Thảm kịch nhiễm khuẩn bệnh viện, người đàn ông tử vong chỉ vì chữa đau lưng
Người đàn ông 45 tuổi khỏe mạnh, ban đầu vào viện chỉ đơn giản vì chữa đau lưng. Tuy nhiên, vi khuẩn kháng thuốc tại bệnh viện đã tấn công, khiến người đàn ông này phải trải qua một cuộc phẫu thuật nhưng vẫn bị liệt và sau đó không lâu qua đời.
Người bệnh “lãnh đủ” vì nhiễm khuẩn bệnh viện
Câu chuyện được TS Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam chia sẻ tại Hội nghị triển khai Thông tư số 16/2018/TT – BYT quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh diễn ra ngày 31/7 tại Hà Nội.
TS Kidong Park chia sẻ, khi ông còn làm tại bệnh viện, chứng kiến những ca nhiễm khuẩn bệnh viện ông thấy rất đau lòng.
Đó là trường hợp người đàn ông 45 tuổi vào viện vì chữa đau lưng, sau ca phẫu thuật bệnh nhân nhiễm loại vi khuẩn kháng thuốc nghiêm trọng, không có bất cứ loại kháng sinh nào tiêu diệt được vi khuẩn này.
“Sau 3 tháng gặp lại người đàn ông đó, tôi rất đau lòng. Bởi khi mới đến viện, đó là người đàn ông khỏe mạnh bình thường, chỉ có vấn đề đau lưng nhưng vì nhiễm khuẩn bệnh viện, chỉ 3 tháng sau bệnh nhân bị liệt và các bác sĩ cũng không thể làm gì, không lâu sau bệnh nhân đã tử vong”, TS Park chia sẻ.
Câu chuyện thứ hai là cậu bé 12 tuổi đến viện điều trị ung thư máu, sau cũng bị vi khuẩn kháng thuốc tại bệnh viện tấn công.
Công tác giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện sẽ được tăng cường. Ảnh: H.Hải
Theo TS Park, nhiễm khuẩn bệnh viện có thể đến bất cứ khi nào, do tiếp xúc hàng ngày, do nguồn nước không sạch, do rửa tay không đúng khiến bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn. Vì thế, TS Park nhấn mạnh tầm quan trọng của phòng chống nhiễm khuẩn ở các cơ sở y tế.
“Tôi nghĩ chúng ta phải làm nhiều điều hơn nữa để ngăn ngừa những thảm kịch như thế có thể xảy ra vì nhiễm khuẩn bệnh viện”, TS Park chia sẻ.
Video đang HOT
Là người hoạt động trong chuyên môn y tế, nhưng TS Park cũng trải qua nỗi lo lắng khôn cùng khi con trai phải trải qua ca phẫu thuật hở van tim vào năm ngoái. “Dù bác sĩ khẳng định thành công của ca phẫu thuật là 99,9%, tôi cũng tin ca phẫu là thành công nhưng tôi vô cùng lo lắng vì khả năng nhiễm khuẩn có thể xảy ra. Đôi khi chỉ từ những hành vi rất đơn giản như rửa tay không đúng quy trình, dụng cụ đưa vào cơ thể không được khử khuẩn đúng cách…”, ông Park kể.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế cũng khẳng định nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) đã và đang là gánh nặng cho người bệnh, các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn cầu.. NKBV làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, tăng sử dụng kháng sinh, tăng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn và tăng chi phí điều trị.
Có chế tài xử phạt nếu không tuân thủ chống nhiễm khuẩn bệnh viện
Theo thống kê, tỷ lệ NKBV ở các nước phát triển khác nhau dao động trong khoảng 3,5% – 12%. Tổn thất tài chính hằng năm do NKBV cũng rất lớn: ước tính khoảng 7 tỷ Euro ở châu Âu, bao gồm chi phí trực tiếp và 16 triệu ngày nằm viện và khoảng 6,5 tỷ đô la Mỹ ở Mỹ.
Tại Việt Nam, các cơ sở y tế đã bước đầu thực hiện giám sát ca bệnh nhiễm khuẩn, giám sát tuân thủ vệ sinh tay, giám sát tuân thủ các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn, giám sát vi sinh vật gây NKBV và kháng kháng sinh, từng bước chuẩn hóa công tác khử khuẩn, tiệt khuẩn, tăng cường vệ sinh bệnh viện, chủ động phòng chống bệnh dịch…
Tuy nhiên, tồn tại vẫn còn rất nhiều, do một số người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh hiện nay vẫn chưa thật sự hiểu hết vai trò, tầm quan trọng của công tác KSNK, do vậy việc đầu tư nguồn lực cho hoạt động KSNK chưa phù hợp và hiệu quả. Chưa có chính sách thu hút, khuyến khích những người có tâm huyết, có chuyên môn, có uy tín làm công tác KSNK.
Bên cạnh đó, nguồn nhân lực kiểm soát nhiễm khuẩn còn thiếu và yếu… trong khi việc kiểm soát nhiễm khuẩn góp phần làm cho công tác phòng chống kháng kháng sinh thêm hiệu quả, tai biến y khoa giảm bớt, tránh lây nhiễm cho nhân viên y tế, lây nhiễm cho người bệnh bởi môi trường BV luôn phải đối mặt với nhiều nguy cơ “Việc kiểm soát nhiễm khuẩn không tốt làm xảy ra các tai biến nghiêm trọng và trên thực tế đã có nhiều bài học sâu sắc về công tác chống NKBV”, Thứ trưởng Tiến nói.
Các quy định chặt chẽ trong giám sát sẽ góp phần tăng cường công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện. Ảnh: Lê Hảo.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đánh giá, Thông tư số 16/2018/TT-BYT Quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thay thế Thông tư số 18/2009/TT-BYT sẽ góp phần tăng cường công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
Vì theo quy định, các cơ sở khám chữa bệnh có từ 150 giường bệnh trở lên phải có đầy đủ Hội đồng, khoa/bộ phận và mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn; các cơ sở khám chữa bệnh có dưới 150 giường bệnh tối thiểu phải có bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn thuộc phòng kế hoạch tổng hợp, có mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn và có người phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn làm việc toàn thời gian…
Bên cạnh đó, người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh phải chịu trách nhiệm toàn diện về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn của đơn vị. Người làm giám sát chuyên trách, khử khuẩn, tiệt khuẩn phải có chứng chỉ, giấy chứng nhận hoặc văn bằng về kiểm soát nhiễm khuẩn (thời gian đào tạo tối thiểu 3 tháng theo chuyên đề).
TS Park cũng đánh giá việc Việt Nam thực hiện thông tư mới về kiểm soát NKBV là vô cùng quan trọng, đã có quy định nếu đơn vị y tế không tuân thủ sẽ phải chịu phạt.
Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định, khi ngành y tế ngày càng phát triển, tăng cường ứng dụng nhiều kỹ thuật cao trong chẩn đoán, điều trị như phát triển nội soi, phẫu thuật tim mạch, ghép bộ phận cơ thể người, ghép tế bào gốc…thì đòi hỏi vô khuẩn càng cao. Sự phát triển đó đòi hỏi công tác KSNK phải được tăng cường, phát triển tương xứng, nhằm hạn chế tới mức thấp nhất NKBV, bảo đảm an toàn cho NB, NVYT.
Thông tư KSNK là một bước tiến quan trọng trong việc định hướng KSNK vào những nhiệm vụ trọng tâm đó là thực hiện giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện, giám sát tuân thủ thực hành KSNK nhằm giảm thiểu nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Địa chỉ hàng đầu về phẫu thuật chỉnh hình, dụng cụ chỉnh hình và phục hồi chức năng
Là đơn vị sự nghiệp y tế công lập thuộc Bộ LĐ-TB&XH, Bệnh viện Chỉnh hình - Phục hồi chức năng Hà Nội có thể đảm nhiệm và thực hiện hầu hết các kỹ thuật cao trong phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng cho người có công với cách mạng và các đối tượng chính sách xã hội, người khuyết tật, người bị tai nạn lao động... với đội ngũ y, bác sỹ có chuyên môn cao, tinh thần phục vụ tận tình chu đáo.
Thăm khám tư vấn từ thiện cho các bệnh nhân tại Bệnh viện Chỉnh hình - Phục hồi chức năng Hà Nội.
Bác sỹ, Giám đốc Bệnh viện Chỉnh hình - Phục hồi chức năng Hà Nội Trần Văn Lý cho biết, theo Quyết định số 2026/QĐ-LĐTBXH của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH ngày 28/12/2017, Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng Hà Nội được thành lập trên cơ sở hợp nhất Viện Chỉnh hình - Phục hồi chức năng và Trung tâm Kỹ thuật chỉnh hình và Phục hồi chức năng.
Bệnh viện có chức năng khám bệnh, điều trị, cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực y tế, phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng cho người có công với cách mạng, các đối tượng chính sách xã hội, người khuyết tật, người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các đối tượng khác. Quy mô của bệnh viện là 120 giường bệnh.
Bên cạnh đó, Bệnh viện sản xuất, lắp ráp các loại chân, tay giả, dụng cụ chỉnh hình, xe lăn xe lắc và các loại bán thành phẩm chân tay giả, phương tiện trợ giúp cho thương binh, người có công và người khuyết tật. Thực hiện việc tuyên truyền phòng ngừa khuyết tật, bệnh tật; Tham gia công tác phòng chống dịch bệnh theo quy định. Tư vấn cho người bệnh, gia đình người bệnh về phẫu thuật chỉnh hình và phục hồi chức năng, tâm lý giáo dục đặc biệt, hướng nghiệp dạy nghề, tạo cơ hội cho người bệnh tái hòa nhập công đồng...
Khám cho trẻ khuyết tật về vận động trước khi mổ.
Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Bệnh viện hiện có các khoa chuyên môn, xưởng: Khoa cấp cứu và khám bệnh đa khoa; khoa Xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh; khoa Ngoại chỉnh hình và gây mê hồi sức; khoa Phục hồi chức năng thể chất; khoa Phục hồi chức năng tâm thần, tự kỷ; khoa Chăm sóc người cao tuổi; khoa Dược - kiểm soát nhiễm khuẩn; khoa Dinh dưỡng, tiết chế; xưởng Chỉnh hình và dụng cụ trợ giúp.
Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Hà Nội có tên giao dịch quốc tế: Hanoi Orthopedics and Rehabilitation Hospital, trụ sở chính tại Phường Xuân Khanh, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Cơ sở Minh Khai tại ngõ Hòa Bình 4, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Tại buổi lễ công bố thành lập Bệnh viện cuối năm 2017, Thứ trưởng Bộ Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng đánh giá, việc thành lập Bệnh viện sẽ đóng góp một phần đáng kể cho chuỗi hệ thống bệnh viện chỉnh hỉnh của toàn ngành LĐ-TB&XH các vùng miền trên cả nước. Đặc biệt, phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và chỉnh hình phục hồi chức năng cho đối tượng người có công, các nạn nhân trong các vụ tai nạn lao động...
Đặc biệt, được sự giúp đỡ, chuyển giao kĩ thuật của Hội Chỉnh hình Hoa Kỳ, Bệnh viện đã thực hiện hầu hết các kỹ thuật cao trong điều trị về chỉnh hình, phục hồi chức năng. Đội ngũ y, bác sỹ có chuyên môn cao, tinh thần phục vụ tận tình chu đáo. Đảm bảo an toàn trong phẫu thuật, gây mê hồi sức cho quy định của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng có xưởng chỉnh hình có thể tổ chức tiếp nhận thăm khám và làm chân tay giả dụng cụ trợ giúp cho người khuyết tật; Sản xuất các bán thành phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu... Ngoài ra, tổ chức các đợt đi khám ngoại bệnh viện; nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong lĩnh vực sản xuất dụng cụ chỉnh hình, chuyển giao công nghệ cho các bệnh viện tuyến dưới.
Mổ chi dưới cho trẻ em khuyết tật về vận động.
Trong nhiều năm qua, Bệnh viện đã trở thành địa chỉ hàng đầu của các bệnh nhân nghèo, trẻ em kém may mắn đến chỉnh hình và phục hồi chức năng. Thời gian tới, Bệnh viện sẽ tăng cường hợp tác quốc tế để chuyển giao kĩ thuật mới cũng như mang cơ hội phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng, lắp dụng cụ chỉnh hình miễn phí cho người nghèo, trẻ em trong cả nước.
Bệnh viện chỉnh hình và Phục hồi chức năng Hà Nội phối hợp với Tổ chức quốc tế MOI và AOFAS khám và mổ cho các đối tượng có dị tật về hệ vận động, người tàn tật, trẻ em dưới 16 tuổi trên khắp cả nước...Trong đó từ ngày 28/5 -31/5/2018 tại Cơ sở 1 ở ngõ Hòa Bình 4, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội khám cho 75 bệnh nhân, chủ yếu là trẻ em, chỉ định phẫu thuật 35 bệnh nhân, 18 trường hợp cả trẻ em và người lớn sẽ được chuyên gia Mỹ phẫu thuật cùng với các bác sỹ của Bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng Hà nội để hướng dẫn kinh nghiệm. Từ ngày 3/6 - 6/6 tại Cơ sở 2 ở xã Xuân Khanh, thị xã Sơn Tây, Bệnh viện chỉnh hình và Phục hồi chức năng Hà Nội phối hợp với Tổ chức quốc tế MOI và AOFAS khám và mổ cho các đối tượng có dị tật về hệ vận động, người tàn tật, trẻ em dưới 16 tuổi trên khắp cả nước...)
MẠNH DŨNG
Theo baodansinh
Kiên Giang: Bác sĩ về Kiên Giang làm việc được hỗ trợ ngay 150 triệu đồng Sắp tới đây, Kiên Giang thành lập thêm nhiều bệnh viện và bệnh viện cũ chuyển về bệnh viện mới với qui mô lên 1.700 giường. Do đó, UBND tỉnh Kiên Giang đưa ra chính sách hỗ trợ 150 triệu đồng cho bác sĩ nào về Kiên Giang công tác. Mới đây, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang, BS...