Thâm nhập điểm nóng vùng biên
Trong màn trời tối thui, ánh đèn pin loang loáng từng vệt, rồi bất chợt những chiếc xe máy từ phía sau những dãy nhà lao ra quốc lộ thật nhanh vít ga chạy về phía thành phố Lạng Sơn, mang theo những chuyến hàng đầy vơi…
Hàng lậu chất đống chờ thời cơ vào nội địa
Lập kế hoạch vào vùng “ nóng”
Video đang HOT
Trời sập tối, thị trấn Đồng Đăng, Lạng Sơn lạnh tê tái. Thị trấn vùng biên sầm uất như nó vốn có từ bao năm qua. Ngoài không khí tấp nập ngày đêm giao thương hàng hóa chính ngạch, nạn buôn lậu luôn hoành hành ở những cung đường mòn. Vẫn như những lần trước, tôi gọi cho anh bạn là dân bản địa để lên kế hoạch thâm nhập vào “ thế giới” buôn lậu. Trong điện thoại nghe tiếng anh bạn tôi cười nhạt nói, “tình hình hàng lậu biên giới năm nay không sôi động như mọi năm, hơn nữa chúng chuyển lối mòn rồi”. Những cái tên trước đây nóng ran trên mặt báo về nạn buôn lậu như khu vực gốc Nhãn, gốc Bưởi, hang Dơi, thác Ném, khe Đầu Lâu, đường mòn 386… chẳng lẽ lại ngăn chặn dễ dàng thế? Tôi hỏi thế bởi chính những địa danh này, các năm trước đây vào thời điểm tháng áp tết, tôi đã từng nhiều lần thâm nhập, đã tận tay sờ vào đống hàng lậu ngồn ngộn bên lối mòn mà không hề thấy chủ, vì thế tôi hoài nghi về những thông tin anh bạn đưa ra.
Còn nhớ, đợt gần nhất là áp tết năm 2011, chúng tôi đã có những thước phim dài về nạn hàng lậu trên vùng biên giới Lạng Sơn, có nhiều đường mòn trên núi cao, đứng ở giữa đường quốc lộ cũng nhìn thấy từng đoàn “lạc đà” rồng rắn tuồn hàng, nhất là đoạn đường mòn gần gốc Bưởi, gốc Nhãn, đoàn người khệ nệ vác cõng hàng đến nơi tập kết rất… tự nhiên. Sự công nhiên chở hàng lậu khiến dư luận hết sức bức xúc. Vào thời điểm đó, đứng ở cổng đội chống hàng lậu (trụ sở đội chống hàng lậu khi đó nằm ngay bên đường đi lên Tân Thanh) do ngành quản lý thị trường Lạng Sơn lập ra cũng có thể chụp và quay được vô số những “phi đội” vận chuyển hàng lậu băng qua giữa ban ngày.
Chúng tôi chọn điểm thâm nhập đầu tiên tại khu vực đường mòn được cho là nơi tập kết hàng lậu mới “phình” ra thuộc địa bàn xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng. Đây là khu vực cách hang Dơi chừng nửa cây số. Những dãy nhà cấp 4 dọc địa phận này luôn đóng cửa im ỉm và có rất đông người ngồi bên đường dò xét khách ngang qua. Mọi hành vi của chúng tôi đều được dõi theo cho đến khi khuất bóng mới thôi. Thái độ của “chủ nhà” càng làm tôi hoài nghi về đám người ngồi trên yên xe máy bên đường tưởng như nhàn hạ ấy. Trong màn trời tối thui, ánh đèn pin loang loáng từng vệt, rồi bất chợt những chiếc xe máy từ phía sau những dãy nhà lao ra quốc lộ thật nhanh vít ga chạy về phía thành phố Lạng Sơn. Những chuyến hàng sau từ đường mòn chân khe núi lao ra cũng thế, không chất hàng cao ngất ngưởng vượt đầu người cầm lái như dịp năm trước, mà có chuyến đầy, chuyến vơi…
Lực lượng biên phòng đồn Tân Thanh bắt giữ “đội quân” vận chuyển hàng lậu tại cao điểm 474
“Mẻ lưới” ở hẻm Đầu Lâu
Lần theo con đường mòn ngược núi, qua thôn Ma Mèo (xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng) được khoảng nửa giờ đồng hồ thì anh bạn dẫn đường thì thầm, “nếu thấy động tĩnh gì ông để tôi “phát sóng ngắn”. Giấu hết đồ đạc đi, đừng quay phim chụp ảnh gì cả không, thì sẽ tránh bị “ăn đòn”, nếu không sẽ bị ném xuống thác” – người dẫn đường căn dặn chúng tôi. Đêm hoang vu leo ngược núi đá sắc lẹm, trong mỗi bước chân của đoàn 3 người chúng tôi, dù cố bước nhẹ nhàng đến mấy cũng không ngăn được tiếng thậm thịch gót giày và tiếng nhịp tim đập vội vã. Tôi tự trấn an mình, nếu gặp bọn vác hàng lậu chắc bọn chúng sợ bị bắt mà bỏ hàng tháo chạy, còn không nếu gặp lực lượng làm nhiệm vụ thì yên tâm hơn, bởi trong tay đã có đầy đủ giấy tờ tác nghiệp, giấy cấp phép của Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Lạng Sơn mà chúng tôi được cấp trước đó.
Nói thế thôi, thực ra, đêm tối ở nơi lạ lẫm, mặc dù có người dẫn đường chuyên nghiệp, nhưng sao có thể lường trước được điều bất ngờ xảy ra. Nơi chúng tôi đang đi là đường mòn lên cao điểm 474, đó là thông tin bạn tôi cung cấp, phía trên đỉnh rẽ chếch sang phải lối đang đi là hẻm Đầu Lâu. Ngẫm lại câu chuyện buổi chiều bạn tôi nói về địa danh này, giờ màn đêm phủ xuống, sự ớn lạnh phủ toàn thân tôi. Bên kia hẻm Đầu Lâu là khu chợ Lũng Vài của nước bạn. Bạn tôi bảo ban ngày, đứng trên đỉnh, có thể thấy cảnh tượng sầm uất và những lô hàng chuyển về sát mốc biên chực chờ thời cơ tràn vào nội địa. Chỉ lên đó đứng ít phút thôi, gió sẽ thổi thốc tháo lạnh cóng. Đêm xuống sương giăng mờ mịt. Và đó là con đường mòn đã từng là điểm nóng bởi những cửu vạn vác hàng từ bên kia qua nước ta. Sở dĩ cái tên nghe rùng rợn như vậy là vì trước đây bộ đội biên phòng của ta thực hiện cắm mốc đường biên giới đã phát hiện sọ người bị vùi chôn dưới lèn đá. Những viễn cảnh rùng rợn cứ miên man theo từng bước chân trong đêm lạnh.
Bất chợt, phía xa trong mờ sương có quầng sáng, và kèm theo tiếng hô hoán, cãi cọ vang vọng trong hẻm núi đá. Bạn tôi ra hiệu dừng bước. Một phút hội ý đưa ra phương án, một là im lặng và “hạ sơn”, hai là đánh tiếng thật lớn để được tiếp cận. Trước mắt là một lều bạt cơ động thắp đèn đủ sáng. Khung bạt dã chiến đặc trưng của người lính làm chúng tôi bớt hoảng. Gần đó, một đám người đang vây quanh những bao hàng lớn và một nhóm đàn bà đang giằng co những tải hàng vừa bị lực lượng làm nhiệm vụ tóm gọn ở đường mòn cao điểm 474, gần cột mốc số 1099 biên giới Việt Nam.
(Còn nữa)
Theo ANTD
Nhiều khe để "lách"
Đã có bao nhiêu vụ vận chuyển và đối tượng vận chuyển, tàng trữ hàng lậu bị khởi tố tại Hà Nội? Câu trả lời: rất ít, thậm chí là chưa! Và câu trả lời tương tự cũng đã "nhìn" thấy trước, đối với gần 10 vụ kiểm tra, phát hiện hàng lậu trong khoảng 1 tháng trở lại đây trên địa bàn thành phố, với số lượng hàng hóa bị kiểm tra, có vấn đề lên đến hàng chục tấn.
Hàng có vấn đề biểu hiện ở mấy mặt. Thứ nhất là hàng vô chủ, khi bị kiểm tra, chủ hàng tuyệt nhiên không xuất hiện. Đó thực chất là hàng nhập lậu, và chủ hàng bỏ của chạy lấy người, bởi nếu bị xử phạt hành chính, số tiền phải nộp có khi còn lớn hơn giá trị hàng, chưa kể việc phải chịu trách nhiệm khác. Dạng thứ hai, hàng nghi nhập lậu, nhưng vẫn bị tạm giữ để chờ chủ hàng xuất trình hóa đơn. Đây là vấn đề cần đề cập, bởi với cách xử lý như hiện nay của cơ quan chức năng, hàng lậu vẫn sẽ còn đất sống!
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 60/2011/TTLT-BTC-BCT-BCA của liên Bộ Tài chính, Công an và Công Thương "Hướng dẫn chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá nhập khẩu lưu thông trên thị trường", thì hàng hóa nhập khẩu bất kể là nơi tập kết, trong kho hay đang kinh doanh đều phải đi kèm với hóa đơn, chứng từ. Nhưng trên thực tế, các vụ vận chuyển, tập kết hàng lậu thời gian qua từng bị kiểm tra, xử lý, phần lớn người vận chuyển hay người quản kho không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc. Đặt câu hỏi với lực lượng chức năng thì nhận được hồi đáp: "Chờ chủ hàng đến xuất trình hóa đơn mới đưa ra biện pháp xử lý". Cách thức xử lý này rõ ràng khác với quy định của Thông tư liên tịch số 60.
Một vị chủ kho hàng của Nhà nước lý sự: đúng là người ta "cài" hàng lậu và hàng hóa hợp pháp để thuê chúng tôi tập kết, chờ vận chuyển. Nhưng sao lực lượng công an, quản lý thị trường, biên phòng không chặn bắt hàng lậu từ biên giới, không phát hiện, xử lý trên đường vận chuyển, để hàng lậu chui sâu tận nội địa? Lý sự của vị chủ kho trên có cái... lý của nó, nhưng cũng không đúng. Chống hàng lậu đâu chỉ là trách nhiệm của lực lượng tuần biên, hay lực lượng thường trực trên các cung đường. Trách nhiệm của nhà kho - thủ kho là phải kiểm soát, kiểm tra mặt hàng khách gửi là thứ gì, có hợp pháp không. Không làm tròn trách nhiệm, mà lại đổ cho lực lượng khác, là vô lý. Mỗi nơi chệch quy định một tí, hoặc đá trách nhiệm một tí như vị thủ kho nọ, chẳng trách, hàng lậu vẫn còn khe hở để lách.
Thero ANTD
Chặn bắt gần 2 tỷ hàng hóa không rõ nguồn gốc Một lượng lớn hàng hóa không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc trị giá gần 2 tỷ đồng vừa được Đội CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV - CAQ Hoàn Kiếm (Hà Nội) phối hợp với lực lượng chức năng chặn bắt vào sáng 5-12. Trước đó, qua công tác trinh sát, Đội CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV- CAQ Hoàn Kiếm phát hiện...