Thăm dấu xưa thi sĩ Hàn Mạc Tử
Bệnh viện Phong Quy Hòa (còn gọi là trại phong hay làng phong Quy Hòa, tỉnh Bình Định) vẫn còn giữ nguyên căn phòng Hàn Mạc Tử từng ở trước khi thi sĩ qua đời 83 năm trước.
Trong phòng còn chiếc giường, manh chiếu cói, những tập thơ, bút tích của thi sĩ tài hoa cùng nhiều câu chuyện xưa cũ…
Phòng lưu niệm nhà thơ Hàn Mạc Tử với nhiều đồ vật, bút tích được lưu giữ vẹn nguyên
Trại phong năm nào giờ thành nơi thu hút du khách
Khác với thời điểm khi mới bắt đầu thành lập trại phong vào những năm 20 của thế kỷ XX, khi đó, trại phong dường như tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài, chẳng mấy ai muốn lai vãng đến trừ các linh mục, nữ tu và những người điều trị bệnh phong. Còn hiện nay, khu vực trại phong năm nào có khung cảnh thơ mộng, kiến trúc độc đáo cùng nhiều câu chuyện thú vị mà đặc biệt là câu chuyện về bút tích cuối đời của thi sĩ “bán trăng” đã trở thành điểm thu hút với du khách gần, xa.
Đến dạo mát vào một buổi sáng nắng rực rỡ thật sự cảm thấy yêu thích không khí trong lành nơi đây. Các lối nhỏ dọc ngang cùng những đường nội vi ở trại phong rợp bóng dừa tĩnh lặng, dịu êm trong làn gió biển và tiếng sóng vỗ,… Tổng thể nơi đây không chỉ có khu điều trị dành cho riêng bệnh nhân phong mà còn có một nhà thờ nhỏ, một tu viện, nhà lưu niệm nhà thơ Hàn Màn Tử và nhà của nhiều bệnh nhân phong,…
Nhiều đồ vật, bút tích được lưu giữ vẹn nguyên
Ký ức xưa ghi lại, trại phong Quy Hòa được thành lập năm 1929 do cha Paul Maheu và bác sĩ Le Moine (là người đứng đầu ngành Y tế Quy Nhơn bấy giờ). Theo nhiều ghi chép, khoảng năm 1920, linh mục Paul Maheu (1869-1931) đã tìm ra vùng đất yên bình, vắng lặng Quy Hòa, cách Quy Nhơn khoảng 5km. Chính không gian tách biệt với thế giới bên ngoài cùng bầu không khí thoáng đãng của vị trí này là lý do để cố linh mục Paul Maheu chọn xây dựng khu điều trị bệnh phong và sau này cũng thành nơi sinh sống của gia đình các bệnh nhân. Trại phong từ năm 1932 bắt đầu được các nữ tu người Pháp quản lý và xây dựng nhiều công trình nhà thờ, nhà ở, đường sá, bệnh viện,… mà đến nay vẫn được sử dụng.
Nếu quan sát kỹ có thể thấy, dường như khi xây dựng, mọi thứ đều được tính toán rất kỹ lưỡng để phù hợp với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Sàn ở khu điều trị, nhà ở được lát gạch, thang có ít bậc, lối đi rộng rãi và đặc biệt không có hàng rào. Tất cả để hỗ trợ những bệnh nhân nặng với nhiều dị tật cơ thể. Các khu vực chung đều bố trí những hàng ghế, bóng cây và những khu vực như công viên nhỏ để hóng mát vì người sống trong viện chẳng mấy khi bước chân khỏi đây. Người bệnh có thể đi lại dễ dàng và mở cửa ngồi trước phòng, nhìn ra những khoảng sân rộng mát.
Gian phòng nhỏ – nơi lưu niệm thi sĩ tài hoa, bạc mệnh
Giữa làng phong còn có một gian nhà được giữ thành nhà lưu niệm của thi sĩ Hàn Mạc Tử. Người ta gọi thi sĩ là cư dân danh tiếng ở đây. Căn phòng nhỏ, chỉ khoảng 25m2, chia làm 2 gian chính là nơi thi sĩ đến điều trị vào năm 1940 khi bệnh đã chuyển nặng. Ông mang số bệnh nhân 1.134 và có thời gian ở đây hơn 2 tháng để điều trị, nghỉ dưỡng. Trước căn nhà nhỏ mái ngói đề bảng “Phòng lưu niệm nhà thơ Hàn Mạc Tử” là nơi ông nằm chữa bệnh và mất ngày 11/11/1940. Căn phòng nhỏ này mở cửa tự do cho mọi người tham quan, tìm hiểu và hình dung nơi thi sĩ lưu lại thời gian cuối đời. Bộ bàn gỗ tiếp khách, chiếc giường đơn đặt gần cửa sổ nhìn ra khoảng trời rộng, chiếc tủ gỗ giản đơn,… Tất cả vẫn được giữ nguyên như ngày nào. Bên trong phòng treo rất nhiều khung hình là các bài thơ, hình ảnh, câu nói về thi sĩ. Một số bút tích của nhà thơ vẫn được lưu giữ cẩn thận trong lồng kính, treo trên tường nhà. Trong đó có 4 câu thơ trong bài Lang thang của ông:
Video đang HOT
Trời hỡi nhờ ai cho khỏi đói?
Gió trăng có sẵn làm sao ăn?
Làm sao giết được người trong mộng?
Để trả thù duyên kiếp phũ phàng?
Gian phòng nhỏ còn cột tấm bảng gỗ treo ngay trên bức tượng bán thân của ông khắc dòng chữ “Mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi và còn lại của cái thời kỳ này chút gì đáng kể đó là Hàn Mặc Tử” của nhà thơ Chế Lan Viên, trích trong Những kỷ niệm về Hàn Mạc Tử đăng trên Báo Người Mới số 5, phát hành ngày 23/11/1940. Căn phòng chỉ đơn giản thế thôi!
Mộ thi sĩ Hàn Mạc Tử được cải táng về đồi Thi Nhân vào năm 1959
Phòng lưu niệm này không nằm gần mộ Hàn Mạc Tử trên đồi Thi Nhân hiện nay nhưng gần với mộ ban đầu của nhà thơ. Mộ cũ của nhà thơ hiện còn trong khuôn viên trại phong, gần khu vườn tượng danh nhân y học. Còn nhớ, trong cuốn Hàn Mạc Tử xuất bản năm 1941, Trần Thanh Mại viết: “Mộ Hàn Mạc Tử chỉ có một chiếc thập tự làm bằng hai que củi đóng một cái đinh ở giữa. Mười tháng sau khi thi sĩ mất, chiếc thánh giá đỡ đầu cho mộ chàng đã sụp đổ…”.
Sau khi an táng ở vị trí này, nhà thơ đã nằm ở đây 19 năm, trước khi được gia đình và người bạn, nhà thơ Quách Tấn cải táng về đồi Thi Nhân vào năm 1959. Trên mộ cũ của ông có dựng đài tưởng niệm hình cây bút, quyển sách để thương tiếc, tưởng nhớ một tài năng bạc mệnh…
Trại phong nằm khá tách biệt như đã nói, tuy nhiên, sự tách biệt này tạo cho nơi đây bầu không khí yên ả đặc biệt. Và chỉ cần đi ngược trở ra qua hai, ba lần cua dốc chừng 4km, tới cổng Khu di tích Ghềnh Ráng, du khách có thể đến đồi Thi Nhân, còn có dốc Mộng Cầm được đặt theo tên một trong những nàng thơ của Hàn Mạc Tử. Nơi đây chính là nơi đặt mộ thi sĩ. Qua dốc Mộng Cầm và đi bộ lên những bậc tam cấp bằng đá, với 2 hàng cau cao phủ bóng mát là gặp mộ Hàn Mạc Tử. Ngôi mộ được thiết kế đơn giản, với những biểu tượng của Công giáo do nhà thơ theo đạo vào năm cuối đời. Dưới chân tượng khắc dòng chữ: “Nơi đây yên nghỉ trong tay mẹ Maria Hàn Mặc Tử tức Phêrôphanxico Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22/9/1912 tại Lệ Mỹ, Quảng Bình, tử ngày 11/11/1940 tại Quy Hòa, Quy Nhơn”.
Không gian nơi này rất thoáng đãng, khách du lịch tham quan, thắp nén nhang tưởng nhớ thi sĩ tài hoa, bạc mệnh./.
3 bài tập đơn giản nhưng giúp các cặp đôi mãnh liệt hơn
Mới đây, một bác sĩ ở Mỹ đã chia sẻ những bài tập nhằm giúp các cặp đôi đạt 'cực khoái' mãnh liệt hơn.
Bác sĩ Teresa Irwin, nữ bác sĩ chuyên khoa vùng chậu ở Texas, Mỹ đã đăng tải các video trên chia sẻ các phương pháp tập luyện giúp tăng cường cơ sàn chậu, từ đó giúp đem lại lợi ích cho chuyện 'chăn gối'.
Cơ sàn chậu là khối cơ kéo dài từ xương cụt đến xương mu phía trước, tạo thành một mặt sàn phẳng giữa hai chân và nâng đỡ các cơ quan trong vùng chậu như bàng quang, tử cung và ruột.
Khi cơ sàn chậu yếu đi nó có thể dẫn đến tình trạng rối loạn chức năng sàn chậu, có thể gây ra chứng tiểu không tự chủ, đi tiểu thường xuyên, táo bón hoặc khiến bạn khó đạt 'cực khoái' hơn.
Bác sĩ Irwin cũng cho biết có 3 bài tập có thể giúp mọi người tăng cường sức khỏe của cơ sàn chậu và giúp bạn đạt 'cực khoái' mãnh liệt hơn.
Ảnh minh họa.
3 bài tập giúp bạn đạt 'cực khoái' mãnh liệt hơn
1. Bài tập Kegel
Bác sĩ Irwin chia sẻ: "Cơ sàn chậu hoạt động như một tấm lưới để giữ cho các cơ quan sinh sản và cơ quan bài tiết nằm đúng vị trí. Khi cơ sàn chậu trở nên yếu đi, nó có thể dẫn đến chứng sa tử cung và các rối loạn chức năng ở các cơ quan khác bao gồm cả cơ quan sinh dục nam và nữ".
Các cơ sàn chậu cũng có quan hệ mật thiết tới khả năng cương dương và có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xuất tinh ở nam giới.
Tuy nhiên, chuyên gia cho biết Kegel là bài tập giúp tập luyện cơ sàn chậu ở cả nam và nữ, đặc biệt dành cho nam giới bị xuất tinh sớm. Việc tập luyện bài tập Kegel mỗi ngày không chỉ giúp kéo dài thời gian quan hệ mà còn gia tăng khả năng đạt 'cực khoái' ở cả nam và nữ.
Cách tập luyện bài tập Kegel bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Xác định cơ sàn chậu: Xác định bằng cách ngồi thẳng lưng trên ghế, hai chân vuông góc với sàn. Lần lượt nghiêng người ra đằng trước, đằng sau, bên trái, bên phải để xác định được các mỏm xương nâng đỡ việc ngồi, đây chính là vùng xương giới hạn cơ đáy sàn chậu. Hoặc mọi người có thể xác định bằng cách ngưng tiểu giữa chừng khi đang đi tiểu.
Bước 2: Thực hiện co chặt cơ sàn chậu, giữ nguyên trong 3 giây rồi thả lỏng trong 3 giây. Mỗi lần nên tập 10 lượt, mỗi ngày tập 3 lần có thể đem lại hiệu quả.
Mọi người có thể tập bài tập Kegel mọi lúc, mọi nơi và ở trong nhiều tư thế như đứng, ngồi, nằm,...
Ảnh minh họa: Tập bài tập Kegel mỗi ngày không chỉ giúp kéo dài thời gian quan hệ mà còn gia tăng khả năng đạt 'cực khoái' ở cả nam và nữ.
2. Múa bụng và Yoga
Các bài tập múa bụng và yoga không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn có thể giúp bạn tăng khả năng đạt 'cực khoái', đặc biệt là khi kết hợp múa bụng hoặc yoga với bài tập Kegel.
Bác sĩ Irwin nói: "Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp các bài tập múa bụng với bài tập Kegel để tăng hiệu quả tập luyện cơ sàn chậu".
Bên cạnh đó, yoga cũng là một bài tập có thể tác động lên cơ sàn chậu. Một số tư thế nhất định của yoga còn có thể làm dịu dây thần kinh phế vị - dây thần kinh phế vị đi qua vùng chậu ở cả nam và nữ giới đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển các xung động đến tủy sống và não giúp cơ thể đạt 'cực khoái'.
Ảnh minh họa: Yoga cũng là một bài tập có thể tác động lên cơ sàn chậu, giúp cơ thể đạt 'cực khoái' mãnh liệt hơn.
3. Tập thở
Bác sĩ Irwin cho biết: "Các bài tập thở giúp giảm áp lực tác động lên cơ sàn chậu và giúp tăng cường sức mạnh cho vùng cơ này một cách hiệu quả".
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số kỹ thuật thở thực sự có thể tăng cường sự hưng phấn và khoái cảm tình dục. Ví dụ, hít thở sâu có thể làm tăng lưu lượng máu và oxy đến bộ phận sinh dục, dẫn đến tăng độ nhạy cảm ở cơ quan này và giúp bạn đạt 'cực khoái' mãnh liệt hơn.
Tiến sĩ Jessica O'Reilly, chuyên gia nghiên cứu về giới tính và tình dục cho biết: "Bài tập thở đặc biệt là khi làm 'chuyện ấy' giúp tăng cường tuần hoàn, điều này giúp thúc đẩy lưu lượng máu chảy đến cơ quan sinh dục và tăng khả năng đạt 'cực khoái'. Hãy cố gắng hít thở sâu qua cơ hoành thay vì hít thở nông bằng khoang ngực, điều này có thể giúp bạn đạt 'cực khoái' mãnh liệt hơn".
Vợ Hồ Tấn Tài phản ứng gay gắt vì chồng bị tung tin giả liên quan đến Hoa hậu Ý Nhi "Thấy thương chồng và cô hoa hậu quê tôi", hot girl quê Bình Định bày tỏ. Thời gian vừa qua, Hoa hậu Ý Nhi có nhiều phát ngôn gây xôn xao mạng xã hội, trong đó có phần trả lời nhanh về nhân vật cùng quê với mình. Cụ thể, khi được yêu cầu kể tên 3 người nổi tiếng quê ở Bình...