Tham vấn chuyên gia điều chỉnh bộ chuẩn phát triển mầm non 5 tuổi
Ngày 8/12, Bộ GD&ĐT và Tổ chức cứu trợ trẻ em đã tổ chức hội thảo tham vấn chuyên gia về điều chỉnh bộ chuẩn phát triển mầm non 5 tuổi.
Bộ GD&ĐT mong muốn các ý kiến lý giải cặn kẽ để Bộ GD&ĐT quyết định.
PGS.TS Nguyễn Bá Minh phát biểu tại điểm cầu Bộ GD&ĐT
Chương trình thực hiện theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của lãnh đạo, chuyên viên Vụ Giáo dục mầm non (GDMN); cùng các đại biểu là cán bộ quản lý, chuyên gia đến từ Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, các trung tâm nghiên cứu GDMN và cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có đào tạo giáo viên mầm non trên cả nước.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Vụ trưởng Vụ GDMN Nguyễn Bá Minh nhấn mạnh tầm quan trọng và tính cần thiết của việc điều chỉnh bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. Bộ chuẩn được xây dựng và thực hiện từ năm 2010 đến nay đã hỗ trợ tích cực cho các nhà trường, giáo viên và phụ huynh trong thực hiện chương trình GDMN, cũng như việc nuôi dưỡng, chăm sóc, phát triển trẻ. Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi về điều kiện kinh tế xã hội, sự phát triển của trẻ mầm non 5 tuổi ngày nay cũng khác nhiều so với giai đoạn trước. Cần có sự thay đổi để đáp ứng yêu cầu phù hợp với đổi mới.
TS Nguyễn Mai Phương – chuyên gia giáo dục, Tổ chức Cứu trợ trẻ em Việt Nam, phát biểu ý kiến
Video đang HOT
Từ ý kiến của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và cán bộ quản lý, giáo viên tại hội thảo, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục lắng nghe và sửa đổi để hoàn thiện dự thảo điều chỉnh bộ chuẩn phát triển mầm non 5 tuổi, để phù hợp với thực tiễn phát triển, đạt các mục đích: Đáp ứng yêu cầu của Luật Giáo dục 2019; phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước; và đảm bảo tính hệ thống, liên thông với yêu cầu của chương trình giáo dục tiểu học mới. – PGS.TS Nguyễn Bá Minh
Các chuyên gia đến từ trường đại học và viện nghiên cứu đã tham luận làm rõ nhiều vấn đề quan trọng trong việc xây dựng Bộ chuẩn theo yêu cầu mới.
“Khả năng nhận thức, hiểu biết, ngôn ngữ… của trẻ em ngày nay rất khác so với 10 năm trước. Một số nội dung trong bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi của Thông tư 23/2010/TT-BGDĐT đã không theo kịp sự phát triển năng lực, phẩm chất của trẻ hiện nay”, TS Hồ Lam Hồng – nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sư phạm, trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói.
Các ý kiến đại diện nhóm nghiên cứu điều chỉnh chuẩn phát triển trẻ mầm non 5 cũng cho biết, việc điều chỉnh chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi được các nước thực hiện thường xuyên, để phù hợp với sự phát triển của khoa học, giáo dục, xã hội. Qua rà soát chuẩn hiện hành của Việt Nam trên cơ sở tham chiếu chuẩn quốc tế và thực tiễn phát triển GDMN trong nước, đánh giá sự phát triển kinh tế xã hội tác động tới con người Việt Nam trong giai đoạn tới, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số điều chỉnh trong tên gọi, mục đích và cấu trúc, nội dung, cách diễn đạt của bộ chuẩn phát triển trẻ mầm non 5 tuổi.
Hội thảo thu hút đông đảo chuyên gia GDMN đến từ các trường ĐH, CĐ và viện nghiên cứu
Với tiền đề và định hướng từ tọa đàm ngày 1/11, nhóm tiếp tục tham vấn sâu với chuyên gia. Ngoài những nội dung về tên gọi, mục đích, cấu trúc… được đưa ra thảo luận, 5 lĩnh vực được bàn thảo sâu đối với bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi gồm: sự phát triển thể chất; phát triển tình cảm và quan hệ xã hội; phát triển ngôn ngữ và giao tiếp; phát triển nhận thức; tiếp cận đến việc học của trẻ.
Lắng nghe ý kiến tham luận của các chuyên gia, PGS.TS Nguyễn Bá Minh cho biết: Quan điểm chỉ đạo của Bộ là xây dựng Bộ chuẩn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay theo hướng tiếp cận phát triển năng lực phù hợp với thực tiễn phát triển giáo dục, phù hợp với trẻ em 5 tuổi. Đồng thời kế thừa và đổi mới theo hướng tiếp cận năng lực, đây là căn cứ thống nhất xây dựng Chương trình GDMN. Chuẩn được xây dựng là kỳ vọng hay mức tối thiểu cụ thể như thế nào, đề nghị nhóm nghiên cứu cần lý giải, tham mưu để Bộ GD&ĐT quyết định.
Hội thảo được thực hiện trực tiếp tại điểm cầu chính Bộ GD&ĐT và online với 60 chuyên gia giáo dục, GDMN, các cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý, các cơ quan đào tạo giáo viên mầm non đại diện cho các vùng miền trên cả nước để tham vấn, xin ý kiến góp ý cho Dự thảo 1 điều chỉnh Bộ chuẩn PTTE 5 tuổi cho Việt Nam trong giai đoạn tới.
Các tham luận cho thấy tinh thần trách nhiệm cao, nội dung ý kiến xây dựng chương trình đều bám sát quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Bộ GD&ĐT lấy chất lượng và phù hợp với thực tiễn, chương trình GDPT sửa đổi, đây là yêu cầu đặt ra đối với nhóm nghiên cứu đi theo chuẩn tiếp cận năng lực phát triển đối với trẻ.
Hơn 745 nghìn giáo viên, cán bộ quản lý hoàn thành tự đánh giá trên hệ thống TEMIS
Số liệu ghi nhận từ Hệ thống TEMIS năm 2021 tại thời điểm ngày 3/12/2021, đã có 745.163 giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông tự đánh giá trên hệ thống TEMIS, đạt tỷ lệ 83.73%.
TS.Lê Thị Kim Anh, chuyên gia tư vấn của Ban Quản lý Chương trình ETEP phát biểu tại hội thảo.
Thông tin này được công bố tại hội thảo "Nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018" do Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (Chương trình ETEP) tổ chức sáng 8/12. Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Học viện Quản lý giáo dục và trực tuyến tại các điểm cầu thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái.
TEMIS là hệ thống thông tin quản lý bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trong khuôn khổ Chương trình ETEP.
Hệ thống này được xây dựng nhằm giúp Bộ/Sở/Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường phổ thông, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và chính giáo viên phổ thông có thể thu thập hệ thống các thông tin về: Xu hướng phát triển nghề nghiệp của giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông dựa trên kết quả đánh giá theo chuẩn; Theo dõi, ghi lại đánh giá của đội ngũ này về các chương trình bồi dưỡng thường xuyên; Thu thập thông tin về nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông, làm căn cứ cho rà soát, cập nhật điều chỉnh chương trình, tài liệu và các phương thức tổ chức học tập, hỗ trợ bồi dưỡng.
Theo TS.Lê Thị Kim Anh, chuyên gia tư vấn của Ban Quản lý Chương trình ETEP, đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông theo chuẩn trên hệ thống TEMIS bắt đầu triển khai theo công văn 5016/BGDĐT-GDTrH, ban hành ngày 20/11/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đến nay, 63 sở Giáo dục và Đào tạo trên toàn quốc đều đã tham gia thực hiện với những kết quả tương đối cao.
Theo đó, về thực hiện báo cáo TEMIS năm 2020: Có 57 sở Giáo dục và Đào tạo hoàn thành xây dựng báo cáo và công bố báo cáo TEMIS 2020 trên cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo và sở Giáo dục và Đào tạo. Hầu hết báo cáo của các sở đều ghi nhận tỷ lệ hoàn thành đánh giá theo chuẩn và tải minh chứng lên hệ thống đạt trên 90% trên tổng số giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông của sở.
Năm 2021, hệ thống TEMIS đang tiếp tục cập nhật và đến nay đã ghi nhận tỷ lệ hoàn thành đánh giá theo chuẩn và tải minh chứng lên hệ thống đạt tương đối cao. Hầu hết đều trên 80% giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông của 63 sở Giáo dục và Đào tạo đã hoàn thành tự đánh giá và tải minh chứng; trong khi đó, thời hạn chiết xuất và công bố cho báo cáo TEMIS 2021 là 31/12/2021.
Cụ thể, số liệu ghi nhận từ hệ thống TEMIS năm 2021 tại thời điểm ngày 3/12/2021, toàn quốc có 74.5163 giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông tự đánh giá trên hệ thống TEMIS (đạt 83,73%).
Đại biểu dự hội thảo "Nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018" tại điểm cầu Học viện Quản lý giáo dục.
Riêng với Yên Bái, ông Nguyễn Thanh Bình, chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái cho biết: Đến nay, đã có có 8.082/8.170 cán bộ quản lý, giáo viên tham gia đánh giá chuẩn trên hệ thống TEMIS, đạt tỷ lệ 98,89%. Còn 88 cán bộ quản lý, giáo viên không đánh giá do chưa đạt trình độ chuẩn.
Nhìn chung, qua 2 năm thực hiện đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông theo chuẩn trên hệ thống TEMIS, thông qua các cuộc giám sát, phỏng vấn đánh giá kết quả hoạt động được Bộ Giáo dục và Đào tạo và đơn vị kiểm đếm độc lập thực hiện, đã ghi nhận một số phản hồi tích cực của các thầy cô giáo.
Việc thực hiện tự đánh giá và tải minh chứng cho năm học 2019 - 2020 và 2020 - 2021 đã giúp giáo viên nhận ra được nhiều lợi ích của TEMIS như: giúp tự đánh giá rõ ràng, minh bạch; tải, lưu trữ và sử dụng minh chứng đúng và đầy đủ theo yêu cầu; tự đề xuất nhu cầu bồi dưỡng xuất phát từ nguyện vọng của cá nhân; nâng cao năng lực tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin trong phát triển chuyên môn...
Học sinh TP HCM đến trường trở lại, các em học tạm ở địa phương khác thế nào? Thông báo cho học sinh sẽ trở lại trường học từ ngày 13/12, TP HCM đồng thời có hướng dẫn cho những học sinh đang học tạm ở địa phương khác. Ảnh minh hoạ. Từ ngày 13/12, học sinh từ mầm non đến THPT tùy theo cấp độ dịch của quận, huyện ở TP HCM sẽ có phương án học trực tiếp hay...