Tham vọng của Trung Quốc đã biến ĐNÁ thành thùng thuốc súng
Hoạt động hiện đại hóa lực lượng hải quân của các nước Đông Nam Á được bắt đầu vào những năm 1980 với chi tiêu quốc phòng chiếm 11% trên tổng số toàn cầu. Con số này nhanh chóng tăng lên 20% vào năm 1995 trong khi chi tiêu toàn khu vực Đông Á hiện chiếm 24% trên toàn cầu”
Sự trỗi dậy của Trung Quốc bị xem là đáng ngại
Sự trỗi dậy của Trung Quốc như một thế lực thống trị mới trong khu vực và trên thế giới không chỉ là thách thức đối với Mỹ và Đông Á, mà còn cho cả Nga. Các vấn đề bất ổn chính trị, tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia với Trung Quốc, cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước và sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc có thể trở thành những mối đe dọa mới cho Moscow.
“Trong bối cảnh các cuộc xung đột khu vực đang có dấu hiệu gia tăng trong những năm gần đây, các nước Châu Á – Thái Bình Dương đang tìm cách mở rộng quy mô cũng như hiện đại hóa quân đội của chính mình”, Bà Anna Kireeva thuộc Viện quan hệ quốc tế Moscow cho biết.
“Hoạt động hiện đại hóa lực lượng hải quân của các nước Đông Nam Á được bắt đầu vào những năm 1980 song song với sự gia tăng chi tiêu quốc phòng, từ 11% trên tổng số toàn cầu vào những năm 1980 nhanh chóng tăng lên 20% vào năm 1995. Trong khi đó, chi tiêu quốc phòng khu vực Đông Á hiện chiếm 24% trên toàn cầu”, bà cảnh báo.
Theo Viện Ngiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, từ năm 1980 đến năm 2012, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc tăng 750%, từ 18 tỉ USD đến 157 tỉ USD. Trong năm 2013, ngân sách quốc phòng Trung Quốc đạt kỷ lục khi chi tới 188 tỉ USD.
“Đông Nam Á ngày càng trở nên quan trọng đã tạo điều kiện cho Nga đa dạng hóa các mối quan hệ chính trị và kinh tế. Và việc các nước này gia tăng chi phí quốc phòng thể hiện sự cẩn trọng trong mối quan hệ đối ngoại với các quốc gia láng giềng”, bà Kireeva nói.
Trong khi đó, ông Pert Topychkanov thuộc Trung tâm nghiên cứu Moscow lại cảnh báo về mối nguy của vũ khí hạt nhân. Ông cho rằng sự phát triển của các chương trình hạt nhân ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương là đại diện cho hai mối đe dọa cơ bản đó là sự mở rộng vũ khí hạt nhân giữa các nước và nguy cơ chiếm hữu vũ khí của các tổ chức khủng bố.
“Nếu sự phân chia thế giới tiếp tục phát triển, Nga, Mỹ và Trung Quốc sẽ không đủ khả năng phòng thủ trước số lượng lớn đầu đạn tên lửa với công nghệ hiện đại, trong trường hợp đó, nguy cơ xung đột vũ trang trong khu vực sẽ leo thang và dẫn đến chiến tranh”, ông Topychkanov đề cập đến những thách thức của việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) trong khu vực.
Ông kết luận, cuộc chạy đua vũ trang của các nước ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang tạo nên một mối nguy cho an ninh không chỉ riêng khu vực này, mà bao gồm cả Nga, Mỹ và toàn thế giới.
Theo NTD/Russia Direct
Ấn Độ cường quốc quân sự thế giới
Ấn Độ được xếp vào bộ ba thứ hai về tiềm lực quân sự (bộ ba thứ nhất dĩ nhiên gồm Mỹ, Trung Quốc và Nga) cùng Bắc Triều Tiên và Ixrael.
1. Một số nét chung về Quân đội Ấn Độ
Các chuyên gia quân sự thế giới xếp Ấn Độ vào bộ ba thứ hai về tiềm lực quân sự (bộ ba thứ nhất dĩ nhiên gồm Mỹ, Trung Quốc và Nga) cùng với Bắc Triều Tiên và Ixrael. Binh lính Ấn Độ có trình độ huấn luyện, kỹ năng tác chiến tốt và tinh thân chiến đấu cao.
Do các đặc điểm về sắc tộc- tôn giáo và dân số đông nên Ấn Độ (cũng như Pakistan) không thể tuyển quân theo chế độ nghĩa vụ mà tuyển lính theo phương thức hợp đồng (lính nhà nghề).
Ấn Độ - cường quốc quân sự thế giới
Ấn Độ là nước nhập khẩu vũ khí quan trọng nhất của Nga, có mối quan hệ hợp tác kỹ thuật- quân sự chặt chẽ với Pháp và Anh và trong thời gian mới đây là Mỹ, Ixrael. Bên cạnh đó, Ấn Độ có một tổ hợp công nghiệp quốc phòng mạnh, về mặt lý thuyết có thể thiết kế, chế tạo và sản xuất vũ khí và trang bị kỹ thuật tất cả các chủng loại, kể cả vũ khí hạt nhân và phương tiện mang.
Tuy nhiên, các mẫu vũ khí được thiết kế và sản xuất tại Ấn Độ (như xe tăng " Ạrjun", máy bay tiêm kích " Tejas", máy bay lên thẳng "Dhruv" và v.v" thường có tính năng kỹ- chiến thuật không cao và việc thiết kế chế tạo chúng thường kéo dài hàng chục năm.
Chất lượng lắp ráp vũ khí- trang thiết bị kỹ thuật theo giấy phép của nước ngoài cũng thấp, chính vì vậy mà Không quân Ấn Độ có tỷ lệ các vụ tai nạn máy bay thuộc diện cao nhất trên thế giới. Mặc dù vậy, Ấn Độ có đầy đủ các điều kiện cần thiết để giành vị trí một trong các siêu cường ngay trong thế kỷ XXI này.
Binh lính Ấn Độ diễu binh trong Ngày Công hòa tại New Deli .Ảnh Kevin Frayer/AP
2. Thực lực Lực lượng vũ trang Ấn Độ
Lục quân
Video đang HOT
Lục quân Ấn Độ có Bộ Tư lệnh huấn luyện (trụ sở tại thành phố Shimla) và 06 Bộ Tư lệnh lãnh thổ (có thể gọi là quân khu) gồm: Bộ Tư lệnh Trung tâm, Bộ Tư lệnh hướng Bắc, Bộ Tư lệnh hướng Tây, Bộ Tư lệnh hướng Tây-Nam, Bộ Tư lệnh hướng Nam và Bộ Tư lệnh hướng Đông.
Ngoài ra, trực thuộc Bộ Tham muưu Lục quân còn có Lữ đoàn đổ bộ đường không số 50, 2 trung đoàn tên lửa đạn đạo tầm trung " Agni", 01 trung đoàn tên lửa chiến dịch- chiến thuật " Prithvi" và 04 trung đoàn tên lửa có cánh "Brahmos".
Bộ Tư lệnh Trung tâm có 01 quân đoàn - Quân đoàn số 1. Trong biên chế của Quân đoàn này có các sư đoàn bộ binh, bộ binh sơn cước, tăng -thiết giáp, pháo binh, các lữ đoàn pháo binh, phòng không và công binh.
Hiện nay Quân đoàn số 01 đang được cử sang phối thuộc với Bộ Tư lệnh Tây- Nam, chính vì vậy mà Bộ Tư lệnh Trung Tâm hiện không có lực lượng tác chiến trong biên chế.
Bộ Tư lệnh hướng Bắc có 03 quân đoàn - đó là các Quân đoàn số 14, số 15 và số 16. Trong biên chế của mỗi quân đoàn này có 5 sư đoàn bộ binh, 02 sư đoàn sơn cước và 01 lữ đoàn pháo binh.
Bộ Tư lệnh hướng Tây có 03 quân đoàn- số 2, số 9 và số 11. Trong các quân đoàn có 01 sư đoàn tăng-thiết giáp, 06 sư đoàn bộ binh, 4 lữ đoàn tăng-thiết giáp, 01 lữ đoàn bộ binh cơ giới, 01 lữ đoàn công binh và 01 lữ đoàn phòng không.
Bộ Tư lệnh hướng Tây-Nam có 01 sư đoàn pháo binh, 01 quân đoàn (số 01 - từ Bộ Tư lệnh Trung tâm như đã nói ở trên) phối thuộc và Quân đoàn số 10 với các sư đoàn bộ binh và các lữ đoàn tăng-thiết giáp, phòng không và công binh.
Bộ Tư lệnh hướng Nam có 01 sư đoàn pháo binh và 02 quân đoàn bộ binh-số 12 và số 21. Trong biên chế của các quân đoàn này có 01 sư đoàn tăng- thiết giáp, 01 sư đoàn tăng-thiết giáp, 03 sư đoàn bộ binh, các lữ đoàn tăng-thiết giáp, bộ binh cơ giới , pháo binh, phòng không và công binh.
Bộ Tư lệnh hướng Đông có 01 sư đoàn bộ binh và 03 quân đoàn (số 1, số 4 và số 33) , mỗi quân đoàn có 03 sư đoàn sơn cước.
Điều đáng chú ý trong cơ cấu Lục quân Ấn Độ là đại bộ phận tiềm lực tên lửa- hạt nhân của Ấn Độ thuộc quyền kiểm soát của Lục quân. Có 02 trung đoàn ( mỗi trung đoàn 8 bệ phóng) tên lửa đạn đạo tầm trung "Agni". Tất cả có khoảng 80 đến 100 quả tên lửa "Agni-1"( tầm bắn 1.500 km), và 20 đến 25 "Agni-2" (tầm bắn 2.000 đến 4.000 km) .
Lục quân Ấn Độ còn có 01 trung đoàn tên lửa chiến dịch-chiến thuật " Ptithvi" (tầm bắn 150km) duy nhất với 12 tổ hợp phóng. Tất cả các tên lửa đạn đạo nói trên đều do Ấn Độ thiết kế và sản xuất - chúng có thể mang đầu tác chiến thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân.
Mỗi một trung đoàn tên lửa có cánh "Brahmos" (hợp tác với Nga sản xuất) có từ 4 đến 6 tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn có 3 đến 4 tổ hợp phóng. Tổng số tổ hợp phóng tên lửa có cánh "Brahmos" bố trí trên mặt đất của Ấn Độ vào khoảng 72 ." Brahmos" có lẽ là loại tên lửa đa chức năng nhất trên thế giới bởi vì nó có thể được tranh bị cho không quân (phương tiện mang chúng là máy bay tiêm kích- ném bom Su-30) và cả hải quân ( nhiều kiểu tàu ngầm và tàu nổi) .
MiG-27 của Không quân Ấn Độ. Ảnh: Adnan Abidi / Reuters
Lục quân Ấn Độ có một lực lượng xe tăng rất mạnh. Có 124 xe tăng "Arjun" tự sản xuất (sẽ có thêm 124 chiếc nữa), 907 chiếc xe tăng hiện đại nhất của Nga T-90 (sẽ sản xuất thêm 750 chiếc nữa tại Ấn Độ theo giấy phép của Nga), 1.414 chiếc T-72 M Xô Viết đã được hiện đại hóa ngay trên lãnh thổ Ấn Độ.
Ngoài ra, còn có 715 chiếc T-55 và 1.100 chiếc "Vijayanta" (chế tạo theo mẫu xe tăng Anh "Vickers" ) do Ấn Độ tự sản xuất đang được niêm cất.
Khác với xe tăng, các loại xe bọc thép khác của Lục quân Ấn Đô nhìn chung đã tương đối lạc hậu. Có 255 xe trinh sát- tuần tiễu bọc thép Xô Viết BRDM -2, 100 ô tô bọc thép do Anh sản xuất " Ferret", 700 xe BMP ( xe chiến đấu bộ binh) BMP-1 và 1.100 chiếc BMP-2 ( theo kế hoạch sẽ sản xuất thêm tại Ấn Độ 500 chiếc ), 700 BTR (xe vận tải bọc thép) OT-52 và OT-64 do Tiệp Khắc sản xuất, 165 xe ô tô bọc thép "Casspir" doNam Phi sản xuất, 80 xe BTR FV432 do Anh sản xuất.
Trong tất cả các xe thiết giáp vừa kể trên thì chỉ có BMP-2 được coi là tương đối hiện đại. Ngoài ra, Lục quân Ấn Độ còn có 200 chiếc BTR-50 đã rất cũ và 817 chiếc BTR-60 đang được niêm cất bảo quản tại các kho.
Phần lớn pháo của Ấn Độ cũng đã tương đối lạc hậu. Ấn Độ có 100 tổ hợp pháo tự hành "Catapulta" nội địa ( pháo 130 ly M-46 trên khung gầm xe tăng "Vijayanta"; còn 80 tổ hợp như vậy đang được bảo quản), 80 tổ hợp "Abbot" của Anh ( 105 ly), 110 tổ hợp 2S1 Xô Viết ( 122 ly).
Lực lượng pháo kéo gồm hơn 4.300 khẩu đang trực chiến, gần 3.000 khẩu đang niêm cất. Súng cối - gần 7.000 khẩu. Nhưng Ấn Độ không có các loại súng cối hiện đại. Về tên lửa phản lực bắn dàn - có 150 BM-21 Xô Viết ( 122 ly), 80 tổ hợp "Pinaka" (214 ly) tự sản xuất, 62 "Smerch" Nga sản xuất (300 ly).
Trong tất cả các hệ thống pháo mà Ấn Độ sở hữu, chỉ có các tổ hợp pháo phản lực bắn dàn "Pinaka" và "Smerch" được coi là tương đối hiện đại.
Trong trang bị của Lục quân Ấn Độ còn có 250 tổ hợp tên lửa chống tăng vác vai "Kornet" do Nga sản xuất , 13 tổ hợp tên lửa chông tăng tự hành "Naminka" (tên lửa chống tăng "Nag" do Ấn Độ sản xuất đặt trên khung gầm xe BMP-2).
Còn có khoảng vài nghìn tên lửa chống tăng vác vai "Milan" của Pháp, "Maliutka", " Konkurs", "Fagot" và "Shturm" do Liên Xô hoặc Nga sản xuất.
Mói đây nhất, ngày 25/10/2014 Hội đồng mua vũ khí thuộc Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã thông báo về việc Ấn Độ s mua tên lửa chống tăng "Spike" của Ixrael ("Javelin" của Mỹ cũng tham gia đấu thầu - khi giải thích về lý do mua "Spike", một quan chức Ấn Độ không ngần ngại tuyên bố là "Spike" của Ixrael tốt hơn " Javelin" của Mỹ).
Tổng số vũ khí dự định mua của Ixrael lần này sẽ là 8.356 tên lửa chống tăng, 321 bệ phóng và 15 phương tiện huấn luyện (tổng giá trị hợp đồng là 525 triệu đô la) Phòng không Lục quân có 45 đại đội (180 bệ phóng) tên lửa phòng không Xô Viết "Kvadrat", 80 tổ hợp tên lửa phòng không Xô Viết "Osa", 400 "Strela-1", 250 "Strela-10", 18 " "Spider" của Ixrael, 25 " Tigercat" của Anh.
Trong trang bị của Lực lượng phòng không Lục quân còn có 620 tổ hợp tên lửa phòng không vác vai "Strela-2" và 2.000 " Igla-1", 92 "Tunguska" của Nga, 100 hệ thống phòng không Xô Viết ZSU-23-4" Shilka", 2.720 pháo phòng không (800 pháo ZU-23 Xô Viết, 1920 L40/70 của Thụy Điển. Trong toàn bộ vũ khí phòng không của Ấn Độ hiện nay thì các loại hiện đại nhất là "Spider" và "Tunguska", loại tương đối hiện đại là "Osa", " Strela-1" và " Igla-1".
Không quân Lục quân có 300 máy bay lên thẳng, gần như tất cả đều do Ấn Độ tự sản xuất .
Khôngquân
Không quân Ấn Độ có 7 Bộ Tư lệnh - phía Tây, Trung tâm, Tây-Nam, Phía Đông, Phía Nam, Bộ Tư lệnh huấn luyện và Bộ Tư lệnh đảm bảo vật chất-kỹ thuật.
Không quân Ấn Độ có 03 đơn vị tên lửa chiến dịch- chiến thuật "Prithvi" (18 bệ phóng mỗi đơn vị) với tầm bắn 250km, có thể mang đầu đạn thông thường và đầu đạn hạt nhân.
Không quân tấn công có 107 máy bay ném bom Xô Viết MiG-27 và 157 máy bay cường kích của Anh "Jaguar" (114 IS, 11 IM, 32 máy bay chiến đấu- huấn luyện IT). Tất cả các máy bay trên được sản xuất theo giấy phép tại Ấn Độ và được coi là đã lạc hậu.
Lực lượng chủ chốt của Không quân tiêm kích là các Su-30MKI hiện đại nhất của Nga (sản xuất theo giấy phép ngay tại Ấn Độ). Có không ít hơn 194 máy bay loại này, tổng cộng sẽ có 272 chiếc được đưa vào trang bị. Như đã nói ở trên, Su-30MKI có thể mang tên lửa "Brahmos".
Một loại máy bay tiêm kích khác cũng tương đối hiện đại được trang bị cho không quân tiêm kích Ấn Độ là 74 chiếc MiG-29 ( trong đó có 9 chiếc chiến đấu - huấn luyện; còn 01 chiếc đang được bảo quản), 9 chiếc "Tejas" ( Ấn Độ sản xuất) và 48 chiếc "Mirage-2000" mua của Pháp ( 38 H, 10 chiếc chiến đấu- huấn luyện TH).
Trong trang bị của Không quân còn có 230 chiếc MiG-21( 146 Bis, 47MF,37 chiếc chiến đấu- huấn luyện U và UM), - chúng đều được sản xuất tại Ấn Độ theo giấy phép . Để thay thế MiG-21, Ấn Độ dự định mua 126 chiếc tiêm kích " Rafale" của Pháp và sản xuất 144 chiếc tiêm kích thế hệ 5 FGFA theo mẫu máy bay Nga T-50.
Tăng T-90 của Quân đội Ấn Độ ảnh: Adnan Abidi / Reuters
Không quân Ấn Độ có 5 máy bay radar cảnh báo sớm (03 chiếc A-50 của Nga, 02 chiếc ERJ-145 của Thụy Điển), 03 máy bay trinh sát điện tử " Gulfstream-4" của Mỹ, 6 máy bay tiếp dầu Il-78 ( Nga) , gần 300 máy bay vận tải ( trong đó có 17 Il-76, 5 chiếc C-17 mới nhất của Mỹ( sẽ mua thêm từ 5 đến 13 chiếc nữa) và C-130J ), gần 250 máy bay huấn luyện.
Ngoài ra, trong trang bị của Không quân còn có 30 chiếc máy bay lên thẳng (24 chiếc Mi-35, 04 chiếc "Rudra" tự sản xuất và 02 chiếc LCH), 360 máy bay lên thẳng đa năng và vận tải.
Hải quân
Hải quân Ấn Độ có 03 Bộ Tư lệnh- Bộ Tư lệnh phía Tây ( Bombay), Bộ Tư lệnh hướng Nam (Cochi) và Bộ Tư lệnh hướng Đông ( Visakhapatnam).
Có 01 chiếc tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo " Arihant"do Ấn Độ tự sản xuất với 12 tên lửa đạn đạo đặt trên tàu ngầm K-15 (tầm bắn -700 km), dự định sẽ đóng thêm 03 chiếc tương tự. Hiện Ấn Độ đang thuê tàu ngầm nguyên tử "Charka" ( tàu ngầm nguyên tử Nga "Nherpa" dự án 971).
Trong biên chế của Hải quân Ấn Độ có 09 chiếc tàu ngầm dự án 877 (còn 01 chiếc đã bị cháy và chìm ngay tại căn cứ vào cuối năm ngoái (2013) và 04 chiếc tàu ngầm dự án 209/1500 của Đức. Hiện đang đóng 03 chiếc tàu ngầm kiểu " Scorpaena" mới nhất của Pháp (dự kiến sẽ đóng 6 chiếc).
Tàu ngầm " Arihant" của Hải quân Ấn Độ. Ảnh : Wikipedia
Trong trang bị của Hải quân Ấn Độ có 02 tàu sân bay - " Viraat" ( tàu " Hermes" của Anh) và " Vikramaditya" ( tàu " Đô đốc Gorshkov" Xô Viêt). Ấn Độ đang tự đóng thêm 02 tàu sân bay kiểu "Vikrant".
Hải quân Ấn Độ có 09 tàu khu trục: 5 chiếc kiểu "Rajput" (dự án 61 Xô Viết) , 03 chiếc tự đóng kiểu " Deli" và 01 chiếc " Calcutta" ( sẽ đóng tiếp từ 02 đến 03 chiếc " Calcutta" nữa ).
Trong biên chế Hải quân còn có 06 chiếc khinh hạm mới nhất do Nga đóng kiểu "Talwar" (dự án.11356) và 03 chiếc tự đóng kiểu " Shivalic". Trong trang bị còn có 03 chiếc khinh hạm kiểu " Brakhmaputra" và " Godavari" đóng tại Ấn Độ theo các dự án của Anh.
Hải quân Ấn Độ có 01 chiếc tàu hộ tống mới nhất "Camorta" (sẽ đóng từ 04 đến 12 chiếc), 04 tàu hộ tống kiểu "Kora", 04 chiếc khác kiểu "Kukri", 04 chiếc kiểu " Abhay" ( dự án.1241P Xô Viết).
Có 12 tàu hộ vệ tên lửa kiểu "Veer " (dự án 1241R Xô Viết) .
Tất cả các tàu khu trục, khinh hạm và tàu hộ vệ (trừ "Abhay") đều được trang bị các tên lửa có cánh và tên lửa chống hạm hiện đại nhất do Nga- Ấn hợp tác sản xuất như " Brahmos", "Kalibr", " Kh-35".
Trong biên chế của Hải quân và Lực lượng cận vệ duyên hải có 150 tàu tuần duyên. Trong số đó có 06 tàu kiểu "Sakanja" có thể mang tên lửa đạn đạo "Prithvi-3" (tầm bắn 350 km). Đây là các tàu nổi duy nhất trên thế giới mang tên lửa đạn đạo.
Hải quân Ấn Độ có rất ít tàu quét và rải mìn. Chí có 5 tàu Xô Viết dự án 266M.
Các tàu đổ bộ gồm có " Jalashva" ( kiểu "Austin" của Mỹ), 05 chiếc dự án 773 của Ba Lan, 05 chiếc tự sản xuất kiểu "Magar". Lưu ý là Hải quân Ấn Độ không có Lực lượng lính thủy đánh bộ, chỉ có một đơn vị đặc nhiệm hải quân.
Không quân Hải quân có 63 chiếc tiêm kích - 45 MiG-29K ( trong đó có 08 chiếc chiến đấu- huấn luyện MiG-29 KUB), 18 chiếc " Harrier"( 14 FRS, 04 T).
MiG-29 K được bố trí trên tàu sân bay " Vikramaditya" và các tàu sân bay đang đóng kiểu "Vikrant", còn " Harrier" - cho tàu sân bay "Viraat".
Các máy bay chống ngầm có : 5 chiếc Il-38 ( đã cũ) và 07 Tu-142M ( 01 chiếc đang bảo quản) Liên Xô sản xuất, 03 chiếc P-8I mới nhất của Mỹ (dự kiến sẽ mua tổng cộng 12 chiếc).
Hải quân Ấn Độ còn có 52 chiếc máy bay tuần tiễu do Đức sản xuất Do-228, 37 máy bay vận tải, 12 máy bay huấn luyện HJT-16.
Không quân Hải quân Ấn Độ có 12 chiếc máy bay lên thẳng radar cảnh báo sớm Ka-31 (của Nga), 41 chiếc máy bay lên thẳng chống ngầm (18 chiếc Ka-28 và 05 chiếc Ka-25 (Liên Xô sản xuất), 18 chiếc "Sea King" Mk42B ( Anh), gần 100 máy bay lên thẳng đa năng và vận tải.
Tàu sân bay "Vikramaditya". Ảnh: AFP / East News
3. Nhận xét của chuyên gia Nga
A. Khramchikhin, phó giám đốc Viện phân tích chính trị và quân sự Viện Hàn lầm khoa học Nga trong bài " Quân đội Ấn Độ: đứng giữa Nga và Trung Quốc" đăng trên báo " Bình luận quân sự"( Nga) ngày 04/8/2014 đã đưa ra một số nhận xét sau đây:
-" Nhìn chung, Lực lượng vũ trang Ấn Độ có một tiềm lực tác chiến rất mạnh và vượt hẳn đối thủ truyền thống của mình là Pakistan. Tuy nhiên, đối thủ chủ yếu của Ấn Độ hiện nay là Trung Quốc cùng với đồng minh của mình là Pakistan (vẫn Pakistan) và các nước giáp biên giới Ấn Độ về phía đông là Mianma và Bangladesh. Điều đó làm cho vị thế địa- chiến lược của Ấn Độ trở nên phức tạp, và tiềm lực quân sự của Ấn Độ vì thế nên dù rất mạnh nhưng không đủ .
- Mối quan hệ hợp tác kỹ thuật-quân sự Nga- Ấn mang tính chất đặc biệt. Vấn đề không phải chỉ ở chỗ Ấn Độ nhiều năm nay là khách hàng mua vũ khí lớn nhất của Nga. Moscow và Deli đã cùng nhau hợp tác thiết kế và sản xuất vũ khí, không những thế lại là những loại vũ khí rất hiện đại như - tên lửa "Brahmos", máy bay tiêm kích FGFA.
Trên thế giới chưa từng có tiền lệ về việc cho thuê tàu ngầm nguyên tử (duy nhất chỉ có Liên Xô trước đây- nhưng cũng lại cho chính Ấn Độ). Lực lượng vũ trang Ấn Độ hiện đang khai thác, sử dụng số lượng tăng T-90, tiêm kích Su-30, tên lửa chống hạm Kh-35 nhiều hơn tất cả các nước khác cộng lại, kể cả Nga.
- Tuy nhiên, mối quan hệ Nga- Ấn không hoàn toàn xuôn sẻ (nguyên văn- không có mây-ND). Rất nhiều quan chức ở Moscow cho đến bây giờ vẫn không nhận thức được rằng Ấn Độ gần như đã là một siêu cường, chứ tuyệt đối không còn là một " nước thuộc thế giới thứ ba" như trước kia- tức là phải mua tất cả những gì mà Nga đề xuất .
Cùng với sự tăng trưởng tiềm lực và tham vọng thì đòi hỏi của Ấn Độ (đối với Nga) cũng tăng nhanh chóng. Chính vì thế mà đã xảy ra nhiều vụ bê bối trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật- quân sự mà đại đa số các trường hợp là do lỗi tại Nga. Tàu sân bay "Vikramaditya" là một ví dụ điển hình.
- Cũng phải thừa nhận rằng, những vụ bê bối như vậy không chỉ xảy ra với Moscow. Một ví dụ, trong tiến trình thực hiện cả 02 hợp đồng Pháp-Ấn cực lớn là hợp đồng đóng tàu ngầm " Scorpaena" và máy bay tiêm kích "Rafale"- cũng đã xảy ra các vụ việc tương tự. Không loại trừ khả năng hợp đồng mua " Rafale" sẽ bị đổ vỡ.
- Trong lĩnh vực địa-chính trị, tình hình còn tệ hơn. Ấn Độ là một đồng minh lý tưởng của Nga. Không có bất kỳ một mâu thuẫn nào - hai bên có một truyền thống hợp tác lâu đời và bền vững, không những thế còn một điều hết sức quan trọng nữa gắn kết hai nước là Nga và Ấn Độ cùng có chung các đối thủ chủ yếu- đó là nhóm các nước dòng Hồi giáo Sunny và Trung Quốc.
Không hiểu sao Nga (lãnh đạo Nga) lại cố ép Ấn Độ chấp nhận cái ý tưởng độc hại: " tam giác Moscow- Deli- Bắc Kinh" do " một nhà lãnh đạo sáng suốt" của chúng ta (Nga) nghĩ ra ( không biết tác giả ám chỉ ai) . Cần phải biết rằng Ấn Độ tuyệt đối không cần một liên minh với Bắc Kinh, - Trung Quốc là đối thủ địa- chính trị và đối thủ cạnh tranh kinh tế chủ yếu của Ấn Độ.
Xuất phát từ quan điểm trên mà Ấn Độ đã rất sẵn lòng xây dựng và củng cố mối quan hệ hữu nghị với Nga. Hiện nay Ấn Độ đang tích cực hợp tác với Mỹ - và Mỹ cũng hiểu rằng Ấn Độ thân thiện với Mỹ để nhắm vào ai.
- Điều duy nhất hiện nay có thể giữ Ấn Độ khỏi "chia tay" hoàn toàn với một nước Nga quá " yêu thương Trung Quốc" - chính là mối quan hệ hợp tác kỹ thuật - quân sự đặc biệt như đã nói ở trên. Có thể cũng chính mối quan hệ hợp tác đặc biệt đó sẽ cứu chính cả chúng ta (Nga).
Theo Đất Việt
Khe hở phòng thủ có thể khiến Đài Loan trả giá Đài Loan khá tự tin về hệ thống radar AN/FPS-115 PAVE PAWS của mình, nhưng radar này đã tạo ra một khoảng chống có thể khiến hòn đảo này phải trả giá. Theo thông tin được tờ China Times đăng tải, dù hệ thống radar PAVE PAWS ở Đài Loan với tầm hoạt động trong khoảng từ 2.500 đến 3.000 km không thể...