Thẩm định sách giáo khoa: Băn khoăn về cách làm của Bộ
Trên các diễn đàn về giáo dục, nhiều giáo viên bày tỏ lo ngại việc thẩm định sách giáo khoa (SGK) khó đạt chuẩn khi quỹ thời gian không đủ, nhưng phía lãnh đạo Bộ GD&ĐT nói “có cách hay” để hóa giải lo lắng này.
Tham khảo sách giáo khoa tại cửa hàng trên phố Lý Thường Kiệt. Ảnh: Hải Linh
Giáo viên hoang mang
Dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông được Bộ GD&ĐT soạn sẽ “đáo hạn” góp ý vào 30/1/2020. Có nghĩa, ít nhất từ tháng 2, các giáo viên, hội đồng thẩm định mới chính thức tham gia chọn sách. Nhiều người lo ngại quỹ thời gian không đủ để trải nghiệm, làm quen, thậm chí là “đọc cho xong 5 bộ sách”.
Ngày 10/12, thầy T.V.T. – giáo viên một trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội đã chia sẻ những lo lắng của mình trên một diễn đàn chuyên môn có vài chục nghìn thành viên rằng, thời gian quá ngắn để thẩm thấu 5 bộ SGK do Bộ GD&ĐT công bố. “Chưa kịp tìm hiểu kỹ đã phải chọn rồi. Chọn rồi thì không được chọn lại, có vẻ căng như dây đàn”. Đồng tình với ý kiến này, nhiều thầy cô cũng bày tỏ những lo lắng tương tự.
Thông tư mới sẽ quan tâm tính kế thừa
Trao đổi về nội dung Thông tư hướng dẫn lựa chọn SGK sắp ban hành sẽ nhanh chóng bị thay thế bởi văn bản ngay sau đó – khi Luật Giáo dục có hiệu lực vào tháng 7/2020, ông Nguyễn Xuân Thành cho rằng, phía Ban Soạn thảo cố gắng tư duy khi ban hành thông tư thay thế sẽ không có nhiều thay đổi, tập trung đến yếu tố kế thừa. Riêng phần thành viên và thẩm quyền lựa chọn là có chút thay đổi khi sắp tới, cơ sở giáo dục sẽ tham gia lựa chọn SGK và sau khi Luật Giáo dục có hiệu lực, thẩm quyền này thuộc về UBND cấp tỉnh.
Video đang HOT
Thậm chí, một số giáo viên tự thừa nhận bản thân đang “lơ tơ mơ” trong câu chuyện thẩm định, lựa chọn SGK và lo ngại phụ huynh mua sách sớm, không đúng chương trình sẽ gây lãng phí lớn.
Tại các trường học Hà Nội, nhiều thầy cô cũng mong muốn sớm được tổ chức tập huấn về công tác lựa chọn SGK. “Đến thời điểm này, giáo viên vẫn chưa có sách trong tay, trong khi vài tháng tới đã chốt SGK. Nếu không được nghiên cứu, lựa chọn kỹ nhằm tìm được bộ sách phù hợp, thì giáo viên và học sinh sẽ cùng vất vả, công tác dạy học không đạt được hiệu quả như mong muốn” – cô Nguyễn Phương Lan – giáo viên một trường tiểu học trên địa bàn quận Hai Bà Trưng bày tỏ.
Lãnh đạo ngành trấn an
Cũng trong ngày 10/12, trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, ông Nguyễn Xuân Thành – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT cho hay, quan trọng là phương pháp tiếp cận.
Ông Thành phân tích: “Khi thành lập hội đồng thẩm định, giáo viên chỉ phải tiếp cận 5, 6 cuốn mỗi môn. Các thành viên hội đồng không phải tiếp cận lần lượt từ đầu tới cuối cuốn sách, mà chỉ xem xét đến cấu trúc, tính khái quát của từng cuốn, tính phù hợp với từng địa phương của từng bộ sách. Qua đó, tiến hành lựa chọn bộ sách theo hướng dẫn”.
Ông Thành so sánh tiếp: “Đơn cử trong một bài giảng, có các chữ, các hình. Giáo viên căn cứ vào chữ, vào hình đó, sẽ hình dung ra lối tư duy, lối phát triển năng lực theo hệ thống, cách tiếp cận vấn đề và giải quyết vấn đề của cuốn sách mang lại. Qua đó, sẽ nắm bắt được mạch xuyên suốt cuốn sách và sẽ có quyết định lựa chọn cuốn sách nào”.
Cũng theo chia sẻ từ ông Nguyễn Xuân Thành, giáo viên không nhất thiết phải đọc lần lượt đủ cả 5 bộ sách: “Chỉ cần đặt 5 cuốn sách cho cùng một bài giảng gần nhau, từ đó, các thành viên hội đồng thẩm định sẽ làm phép so sánh 5 cuốn sách này. Sau khi phân tích, tổng hợp, hội đồng sẽ đưa ra được sự chọn lựa cho mình khi nhận thấy cuốn sách nào đó nổi bật, dễ tiếp cận, phù hợp với địa phương hơn”.
Trao đổi về quỹ thời gian, với nhiều lo ngại từ phía giáo viên khi cho rằng không đủ để trải nghiệm, thẩm thấu các cuốn SGK mới, ông Thành cho rằng: “Trước khi các bộ sách đến với giáo viên, tác giả đã tổ chức dạy thử. Còn với các thầy, cô, nếu có thời gian dạy thử được thì tốt, không thì cũng không nhất thiết. Bởi lẽ, các SGK mới đã thay đổi căn bản phương pháp tiếp cận, hỗ trợ rất nhiều cho giáo viên trong việc cảm nhận cuốn sách cũng như bài giảng, họ sẽ nhanh chóng nhận ra thông điệp của cuốn sách để truyền tải đến học trò của mình”.
Theo kinhtedothi
Người biên soạn không được chọn sách giáo khoa
Quy định người tham gia biên soạn, thẩm định sách giáo khoa không tham gia hội đồng chọn sách nhằm tránh xung đột lợi ích, Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu.
Ngày 6/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo lên tiếng về việc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chi tiền hàng tháng cho 11 lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM để "hỗ trợ biên soạn một bộ sách giáo khoa".
Dẫn Luật Xuất bản quy định việc liên kết với tổ chức, cá nhân trong hoạt động xuất bản thuộc trách nhiệm của giám đốc nhà xuất bản, Bộ khẳng định Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phải chịu trách nhiệm về đối tác, hình thức liên kết và giao kết hợp đồng đối với từng xuất bản phẩm (sách giáo khoa).
Trách nhiệm của đối tác liên kết xuất bản với nhà xuất bản được quy định trong Luật Xuất bản và các quy định có liên quan. Nếu đối tác liên kết xuất bản là cán bộ, công chức nhà nước phải tuân thủ quy định của Luật Công chức, Luật Phòng chống tham nhũng... Điều này nhằm bảo đảm công khai, minh bạch, phòng tránh sự xung đột về lợi ích có thể xảy ra.
"Trường hợp này, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM có trách nhiệm giải trình cụ thể về việc mà báo chí đã nêu", thông báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu.
Đặc biệt, để bảo đảm công bằng, minh bạch, dự thảo thông tư hướng dẫn chọn sách giáo khoa đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến nêu rõ người đã tham gia biên soạn, thẩm định sách giáo khoa của các nhà xuất bản không được tham gia vào hội đồng lựa chọn sách. Trách nhiệm của UBND cấp tỉnh, huyện, các cơ quan quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục cũng được quy định rõ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ cùng địa phương giám sát, kiểm tra việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa để đảm bảo thực hiện đúng pháp luật.
Bộ sách Chân trời sáng tạo trong ngày ra mắt tại TP HCM cuối tháng 10. Ảnh: Báo Sài Gòn Giải Phóng.
Từ bốn năm nay, mỗi tháng Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trả cho lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM 2,5-6 triệu đồng một người vì "hỗ trợ biên soạn sách giáo khoa". 11 người nhận thù lao gồm ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM (trưởng ban), ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc (phó trưởng ban) và các phó chánh văn phòng, trưởng phòng giáo dục các cấp đóng vai trò ủy viên.
Đến năm 2018, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tiếp tục có quyết định thành lập Ban chỉ đạo tổ chức biên soạn bộ sách giáo khoa miền Nam (nay mang tên Chân trời sáng tạo) với mức thù lao như trên. Ngoài ra, 15 người thuộc nhóm tư vấn hỗ trợ nhận mức thù lao 2,5 triệu đồng một người.
Trả lời hôm 6/12, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, cho biết Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chi thù lao hỗ trợ công tác chuyên môn, tổ chức đội ngũ tác giả, chuyên gia tư vấn... trong quá trình biên soạn bộ sách giáo khoa. Đây không phải là thù lao để làm công tác phát hành sách. Năm bộ sách giáo khoa được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt đều bình đẳng trong quá trình lựa chọn ở các trường tiểu học của TP HCM.
Lãnh đạo UBND TP HCM đã yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo giải trình sự việc.
Mạnh Tùng
Theo Vnexpress
Các địa phương chủ động lựa chọn sách giáo khoa Nghị quyết 88 của Quốc hội đã nêu rất rõ: "Các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn SGK để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT". Ngày 4-12, trước thông tin về việc từ năm 2015 đến năm 2018, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam...