Tham vọng AR của Tim Cook sau 5 năm
CEO Apple đặt mục tiêu phát triển các sản ph ẩm thực tế tăng cường (AR) từ năm 2016, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả rõ ràng.
Tim Cook vừa đánh dấu cột mốc 10 năm làm CEO Apple với thành tựu đáng nể là công ty ông điều hành hiện có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới. Nhưng trong kỷ nguyên của mình, ông chưa tạo ra được những sản phẩm đột phá, ngoài đồng hồ Apple Watch, loa HomePods, tai nghe AirPods hay phát triển mảng dịch vụ.
Một lĩnh vực mà Tim Cook rất chú trọng và nhắc đến nhiều lần là AR. Từ năm 2016, ông luôn khẳng định AR là tương lai của công nghệ và nhấn mạnh sự vượt trội của nó mỗi khi có cơ hội.
CEO Apple, Tim Cook.
Theo một số chuyên gia, nhiều khả năng các sản phẩm AR sẽ trở thành dấu ấn lớn nhất trong nhiệm kỳ của Cook tại Apple thời gian tới. Công ty đã phát triển phần mềm AR và các bộ công cụ riêng cho công nghệ này. Apple cũng được cho là đang phát triển một mẫu kính AR/VR riêng và có thể trình làng năm 2022.
Sự quan tâm đặc biệt của Tim Cook với AR
“AR có thể là công nghệ thực sự tuyệt vời”, Tim Cook lần đầu nhắc đến trong một cuộc họp cổ đông tháng 7/2016. “Apple đánh giá cao công nghệ này, đồng thời đang và sẽ tiếp tục đầu tư rất nhiều vào nó. Nó có thể tạo nên những điều tuyệt vời cho khách hàng, cũng như cơ hội thương mại”. Ông cũng đề cập đến game Pokemon Go như một ví dụ điển hình cho tính ứng dụng của AR ở lĩnh vực giải trí.
Tháng 9/2016, trong buổi phỏng vấn với Good Morning America , Tim Cook nói AR có tiềm năng lớn hơn VR: “Cả thực tế ảo và thực tế tăng cường đều vô cùng thú vị. Nhưng quan điểm của tôi là thực tế tăng cường vượt trội hơn, ít nhất cho đến thời điểm này”.
Theo CEO Apple, AR giúp cho hai người như đang ngồi đối diện để trò chuyện dù thực tế đang ở xa nhau. “Có thể ai đó không có mặt ở đây, nhưng công nghệ cho phép họ xuất hiện tại đây. Đó là một trong những điểm thú vị”, ông nêu ví dụ.
Tại sự kiện Utah Tech Tour tháng 10/2016, Cook tiếp tục nói AR sẽ được áp dụng hiệu quả ở các lĩnh vực từ giáo dục, đào tạo trực tuyến đến quảng cáo và giải trí. Ông thừa nhận công nghệ mới đang gặp nhiều rào cản, nhưng cuối cùng sẽ trở nên bình thường “giống như sự phổ biến của smartphone”.
Video đang HOT
Đầu 2017, Cook cho biết quan niệm về AR của ông đã “rộng mở” hơn, giống như một chiếc điện thoại thông minh và dành cho tất cả mọi người. “Ai cũng có thể sở hữu iPhone, không cần xét đến thị trường, quốc gia hay lĩnh vực ngành nghề. Tôi nghĩ AR cũng có tầm quan trọng lớn như thế. Tôi xem AR giống như silicon trong iPhone vậy. Nó không phải là một sản phẩm, đó là một công nghệ cốt lõi”, Cook nhấn mạnh.
Trong buổi phỏng vấn với Bloomberg tháng 6/2017, ông lần đầu tiết lộ việc đưa AR vào hệ điều hành iOS 11. “Tôi chỉ muốn hét lên và hét lên vì tiềm năng của AR”, Cook tỏ ra phấn khích. “Bước đầu tiên biến nó thành một loại trải nghiệm chính là đưa vào hệ điều hành”.
Theo ông, AR có thể giúp trải nghiệm mua các thiết bị như đồ nội thất, nhà ở… trở nên dễ dàng thông qua các hình ảnh 3D. Tháng 10 năm đó, tại một sự kiện ở Đại học Oxford, Cook chia sẻ kỳ vọng AR có thể “thay đổi cuộc sống” và được sử dụng rộng rãi. Cũng trong tháng này, ông nói trên Vogue rằng đã thấy tiềm năng của AR ở lĩnh vực thời trang, thậm chí nghĩ đến việc trình diễn các bộ sưu tập áo quần, các show thời trang “ảo” ngay trước mặt người dùng.
Một tháng sau, Apple giới thiệu ARKit trên iOS 11 và gọi đây là nền tảng thực tế tăng cường lớn nhất thế giới. “Hiện có hơn 1.000 ứng dụng với các tính năng AR mạnh mẽ trong App Store, mang lại trải nghiệm mới cho người dùng”, Cook phát biểu. “Với khởi đầu này, tôi tin AR sẽ thay đổi cách chúng ta sử dụng công nghệ mãi mãi trong tương lai”.
“Thực tế tăng cường sẽ cách mạng hóa nhiều trải nghiệm mà chúng ta có với thiết bị di động và với ARKit. Chúng tôi cung cấp cho các nhà phát triển những công cụ tiên tiến nhất trên thị trường nhằm tạo ứng dụng cho hệ điều hành tiên tiến nhất chạy trên phần cứng tiên tiến nhất. Đây là điều mà chỉ Apple mới có thể làm được”, CEO Apple nói vào tháng 2/2018.
Đầu tháng 1/2020, ông tiếp tục nhấn mạnh AR “là điều quan trọng tiếp theo” và sẽ “lan tỏa toàn bộ cuộc sống của chúng ta”. Ba tháng sau, ông nói công nghệ này là “một phần quan trọng trong tương lai của Apple”, với các lĩnh vực ưu tiên là y tế, giáo dục, bán lẻ và chơi game.
Tháng 9 năm nay, trò chuyện với YouTuber công nghệ iJustine, Cook nhận mình là “người hâm mộ số một” về AR. “Những thứ đơn giản ngày nay mà bạn có thể sử dụng với AR, chẳng hạn khi mua ghế sofa hoặc đèn, bạn có thể ướm thử sản phẩm ngay tại chính ngôi nhà của mình”, Cook giải thích. “Nhưng đó chỉ là giai đoạn đầu của AR. Trong tương lai, mọi thứ chỉ có thể tốt lên”.
Kế hoạch của Apple với AR
Tim Cook quan tâm mạnh mẽ đến AR, nhưng trên thực tế mới dừng lại ở những phát ngôn. Bước đột phá lớn nhất của Apple vẫn chỉ là nền tảng ARKit đã ra mắt từ 2017 trên iOS 11.
ARKit có sẵn trên các thiết bị Apple và hiện đã tiến đến thế hệ thứ 5. Tuy vậy, tính ứng dụng của nó vẫn hạn chế, chỉ áp dụng ở các dự án nhỏ, chủ yếu được tạo từ những nhà phát triển đơn lẻ, những người đam mê AR nghiệp dư.
Bất chấp sự cường điệu hóa của Apple về ARKit, giới chuyên gia đánh giá dự án thất bại chỉ sau vài tháng xuất hiện. Nền tảng này ra đời khi cơn sốt Pokemon Go lên đỉnh điểm. Nếu như game của Niantic vẫn phát triển đến nay, phần mềm Apple không có sự đột phá nào.
Apple đang thuê những tên tuổi hàng đầu để phát triển công nghệ, như chuyên gia Nat Brown từng làm việc tại Microsoft, hay mua lại các công ty liên quan như Metaio năm 2015 và SensoMotoric năm 2017.
Từ 2018, một số thông tin nhen nhóm rằng Apple đang lên kế hoạch ra mắt kính AR kết hợp VR. Đội ngũ 1.000 kỹ sư đang âm thầm phát triển mẫu kính có tên mã “T288″, dự kiến phát hành năm nay hoặc năm sau, theo Bloomberg . Trong khi đó, một mẫu kính hoàn thiện hơn sẽ có mặt vào năm 2023.
Tuy nhiên, theo The Information , kính AR/VR của Apple cần thêm thời gian để phát triển hơn do gặp phải một số rào cản về kỹ thuật. Apple đang xây dựng một chip tùy chỉnh cho kính, nhưng một năm nữa mới có mặt trên thị trường. Nhà phân tích Ming-Chi Kuo dự đoán phải tới 2025, kính Apple mới mới có mặt trên thị trường.
“Cook chắc chắn không muốn Apple đi vào vết xe đổ của Google Glass. Do đó, ông có vẻ thận trọng hơn, hoàn thiện kỹ sản phẩm hơn trước khi giới thiệu đến công chúng”, trang The Verge bình luận.
Nguy cơ bị quay lén từ kính thông minh
Kính thông minh có thể trở thành công cụ theo dõi, phục vụ nhiều mục đích xấu, bất chấp nỗ lực quảng cáo từ Facebook, Google...
Một phóng viên Mỹ từng bị hành hung vì đeo kính Google Glass. Một người phụ nữ bị la ó khi đeo kính của Google vào quán bar ở San Francisco. Sòng bài ở Las Vegas cấm người chơi dùng chiếc kính thông minh này. Hàng loạt nghị sĩ Mỹ từng gửi thư đến Larry Page để bày tỏ lo ngại về thiết bị đeo của hãng.
Kính Google Glass, ra đời từ năm 2013, đã để lại nhiều định kiến với xã hội, dù Google nỗ lực biến nó thành sản phẩm hấp dẫn, như đưa nó lên trang bìa tạp chí Vogue và để nhà thiết kế Diane von Furstenberg đeo sản phẩm ở Tuần lễ Thời trang New York. Cuối cùng, năm 2015, Google tuyên bố ngừng sản xuất Glass.
Các mẫu Google Glass.
Thiết bị từng được kỳ vòng tạo bước đột phá công nghệ lại trở thành biểu tượng của mọi điều sai trái ở Thung lũng Silicon.
Facebook đã tiếp thu nhiều bài học từ Google trước khi tung ra kính thông minh Ray-Ban Stories tuần trước. Tuy nhiên, theo Business Insider, có vẻ Facebook chỉ nghĩ rằng Glass quá đắt và mang vẻ ngoài kì dị, trong khi vấn đề thật sự nằm ở nguy cơ sản phẩm này bị lạm dụng để theo dõi, xâm phạm quyền riêng tư của người khác dưới vỏ bọc thiết bị công nghệ hiện đại.
Mở rộng khả năng theo dõi
Kính thông minh Stories là tác phẩm hợp tác của Facebook với Ray-Ban, được trang bị hai camera với khả năng chụp ảnh và quay phim, tích hợp loa ở gọng kính. Nó có nút bấm trên gọng kính hoặc kích hoạt bằng giọng nói.
Glass có giá 1.500 USD, được bán trực tiếp bởi Google. Sản phẩm đặt hệ thống xử lý ấn tượng lên khuôn mặt người dùng với thiết kế khác lạ và dễ nhận biết.
Trong khi đó, Stories có giá 299 USD và tận dụng tối đa mạng lưới nhà phân phối của Ray-Ban. Thiết bị về cơ bản là chiếc kính tích hợp camera, nên không khác gì một chiếc kính Ray-Ban thông thường.
Tuy nhiên, điểm chung của cả hai là can thiệp vào những quy tắc riêng tư thông thường, cũng như biến hàng loạt hành động thường ngày thành dữ liệu cho thuật toán của các tập đoàn công nghệ.
Con người sống trong thế giới tràn ngập smartphone, nhưng họ biết ai đang giơ điện thoại lên chụp ảnh. Còn với Stories lại khó phát hiện hơn. Kính Stories không sáng tạo ra khả năng theo dõi, nhưng chúng khiến việc này đơn giản hơn rất nhiều. Sản phẩm được lắp một đèn nhỏ phát sáng khi người dùng quay phim hoặc chụp ảnh, nhưng rất dễ bị che kín bằng băng dính.
Cụm đèn và camera tích hợp trên kính Ray-Ban Stories.
Những người chỉ trích Facebook thường bị đáp trả rằng "đừng dùng Facebook nếu không thích nó". Nhưng sự xuất hiện của Stories sẽ thay đổi điều này. Họ có thể lựa chọn không dùng Facebook và không mua Stories, nhưng không thể ngăn người khác quay phim chính mình bằng Stories.
Theo các chuyên gia, việc tung thiết bị ra thị trường có thể coi là thử nghiệm xã hội nhằm xác định cộng đồng sẵn sàng để quyền riêng tư bị xâm phạm đến mức nào trong nỗ lực thu lời của Facebook.
Các thiết bị công nghệ giống như con ngựa Trojan được các hãng công nghệ sử dụng để khiến người dùng quen dần với việc cung cấp thông tin cho họ. Từ điện thoại, loa cho đến kính thông minh và trợ lý ảo, cách tốt nhất để tiến sâu vào đời sống riêng tư của người dùng chính là khẳng định những thiết bị này sẽ cải thiện cuộc sống, nâng cao trải nghiệm của họ. Đến khi người dùng nhận ra mặt tối của vấn đề, chúng đã trở nên quá quen thuộc và khó thay thế.
Theo Business Insider , Facebook khôn ngoan khi không gắn thương hiệu của họ vào kính Stories, trong bối cảnh công ty liên tục bị chỉ trích vì thu thập dữ liệu từ người dùng. Câu hỏi không phải Stories làm được gì bây giờ, mà nó có thể làm gì trong tương lai. Người dùng cần tính đến những cách mà Stories có thể bị lạm dụng để theo dõi và quấy rối, thay vì chỉ nghĩ về các lợi ích nó mang lại.
Chiến lược thu hoạch: Lý do iPhone chẳng có gì mới nhưng Apple vẫn thu về cả đống tiền mỗi năm, là công ty giá trị bậc nhất thế giới Chiến lược kinh doanh cho sản phẩm đang bắt đầu "hot" và một sản phẩm đã bước qua giai đoạn thoái trào của vòng đời là vô cùng khác nhau. Trong một cuộc hội thảo với CEO Marc Benioff của Salesforce vào năm 2019, Giám đốc điều hành Tim Cook của Apple đã từng than vãn rằng người dùng hiện nay đang nhầm...