánh giá yếu tố này chỉ tác động ngắn hạn và tác động không mạnh.
Biện pháp kích thích nền kinh tế trong nước cũng là giải pháp để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 6,8% trong năm 2020, trong đó chính sách tiền tệ có thể sẽ là công cụ để giải quyết các bài toán trước mắt như giảm lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tuy nhiên nhà quản lý sẽ phải cân nhắc yếu tố lạm phát.
Chúng tôi nghiêng về kịch bản Ngân hàng Nhà nước sẽ ưu tiên việc giảm lãi suất ở mức vừa phải nhằm hỗ trợ và giảm áp lực từ lạm phát.
Chỉ số VN-Index đã tiến về sát vùng 940 – 950 điểm, đây là vùng cản ngắn hạn khó khăn của chỉ số này.
Nếu khối ngoại tiếp tục bán ròng sẽ khiến tâm lý nhà đầu tư trong nước thận trọng, Chúng tôi đánh giá thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy, chưa thể vượt hẳn vùng 940-950 điểm trong giai đoạn tháng 2/2020.
Đặc biệt, dòng tiền sẽ có sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu, nên chiến lược phù hợp trong giai đoạn này là lựa chọn cổ phiếu kỹ hơn và chưa nên dùng đòn bẩy ở giai đoạn hiện tại.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Phiên 10/2: Áp lực bán mạnh, VN-Index giảm hơn 10 điểm
Phiên giao dịch hôm nay, thị trường chứng khoán Việt Nam lại chịu áp lực chốt lời, VN-Index giảm mạnh mất hơn 10 điểm trong phiên.
Phiên sáng toàn sàn điện tử đỏ rực
Bước vào phiên giao dịch buổi sáng, thị trường chứng khoán Việt Nam nhuốm màu đỏ rực, chỉ số VN-Index ngày sau khi ít phút mở cửa đã lao mạnh xuống mốc 926 điểm, mất đến gần 15 điểm. Đến mốc này lực cầu bắt đáy được đẩy vào một số mã cổ phiếu vốn hoá lớn trong đó có ngân hàng đã giúp VN-Index đảo chiều thu hẹp biên độ giảm. Tuy nhiên, lực cầu hạn chế, lượng cung vẫn đẩy mạnh vào thị trường với mức giá thấp, khiến cho chỉ số không thể lên được tham chiếu mà chỉ đi ngang qua vùng điểm 932 - 934 điểm.
Theo phân tích của một số chuyên gia, thị trường chứng khoán trong điều kiện dịch bệnh corona chưa có chiều hướng thuyên gia, nên nhà đầu tư lướt sóng nhanh, chỉ cần 1 - 2 phiên cổ phiếu tăng giá là họ có thể chốt lời. Phiên hôm nay giới đầu tư trên các sàn chứng khoán trong nước chốt lời sau 2 phiên cuối tuần trước tăng điểm mạnh.
Điểm đáng ghi nhận ở phiên sáng là một số mã VN30 đi ngược thị trường tăng lên có mã ở mức giá trần như: ROS, JVC, CTD, cùng mã nhỏ LMH lên giá trần, còn lại mã VN30 khác đều nằm trong sắc đỏ.
Cụ thể, nhóm bluechip gây áp lực mạnh lên thị trường như: VNM giảm 1,6% xuống 108.400 đồng/CP; MSN giảm 1,2% xuống 49.300 đồng/CP; BVH giảm 3,8% xuống 57.500 đồng/CP; VRE giảm 1,9% xuống 31.400 đồng/CP; BID giảm 2,1% xuống 50.600 đồng/CP; VCB giảm 0,9% xuống 89.200 đồng/CP, ... Thanh khoản tốt nhất sàn với 3,78 triệu đơn vị là STB nhưng để mất 0,9% xuống 11.050 đồng/CP; đứng sau cùng giảm nhẹ là VPB và MBB khớp hơn 2,3 triệu đơn vị...
Như đã nói ở trên, ROS và CTD tăng lên sắc tím, trong đó ROS thanh khoản trên 3 triệu đơn vị, đứng thứ 5 trên HOSE.
Nhóm cổ phiếu ngành dược, cuối tuần trước đã bị chốt lời sau nhiều phiên tăng giá mạnh thì sáng nay lại tích cực tăng giá. Trong đó, TRA lên trần, tăng 6,9% lên 58.800 đồng/CP; JVC tăng trần; DMC tăng 4,4% lên 68.900 đồng/CP; IMP tăng 2,8% lên 55.000 đồng/CP; DHG tăng 2,7% lên 100.000 đồng/CP.
Cổ phiếu LMH của Landmark Holding đã chấm dứt chuỗi 25 phiên giảm sàn liên tiếp, sáng nay đã ngược chiều đi lên sắc tím. Đây là phiên tăng trần thứ 3 liên tiếp, mặc dù cổ phiếu này vẫn đang bị giám sát đặc biệt, đứng giá tại mức 2.500 đồng/CP, khớp 3,69 triệu đơn vị.
Một số mã cổ phiếu thị trường quen thuộc trong đầu tư thì sáng nay đã mất điểm như: FLC, HAI, HQC, ITA, AMD ...
Đóng cửa phiên sáng, sàn HOSE có 107 mã tăng và 221 mã giảm, VN-Index giảm 6,63 điểm xuống 934,12 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 90,6 triệu đơn vị, giá trị hơn 1.500 tỷ đồng, giảm 20,4% về lượng và 32,26% về giá trị so với phiên sáng cuối tuần trước.
Phiên chiều cổ phiếu ngân hàng gây sức ép
Nhóm cổ phiếu bluechip giảm giá mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm.
Bước vào phiên giao dịch buổi chiều, nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn tiếp tục gây sức ép lên chỉ số VN-Index. Trong nhóm VN30 chỉ còn 3 mã tăng, có tới 22 mã giảm giá.
Trong đó, nhóm ngân hàng nới biên độ giảm mạnh. Cụ thể, BID giảm 5% xuống mức thấp nhất ngày 49.100 đồng/CP khớp trên 1,1 triệu đơn vị; VPB cũng đứng thấp nhất ngày mất 3% xuống 24.600 đồng/CP, khớp 4,82 triệu đơn vị; VCB nới biên độ giảm 1,2% xuống 88.900 đồng/CP; TCB giảm 1,4% xuống 21.850 đồng/CP, khớp 1,3 triệu đơn vị; CTG phiên sáng đóng cửa xanh nhạt, chiều đảo chiều mất 1,1% xuống 26.600 đồng/CP, khớp cao nhất sàn với 6,28 triệu đơn vị; MBB khớp đứng thứ 2 trên HOSE với 6,1 triệu đơn vị, cùng giảm 1,9% xuống 21.000 đồng/CP; thanh khoản ngay sau MBB là STB mất 1,79% xuống 10.950 đồng/CP, khớp 5,33 triệu đơn vị; HDB giảm 1,5% xuống 29.500 đồng/CP, khớp 1,23 triệu đơn vị.
Ngoài ra, đánh mất điểm của chỉ số còn có một số bluechip như: VNM, VIC, VHM, VRE, BVH, MWG, PNJ. Trong đó, VNM giảm 1,1% xuống 109.000 đồng/CP; BVH giảm 3,8% xuống còn 57.500 đồng/CP; MWG giảm 2,7% xuống 105.800 đồng/CP; VRE giảm 2,8% xuống 31.100 đồng/CP; VHM giảm 0,9% xuống 86.200 đồng/CP; VIC giảm 0,6% xuống 113.700 đồng/CP; PNJ giảm 1,3% xuống 81.500 đồng/CP ...
Ngược lại, nhóm cổ phiếu VN30 phiên chiều có 2 mã tăng trần ngay từ phiên sáng là CTD và ROS. Trong đó CTD lên 60.700 đồng/CP; ROS lên 8.060 đồng/CP, khớp trên 4,78 triệu đợn vị; GAS tăng 0,93% lên mức giá 86.800 đồng/CP; về mốc tham chiếu là MSN, HPG, SAB, NVL.
Mã thị trường tăng trần có TRA, JVC, LMH. Trong đó, LMH khớp 3,7 triệu đơn vị; tăng tốt còn có DCL tăng 3,7% lên 20.900 đồng/CP; DHG tăng 3,7% lên 101.000 đồng/CP; DMC tăng 2,3% lên 67.500 đồng/CP; IMP tăng 2,4% lên 54.800 đồng/CP; DHT tăng 2,3% lên 49.200 đồng/CP...
Chốt phiên đầu tuần, với 122 mã tăng và 220 mã giảm, VN-Index giảm 10,02 điểm tương đương với tỷ lệ giảm 1,07% xuống 930,73 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 153,97 triệu đơn vị, giá trị 2.752,47 tỷ đồng, giảm 20,7% về khối lượng và 32,7% về giá trị so với phiên cuối tuần trước.
Sàn HNX hôm nay cũng có diễn biến giống HOES. Cả phiên sáng và chiều chỉ số HNX-Index cũng giảm mạnh do nhóm cổ phiếu bluechip. Trong đó, nhóm ngân hàng là tác nhân chính gây áp lực.
Cụ thể, SHB giảm mạnh 4,23% xuống mức thấp nhất ngày 6.800 đồng/CP, thanh khoản cao nhất trên HNX, khớp 10,75 triệu đơn vị; ACB giảm 0,84% xuống 23.600 đồng/CP, khớp 1,27 triệu đơn vị; NVB lấy lại mốc tham chiếu khớp đứng thứ 2 trên HNX với 2,45 triệu đơn vị; PVS giảm 1,83% xuống 16.100 đồng/CP; MBS và NRC cùng giảm sàn.
Ngược lại, VCS tăng mạnh 2,5% và đóng cửa tại mức 73.600 đồng/CP.
Chốt phiên, với 35 mã tăng và 31 mã giảm, HNX-Index giảm 0,94 điểm, tương đương tỷ lệ giảm 0,9% xuống 103,97 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 28,82 triệu đơn vị, giá trị 281,76 tỷ đồng.
Thị trường UPCoM, diễn biến ít biến động trong cả phiên sáng và chiều. Chốt phiên, với 25 mã tăng và 30 mã giảm, UPCOM-Index giảm 0,39 điểm xuống 55,37 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 6,14 triệu đơn vị, giá trị 109,49 tỷ đồng.
Theo Kinhtedothi.vn
Nhóm tư nhân chiếm 44% tổng giá trị vốn hóa của 20 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường Tổng giá trị vốn hóa của các doanh nghiệp tư nhân bao gồm VIC, VHM, MSN, VRE, TCB, VJC, HPG, NVL, MWG đạt 1.193.016 tỷ đồng, tương đương 52 tỷ USD. Ảnh minh họa. Tính đến hết tháng 8/2019, toàn thị trường có 29 doanh nghiệp có vốn hóa trên 1 tỷ USD (~23.000 tỷ đồng) trong đó, tạm tính theo thị giá...