“Thần dược” trong trà xanh đẩy lùi siêu bệnh mà kháng sinh bất lực
Một hợp chất “vàng” tốt cho con người trong trà xanh lại là độc dược với các siêu khuẩn kháng thuốc.
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Surrey (Anh) đã phát hiện epigallocatechin, gọi tắt là ECCG, một hợp chất dồi dào trong trà xanh, có thể là chiếc phao cứu sinh cho loài người trong bối cảnh các “siêu bệnh” ngày càng hoành hành, tức các căn bệnh gây ra bởi vi khuẩn đã tiến hóa thành siêu khuẩn đa kháng thuốc.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Journal of Medical Microbiology.
Ở nghiên cứu này, các nhà khoa học đã lựa chọn aztreonam, một loại kháng sinh chính trong điều trị nhiễm trùng nhưng từ lâu đã dần trở nên vô dụng trước vi khuẩn kháng thuốc, cho kết hợp với ECCG.
Trà xanh chứa hợp chất “vàng” giúp làm sống dậy các kháng sinh cũ, tấn công hiệu quả các siêu khuẩn kháng thuốc
Kết quả bất ngờ, ECCG gần như làm sống dậy những viên thuốc mất tác dụng, tăng hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn lên tới 31% trong những ca nhiễm trùng phổi và nhiễm trùng máu nặng nhất – các bệnh cảnh đã làm chết hàng triệu người khắp thế giới mỗi năm.
Phân tích chuyên sâu cho thấy ECCG khi đi vào cơ thể đã làm các siêu khuẩn kháng thuốc trở nên mềm yếu, do vậy chúng dễ dàng bị kháng sinh tiêu diệt.
Video đang HOT
ECCG là một catechin, tức chất chống oxy hóa phenol tự nhiên. Ngoài trà xanh, ECCG cũng tồn tại với số lượng nhỏ hơn trong trà đen, vỏ táo, mận và hành tây.
Tiến sĩ Jonathan Betts, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết kháng kháng sinh là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu.
Các giải pháp tự nhiên đang là thứ mà các nhà khoa học hướng tới bởi theo nhiều chuyên gia, dù con người giỏi tới đâu thì tốc độ phát minh ra kháng sinh mới sẽ luôn chậm hơn tốc độ các mầm bệnh thông thường tiến hóa thành siêu bệnh kháng thuốc.
A. Thư
Theo The Telegraph/nguoilaodong
Chống bụi mịn từ thực phẩm hằng ngày
Bổ sung các thực phẩm tốt cho phổi có thể giúp bạn chống lại phần nào các tác hại từ bụi mịn gây ra.
Trong những ngày qua, tình trạng bụi mịn tấn công TP.HCM đang diễn ra ở mức báo động. Chỉ số AQI (viết tắt của Air Quality Index, có nghĩa là chỉ số chất lượng không khí cho biết tình trạng ô nhiễm không khí và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người) đo được từ các trạm quan trắc chất lượng không khí (đo nồng độ bụi PM 2.5) AirVisual (mỹ) chỉ số AQI chung ở TP.HCM vào sáng 23-9 là 128. Chỉ số này cảnh báo công chúng nói chung và những người nhạy cảm nói riêng có nguy cơ bị kích ứng và dễ mắc các vấn đề hô hấp.
Đáng chú ý, phần mềm này cảnh báo mức độ tiếp xúc bụi PM 2.5 tại TP.HCM tại hai vị trí ở nhà và ngoài trời cũng vượt khuyến cáo (10,0 g/m3). Cụ thể, ở nhà là 16 g/m3, ngoài trời là 26 g/m3. Trả lời trên PLO, TS chuyên ngành y tế công cộng Trần Ngọc Đăng, giảng viên ĐH Y dược TP.HCM, cho biết bụi mịn PM 2.5 này vô cùng nguy hiểm bởi chúng có khả năng đi sâu vào cơ thể, ảnh hưởng tới hệ hô hấp, tim mạch và não bộ.
Những hạt bụi này khi đi vào cơ thể sẽ gây ra hàng loạt bệnh tật, nhất là tình trạng lá phổi luôn bị quá tải vì quá nhiều bụi bẩn tích tụ lại. Do đó, cùng với việc bảo vệ hệ hô hấp bằng khẩu trang khi đi ra ngoài trời, chúng ta cũng cần làm sạch phổi thông qua những thực phẩm hàng ngày. Tờ Health đã thống kê một số thực phẩm có thể giúp làm sạch phổi như:
Tỏi: Tỏi có nhiều đặc tính chống viêm khác nhau cùng với hàm lượng allicin cao. Điều này giúp chống nhiễm trùng và giảm viêm. Tỏi cũng được nhiều người coi là có hiệu quả trong việc cải thiện bệnh hen suyễn và có thể giúp giảm nguy cơ ung thư phổi.
Tỏi có tác dụng chống viêm, giúp làm giảm nguy cơ ung thư phổi. Ảnh: Internet
Gừng: gừng sẽ giúp làm sạch phổi của bạn nhờ đặc tính chống viêm của nó. Bạn có thể uống trà gừng, thêm gừng vào các món ăn khác nhau hoặc nhai một mẫu gừng nhỏ trước khi dùng bữa ăn. Điều này giúp cơ thể tiêu hóa tốt và loại bỏ được nhiều độc tố khỏi đường hô hấp.
Bưởi: Health cho hay loại quả này rất hữu hiệu trong việc làm sạch lá phổi của bạn vì nó chứa rất nhiều khoáng chất hỗ trợ phổi và vitamin. Nếu phổi của bạn đã bị tác động bởi các chất gây ung thư, bưởi sẽ có tác dụng hỗ trợ ngăn chặn các tác động đó.
Rau họ cải: Tất cả loại rau có nguồn gốc từ họ cải bắp như bông cải xanh và súp lơ... chứa rất nhiều chất chống ôxy hóa. Những thứ này có tác dụng làm sạch cơ thể, bao gồm cả phổi của bạn khỏi độc tố.
Trà xanh: Trà xanh chứa nhiều chất chống ôxy hóa có thể giúp giảm tình trạng viêm phổi. Những hợp chất này thậm chí có thể bảo vệ mô phổi khỏi tác hại của việc hít phải khói thuốc. Một nghiên cứu gần đây liên quan đến hơn 1.000 người lớn ở Hàn Quốc cho thấy những người uống ít nhất hai tách trà xanh mỗi ngày có chức năng phổi tốt hơn so với những người không uống.
Hoa quả, rau củ giàu vitamin A, D, E, C: Đây là các chất chống ôxy hóa giúp cho phổi khỏe mạnh hơn. Các vitamin này thường được biết đến giúp đẹp da nhưng nó cũng rất hữu ích cho lá phổi. Vitamin A có nhiều trong thực phẩm có màu đỏ, cam như cà rốt, đu đủ, cà chua, ớt chuông... chúng chứa các chất chống ôxy hóa và ngăn ngừa nguy cơ gây ung thư phổi. Còn Vitamin C giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, chống lại những bệnh nhiễm trùng phổi, chúng có nhiều trong cam, táo, ổi, chanh, rau xanh... Vitamin E có nhiều trong các loại hạt, mầu lúa mì, dầu ôliu... cũng có tác dụng chống ôxy hóa, bảo vệ màng tế bào, tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ viêm phổi.
Thuốc lá là nguyên nhân khiến tình trạng phổi trở nên trầm trọng hơn. Ảnh: Internet
Không hút thuốc lá: Ngoài ra Health cũng lưu ý để bảo vệ phổi, người dân cần loại bỏ thói quen hút thuốc lá, bởi chất nicotine và hàng loạt hóa chất khác có trong thuốc lá là nguyên nhân khiến người hút và những người hít phải khói thuốc đối mặt với nguy cơ viêm phổi, lao, ung thư phổi rất cao...
Như vậy, ngoài việc bảo vệ môi trường chống lại tình trạng bụi mịn, người dân cần tăng cường lối sống lành mạnh và cung cấp các thực phẩm tốt cho hệ hô hấp và phổi.
HẠ QUYÊN
Theo PLO
10 thực phẩm nên tránh khi uống thuốc vì sinh ra độc tố gây hại Có một số loại thực phẩm mà bạn không nên sử dụng khi đang uống thuốc, bởi chúng có thể làm giảm hiệu quả của thuốc, thậm chí còn sinh ra các độc tố và tác dụng phụ khác. Việc tiêu thụ thực phẩm chua hoặc đồ uống có chứa nhiều axit cũng có thể hạn chế sự hấp thu của thuốc khi...