“Thần đồng” Đỗ Nhật Nam được tuyển sinh sớm vào ĐH danh tiếng Mỹ
Đại học Pomona – top 6 trường Liberal Art College (giáo dục khai phóng) của Mỹ – vừa có thư chấp thuận tuyển sinh sớm với “thần đồng” Đỗ Nhật Nam (sinh năm 2001). Em cũng nhận được học bổng 71.900 USD/năm từ ngôi trường này.
Chia sẻ với PV Dân trí sáng 17/12, chị Phan Hồ Điệp, mẹ “thần đồng” Đỗ Nhật Nam cho hay, Đại học Ponoma (Mỹ) có hai đợt tuyển sinh trong năm. Trong đó, đợt tuyển sinh sớm rơi vào tháng 12/2018 và tuyển sinh thường vào tháng 3/2019. Đỗ Nhật Nam được nhập học sớm vào trường trước 3 tháng, khiến gia đình rất hạnh phúc.
Được biết, đây là ngôi trường hơn 130 tuổi, ở tiểu bang California. Cùng với Stanford University, California Institute of Technology…, trường được đánh giá là đại học tư thục phi lợi nhuận nổi tiếng thế giới.
Theo US News, ở Pomona, cứ 8 người học sẽ có một giảng viên. Điều này sẽ tạo thuận lợi không nhỏ cho Nhật Nam sau khi theo học.
Mẹ Nhật Nam cho biết, khoảng 8h20 phút sáng 15/12, con gửi hình ảnh thư chúc mừng của Trường ĐH Ponoma, chấp nhận tuyển sinh sớm với Đỗ Nhật Nam. “Chúc mừng Nam! Chúng tôi đã nhận được hồ sơ của bạn và câu trả lời của chúng tôi là: “Yes!” và số tiền mà Nam được nhận: 71.900$/năm”, bức thư viết.
Đỗ Nhật Nam vừa được chấp thuận nhập học sớm vào đại học danh tiếng Mỹ.
“Được biết, đây là trường đã mua vé máy bay mời em đến thăm để cùng dự các hoạt động của sinh viên, để gặp gỡ nói chuyện với thầy cô vào tháng 11/2018 vừa qua.
Đợt đó, em được đi thăm nhiều trường nhưng khi ra về, em đã quyết định, mình nhất định sẽ trở thành sinh viên của trường này. Vì chỉ nộp hồ sơ vào duy nhất trường này nên Nam vô cùng căng thẳng”, chị Phan Hồ Điệp chia sẻ.
Theo gia đình, năm nay tỉ lệ chấp thuận cho sinh viên vào trường rất thấp nên em cũng lo. Tuy nhiên, bằng tất cả những nỗ lực có được, Nhật Nam đã được chấp thuận vào trường sớm 3 tháng. Và người đầu tiên được em báo tin vui là mẹ.
Theo Nhật Nam, kết quả này bù cho bao nhiêu giọt nước mắt mẹ đã rơi vì em từ ngày em đi học xa đến giờ. “Quả thực, từ khi Nam sang Mỹ học, tôi khóc âm thầm thì nhiều nhưng khóc trước mặt con, chỉ có 3 lần.
Video đang HOT
Lần một, đó là khi tôi đi thăm con và về đến Việt Nam, bật màn hình lên, muốn ôm con vào lòng mà không thể. Lúc đó, tôi khóc tu tu như gió như mưa.
Lần hai, là lúc kết thúc năm học thứ nhất, con cho mẹ xem những bằng khen con đạt được trong một năm đầy gian khó. Và lần ba, là lúc Nam báo tin vào đại học”, chị Điệp xúc động nói.
Cũng theo gia đình, những gì Nam đạt được, quá bé nhỏ so với nhiều nhiều bạn khác. Mùa tuyển sinh đại học Mỹ, có nhiều em ở nhiều nơi khác nhau được vào các trường với số tiền học bổng cao “ngất ngưởng”. Các em đó thực sự xuất chúng.
Điều hạnh phúc nhất với gia đình là từ nay, em thực sự thành “người lớn”. Và quan trọng, em được gắn bó với ngôi trường mà mình đã rất yêu thích.
Gia đình Đỗ Nhật Nam.
Tuy nhiên, theo mẹ Nhật Nam, thành người lớn, em phải nhớ ba điều:
Tự chịu trách nhiệm cho bản thân: Đừng đổ lỗi cho ai nếu có sai lầm, đừng mong đợi ai đó sẽ gánh thay mình phần trách nhiệm.
Thứ hai, đưa ra những quyết định độc lập: Điều này thì Nam đã đang làm tốt và Nam sẽ tiếp tục làm vậy. Đưa ra quyết định về con đường học vấn, sự nghiệp, về nơi mình sống, về người mình yêu. Nhưng Nam đừng sợ, không phải ai cũng dễ dàng ra quyết định đúng ngay từ đầu. Thông thường đến năm 30 tuổi người ta mới định vị được bản thân và quyết định cũng vì thế mà chính xác hơn.
Và cuối cùng, Nam độc lập về mặt tài chính: “Mẹ tin chắc Nam sẽ biết cách chi tiêu hợp lý, không chạy theo những đồ xa xỉ, biết tích lũy và cả biết đầu tư khi cần. Những điều này mẹ dốt nhất, đến tận giờ này mẹ vẫn học không xong và mẹ mong Nam tránh được lối mòn của mẹ”, mẹ Nhật Nam nhắn gửi con.
Chia sẻ thêm về con trai, chị Điệp cho hay: “Có lần Nam đã nói với tôi, mẹ ơi, khi người ta làm khóa thì chắc chắn đã làm cả chìa. Chỉ có điều, mình cần tìm ra chìa đó. Mọi việc đều sẽ “mở” thôi mẹ ạ.
Ừ hành trình ngàn dặm bắt đầu từ một bước chân. Mong Nam cũng như muôn vàn bạn trẻ có đam mê, có khát vọng khác sẽ bắt đầu từ những bước chân bé nhỏ mà vững chắc”.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam: Học sinh học Tiếng Anh quá nhiều, bị lẫn và không thể nói Tiếng Việt do cách dạy con chưa đúng
Thấy con bập bẹ nói và hát theo các video clip Tiếng Anh trên Youtube, cha mẹ tưởng rằng đây là một cách học ngoại ngữ hiệu quả, nhưng thực chất trẻ chỉ bắt chước thụ động chứ không hiểu được bản chất vấn đề, sự vật và hiện tượng nếu không có sự dạy dỗ giải thích của người lớn.
Hiện nay sư tiên bô vươt bâc cua cuôc cach mang công nghê sô đang lam thê giơi không con nhiêu trơ ngai khoang cach đia ly như trươc. Điều này giup kêt nôi cac trung tâm tri thưc trên hanh tinh lai thanh môt mang lươi toan câu và mở ra cơ hội làm việc công bằng cho tất cả mọi công dân trên thế giới. Tại thế giới ấy, ngôn ngữ trở thành tấm vé thông hành mà tất cả mọi người đều muốn có được cho bản thân và con em mình.
Toan câu và mở ra cơ hội làm việc công bằng cho tất cả mọi công dân trên thế giới (Ảnh minh hoạ)
Tuy vậy, thời gian qua, mạng xã hội đang truyền nhau chia sẻ một đoạn video phóng sự về hiện tượng rối loạn ngôn ngữ ở học sinh. Phóng sự đưa ra một số trường hợp học sinh gặp khó khăn khi sử dụng tiếng Việt, thậm chí sử dụng tiếng Anh nhiều hơn tiếng Việt. Ban đầu, nhiêu phu huynh con thây tư hao vi cho rằng con minh co năng khiêu ngoai ngư, du nói tiếng Việt chậm hơn một chút cũng chẳng sao. Thế nhưng phai đơi đên khi tre 4 - 5 tuổi, nhiêu gia đinh mới nhận ra sư bất thường khi con mình gặp những chướng ngại lớn trong giao tiếp, không thể diễn tả được những gì mình muốn nói dù bằng tiếng Việt hay tiếng Anh.
Trường hợp tre bi rôi loan ngôn ngư như trên không phai la hiếm. Như tai Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Tâm lý - Giáo dục, trong 2 năm vưa qua, mỗi tháng đơn vi nay phai tiếp nhận trung bình 50 trẻ đươc bô me đưa đên để nhận tri liêu. Thương phai mât tư 2 đên 3 năm tập luyện, kha năng ngôn ngư cua tre mơi đươc cải thiện.
Hiện tượng trẻ bị rối loạn ngôn ngữ phải đi trị liệu ngày càng nhiều. Ảnh: Huyên Nguyễn
Môt trong nhưng tác nhân hàng đầu gây nên chứng rôi loan ngôn ngư ở tre em thời nay là do bố mẹ phó mặc cho con cái tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá sớm và quá nhiều. Thay vì là một công cụ giải trí, nhiêu bâc phu huynh lai coi đây la ban, thâm chi la ngươi bao mâu đê hang ngay trông nom con minh ma quên mât răng ở độ tuổi bắt đầu hình thành khả năng ngôn ngữ, trẻ cần nhất là sự đối thoại giao tiếp tự nhiên.
Thấy con bập bẹ nói và hát theo các video clip tiếng Anh trên Youtube, cha mẹ tưởng rằng đây là một cách học ngoại ngữ hiệu quả, nhưng thực chất trẻ chỉ bắt chước thụ động chứ không hiểu được bản chất vấn đề, sự vật và hiện tượng nếu không có sự dạy dỗ giải thích của người lớn.
Trong buổi lễ "Công bố chương trình giáo dục tiếng Anh Monkey Stories về chủ quyền biển đảo Việt Nam và chương trình Toán tiếng Anh chuẩn Mỹ Monkey Math" diễn ra vào ngày 14/11, một số khách mời tham dự đã bày tỏ quan điểm về hiện tượng rối loạn ngôn ngữ cũng như vai trò của thiết bị điện tử, phần mềm tiếng Anh trong quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Các khách mời tham gia chương trình.
Chị Phan Hồ Điệp - mẹ của Thần đồng Đỗ Nhật Nam, cho rằng có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng loạn ngôn ngữ ở trẻ chứ không phải chỉ do các thiết bị điện tử. Nó có thể là do bạn để con dùng thiết bị điện tử triền miên mà không quản lý về thời gian. Nó cũng có thể là do những người xung quanh sử dụng tiếng Anh chêm tiếng Việt quá nhiều, không có sự nhất quán, khiến trẻ không biết được vào từng tình huống phải sử dụng từ ngữ nào. Bố mẹ quá tập trung vào dạy từ vựng cấu trúc tiếng Anh mà không dạy bé phát triển vốn từ tiếng Việt cũng là một trong số những nguyên nhân...
Chị Phan Hồ Điệp - mẹ của Thần đồng Đỗ Nhật Nam
"Các vị phụ huynh đừng nên quá sợ việc cho con sử dụng các app, các phần mềm bởi nó chỉ là phần rất nhỏ trong chuỗi hoạt động trong một ngày của các con nếu bố mẹ biết điều chỉnh phù hợp. Điều quan trọng nhất đối với một đứa trẻ vẫn là những hoạt động trải nghiệm, vui chơi và có sự tương tác về mặt tình cảm đối với cha mẹ. Nếu làm được điều đó, bạn hoàn toàn có thể tự tin về sự phát triển bình thường của con mình", chị Điệp chia sẻ.
Cũng có mặt trong buổi lễ là Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết - tổng chủ biên SGK phổ thông mới, Nguyên phó chủ nhiệm uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, thanh niên, thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Ông cho rằng thiết bị điện tử và youtube là những phương tiện đắc lực phục vụ cho việc học tiếng Anh cũng như phát triển trí tuệ của trẻ. Tuy nhiên điều quan trọng nhất vẫn là đảm bảo được môi trường ngôn ngữ cân bằng giữa tiếng Anh và tiếng Việt cho các em. Bố mẹ cần xác định rõ giai đoạn phù hợp để trẻ tiếp xúc với tiếng Anh, tốt nhất là khi trẻ đã có nền tảng cơ bản nhất định về Tiếng Việt.
Theo Helino
Mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam và sự nhức nhối về hai lần lỡ "động thủ" với con "Nếu hỏi bất cứ bố mẹ nào, tôi tin câu trả lời không nên đánh trẻ. Thế nhưng khi ức chế quá, nhiều người vẫn "động thủ". Bản thân tôi đã hai lần đánh con. Câu chuyện đã nhiều năm nhưng hằng đêm vẫn trở về trong tôi nhức nhối". Đó là chia sẻ của chị Phan Hồ Điệp, mẹ "thần đồng" Đỗ...