Thái Nguyên: Lấy trẻ là trung tâm và những cái được trong giáo dục mầm non
Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 – 2020 của Thái Nguyên đã tạo hiệu ứng mạnh, với nhiều thay đổi rõ rệt ở các trường học, cơ sở giáo dục mầm non.
Cô trò trường mầm non Hùng Sơn 2 huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Trẻ vui chơi và sáng tạo
Toàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 240 trường mầm non (trong đó có 215 trường công lập, 25 trường tư thục), cùng với 39 cơ sở giáo dục mầm non. Từ kinh nghiệm thực hiện thí điểm ở 06 trường (cấp tỉnh) và 27 trường (cấp huyện, thành phố, thị xã), việc thực hiện đại trà chuyên đề “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” đã được triển khai ở 100% các đơn vị giáo dục mầm non trên địa bàn toàn tỉnh.
Sự đổi mới trong tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ đã có tác động rõ rệt, giúp cho phương pháp của giáo viên linh hoạt mềm dẻo hơn, qua đó trẻ được quan tâm giáo dục cá nhân, được tạo cơ hội để tham gia các hoạt động một cách chủ động, tích cực. Các nội dung chuyên đề được giáo viên lồng ghép một cách phù hợp, nhẹ nhàng, tự nhiên, không khiên cưỡng.
Các nhà trường và cơ sở giáo dục mầm non cũng tuyên truyền, vận động, chia sẻ để các gia đình cùng đồng hành, phối hợp. Các hoạt động như “Hội thi đồ dùng đồ chơi tự tạo”, “Bé vui đón xuân”, “Ngày hội măng non”… đã thu hút được sự tham gia tích cực của đông đảo phụ huynh. Trong 05 năm thực hiện chuyên đề, phía gia đình học sinh đã đóng góp hơn 32.000 ngày công, cùng với sự ủng hộ về kinh phí và vật liệu tổng trị giá khoảng hơn 7 tỷ đồng.
Có thể thấy, qua 05 năm thực hiện chuyên đề, diện mạo của giáo dục mầm non có nhiều thay đổi: mạng lưới trường học cơ bản được rà soát, sắp xếp phù hợp với tình hình thực tế; quy mô trường, nhóm, lớp ngày càng được mở rộng; tỷ lệ trẻ được ăn bán trú, 2 buổi/ngày đảm bảo 100%; nhiều trường học được đầu tư xây mới với đầy đủ phòng học và nâng tỷ lệ phòng học kiên cố lên 61%, phòng chức năng, khuôn viên trường được quy hoạch, bố trí phù hợp với các hoạt động của trẻ.
Giờ học của trẻ tại trường mầm non quốc tế Ánh Dương (Đại Từ, Thái Nguyên)
Là một đơn vị triển khai hiệu quả nội dung chuyên đề, trường mầm non Hùng Sơn 2 (huyện Đại Từ) đang có nhiều khởi sắc. Hiện nhà trường có 12/12 phòng học kiên cố, 07 phòng chức năng, 01 bếp ăn. 100% trẻ được học 02 buổi/ngày và ăn bán trú.
“Chúng tôi không nhấn mạnh vào việc cung cấp cho trẻ kiến thức, mà coi trọng việc hình thành, phát triển năng lực, kĩ năng cho các cháu. Qua đó, trẻ ngày càng tự tin, mạnh dạn, hứng thú, bộc lộ được khả năng của mình” – cô giáo Vũ Thị Thủy, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ.
Trong khi đó, là trường tư thục duy nhất trên địa bàn huyện Đại Từ, trường mầm non quốc tế Ánh Dương lựa chọn phương pháp giáo dục STEAM, đồng thời cũng cho trẻ tiếp xúc làm quen và học tiếng Anh.
Cô giáo Nguyễn Thị Phương, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Với hệ thống cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn quốc tế, cùng với phương pháp giáo dục tiên tiến, nhà trường giúp các bé được phát triển tốt nhất khả năng của mình. Các cô định hướng, hỗ trợ, tạo môi trường, khơi gợi sự tò mò khám phá để các bé tự thực hiện”.
Video đang HOT
Tăng tính tương tác
Là một trường được Sở GD&ĐT khen thưởng cho đơn vị xuất sắc trong 05 năm thực hiện chuyên đề, trường mầm non Ba Hàng (thị xã Phổ Yên) đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhà trường đã tham mưu với lãnh đạo Phòng GD&ĐT cùng như địa phương để mở thêm 01 điểm trường để giảm tải; làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, hoàn thiện điều kiện cơ sở trường lớp trang thiết bị.
Đánh giá về kết quả tích cực qua chuyên đề, cô giáo Đặng Thị Minh Thu, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Chúng tôi rất tâm đắc với chuyên đề này. Giáo viên linh hoạt và sáng tạo hơn trong quá trình tương tác. Trẻ được phát huy bản thân qua việc tự khám phá, tự trải nghiệm. Phụ huynh cũng hiểu hơn và rất quan tâm. Sự gắn kết giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng là rất tốt”.
Với đặc thù nằm trên địa bàn khu công nghiệp, cơ sở giáo dục mầm non Hoa tuổi thơ (thị xã Phổ Yên) đang có 110 trẻ, trong đó khoảng 85% là con em công nhân. Để cha mẹ các bé yên tâm và thuận lợi, cơ sở đã linh hoạt để giãn dài thời gian nhận – trả, hỗ trợ cả buổi tối và ngày cuối tuần, đồng thời có hệ thống camera đầy đủ để các gia đình cùng quan sát, trao đổi, phối hợp.
“Các cô giáo ở đây luôn khuyến khích trẻ tự nói, tự bày tỏ, tự làm, cho nên các cháu rất mạnh dạn, thoải mái. Nhờ vậy, cha mẹ các cháu cũng rất yên tâm, phấn khởi” – cô giáo Nguyễn Thị Thơm, người đứng đầu cơ sở cho biết.
Với đặc thù là một thị xã công nghiệp phát triển, những ngày này cô trò trường mầm non Ba Hàng (TX.Phổ Yên, Thái Nguyên) vẫn tới lớp vừa đảm bảo chăm sóc trẻ vừa phòng dịch an toàn.
Về kết quả chung sau 05 năm thực hiện chuyên đề, bà Trần Thị Thúy, Trưởng phòng Giáo dục Mầm non – Sở GD&ĐT Thái Nguyên đánh giá: “Nhiều đơn vị đã nỗ lực, cố gắng xây dựng môi trường vật chất trong và ngoài lớp học phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, qua đó tạo mọi cơ hội cho trẻ được hoạt động, trải nghiệm, thỏa mãn nhu cầu vui chơi, học tập. Môi trường tinh thần cũng được các nhà trường thường xuyên quan tâm triển khai, đôn đốc, tạo tâm lý thoải mái cho trẻ khi đến trường và giúp cha mẹ trẻ yên tâm khi gửi con”.
Theo kế hoạch, trong thời gian tiếp theo, Sở GD&ĐT Thái Nguyên sẽ chỉ đạo các đơn vị tiếp tục triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, trong đó sẽ tập trung vào chủ đề “Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo hành trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non”.
Cùng với đó là việc thực hiện tuyên truyền tới cộng đồng, cha mẹ trẻ trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình, nhất là đối với trẻ 5 tuổi chuẩn bị vào lớp 1; huy động, khuyến khích để cha mẹ trẻ tham gia vào hoạt động của trường, lớp mầm non, khuyến khích sự chia sẻ của gia đình về đặc điểm tâm lí của trẻ để thống nhất các biện pháp thúc đẩy sự tiến bộ của trẻ; phối hợp với gia đình, cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ dân tộc thiểu số và trẻ có hoàn cảnh khó khăn.
Giáo dục mầm non Tân Kỳ với mục tiêu nâng cao chất lượng toàn diện
Giáo dục mầm non của huyện Tân Kỳ thực sự được nâng cao chất lượng toàn diện sau 5 năm thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, giai đoạn 2016 - 2020".
Ấn tượng những ngôi trường
Đến Trường Mầm non xã Tân An vào một ngày trung tuần tháng 6, trong thời tiết nắng nóng gay gắt, các giáo viên và học sinh vẫn miệt mài giờ học, chúng tôi thực sự ấn tượng với không gian xanh thoáng mát nhờ hệ thống cây xanh được trồng lâu năm và những bồn hoa đang khoe sắc làm sinh động lên khuôn viên với các thiết bị đồ chơi ngoài trời đáp ứng nhu cầu vui chơi, khám phá của trẻ.
Đến bữa cơm trưa, tất cả các cháu đều hào hứng với bữa cơm đủ chất dinh dưỡng, được tổ nuôi chế biến chu đáo, hấp dẫn... Phòng học, phòng ăn đều mát mẻ.
Giờ ra chơi của các cháu trường Mầm non xã Tân An. Ảnh Xuân Hoàng
Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Tân An - cô giáo Chữ Thị Hoài Thu cho biết: Từ việc ăn uống của các cháu, nhà trường đều lên thực đơn cụ thể, chi tiết theo từng tuần, nhằm đảm bảo dinh dưỡng cho các cháu trong mỗi bữa ăn. Theo đó, tổ nuôi của trường hàng ngày chủ động mua các loại thực phẩm tươi ngon, đảm bảo chất lượng, đồng thời phải biết chế biến ra món ăn phù hợp với trẻ.
Được sự quan tâm của các cấp hội phụ huynh, các lớp học đã được đầu tư mua sắm quạt làm mát (hơi nước). Do vậy, vào các giờ học, bữa ăn và giờ ngủ trưa của các cháu không bị ảnh hưởng do nắng nóng. "Trong điều kiện được thuận lợi hơn bởi sự quan tâm của chính quyền địa phương và Phòng Giáo dục, tập thể nhà trường luôn đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn, tất cả vì các cháu học sinh thân yêu" - cô giáo Chữ Thị Hoài Thu chia sẻ.
Tập thể Trường Mầm non xã Tân An luôn đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn, tất cả vì các cháu học sinh thân yêu. Ảnh: Xuân Hoàng
Trường Mầm non thị trấn Tân Kỳ được đánh giá là "cánh chim đầu đàn" của giáo dục mầm non Tân Kỳ. Từ cơ sở vật chất đến trang thiết bị phục vụ dạy học ở đây đều được chính quyền địa phương, phòng giáo dục và hội phụ huynh quan tâm.
Cô giáo Dương Thị Dung - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Những năm qua, đơn vị thực hiện đúng quy định nền nếp chuyên môn và chương trình giáo dục mầm non; chú trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ và khuyến khích giáo viên tham gia các hội thi với chất lượng cao, năm học 2017 - 2018, trường có 3 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.
Nhà trường cũng luôn đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện cho trẻ chủ động tham gia các hoạt động của nhóm, của lớp; giao tiếp - tương tác tích cực theo phương châm "học mà chơi - chơi mà học" phù hợp với từng độ tuổi và khả năng của trẻ. Kết quả 100% trẻ ngoan ngoãn, lễ phép, có kỹ năng sống cần thiết và phù hợp với độ tuổi, 100% số trẻ ăn bán trú tại trường, trong 3 năm học trở lại đây tỉ lệ suy dinh dưỡng đều giảm còn dưới 2,7%.
Điều đặc biệt của nhà trường hiện nay, được phụ huynh các lớp tự nguyện đóng góp tiền đầu tư mua sắm các trang thiết bị phục vụ dạy, học, còn quan tâm lắp đặt máy điều hòa trong các phòng học.
Khuôn viên Trường Mầm non thị trấn Tân Kỳ. Ảnh Xuân Hoàng
Với những hoạt động có chiều sâu, năm học 2018 - 2019 Trường Mầm non Tân Kỳ đạt danh hiệu xuất sắc cấp tỉnh; năm 2018, đạt đơn vị văn hóa và được công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.
"Trẻ em như những mầm ươm, vì vậy, nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục để trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất, trí tuệ và nhân cách luôn được các trường mầm non chú trọng. Đặc biệt, tình yêu và lòng nhiệt huyết của các cô giáo mầm non sẽ giúp trẻ luôn vững vàng phát triển từ những lớp học đầu đời" - cô Dương Thị Dung tâm sự.
Được biết, hệ thống trường học mầm non của huyện Tân Kỳ những năm gần đây đã có sự thay đổi về chất lượng dạy và học, đó là kết quả sau 5 năm thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, giai đoạn 2016-2020".
Chuyên đề đổi mới chất lượng
Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tân Kỳ - ông Phạm Tân Phương cho biết, giáo dục bậc mầm non là trường học đầu tiên của mỗi con người, là nền tảng đầu tiên của ngành; chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non đảm bảo có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục cho các bậc học tiếp theo. Xác định tầm quan trọng đó, giáo dục mầm non huyện Tân Kỳ đã xây dựng và triển khai thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, giai đoạn 2016-2020".
Giờ ra chơi với nhiều hoạt động bổ ích của các cháu Trường Mầm non xã Tân Long. Ảnh Xuân Hoàng
Sau 5 năm triển khai thực hiện chuyên đề, đã nâng cao năng lực nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về nội dung chuyên đề, nhận thức rõ tầm quan trọng, ý nghĩa của việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng, cải tạo ngày càng khang trang. Môi trường giáo dục trong lớp học được thiết kế sắp xếp khoa học, phù hợp, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của từng chủ đề, theo từng độ tuổi; đồ dùng, đồ chơi mang tính mở, hấp dẫn kích thích trẻ hoạt động tích cực.
Môi trường ngoài lớp học quy hoạch thiết kế khuôn viên sân vườn trường xanh, sạch, đẹp có đủ các khu vui chơi thực hành trải nghiệm, có đủ đồ chơi, đồ dùng đáp ứng nhu cầu hoạt động ngoài trời cho trẻ. Giáo viên được nâng cao kỹ năng lập Kế hoạch giáo dục; linh hoạt trong việc vận dụng phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
Trẻ hứng thú tích cực tham gia vào các hoạt động thực hành, trải nghiệm, các trò chơi, tích cực tương tác với đồ dùng, đồ chơi; hình thành, phát triển khả năng tư duy, nhận thức tích cực, chủ động trong việc lĩnh hội các kiến thức kỹ năng theo mục tiêu giáo dục đề ra. Phụ huynh đồng tình ủng hộ nhà trường về ngày công lao động vệ sinh khang trang trường lớp trồng cây, trồng rau, trồng hoa...
Giờ học múa của Trường Mầm non thị trấn Tân Kỳ. Ảnh: Xuân Hoàng
Trong 5 năm, hệ thống giáo dục mầm non Tân Kỳ đã xây mới 54 phòng học, 37 phòng chức năng, 82 công trình vệ sinh của trẻ, 8 công trình vệ sinh dành cho giáo viên. 26/26 trường đều đã đầu tư thiết kế xây dựng cải tạo các khu vui chơi thực hành trải nghiệm ngoài trời cho trẻ và tu sửa mua sắm bổ sung thêm đồ chơi ngoài trời, các trang bị nội thất trong các nhóm, lớp đáp ứng nhu cầu phục vụ sinh hoạt vui chơi cho trẻ. Tổng kinh phí đầu tư hơn 86 tỷ đồng.
Ông Phạm Tân Phương cho biết thêm, kết quả nổi bật trong thực hiện chuyên đề chính là đối tượng trẻ trở thành trung tâm, trẻ phát triển khỏe mạnh, tích cực, hứng thú với các hoạt động trong môi trường phù hợp, mạnh dạn, tự tin; được rèn luyện và phát triển các tố chất cần thiết phù hợp với lứa tuổi, từ đó phát triển nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và các kỹ năng xã hội. Những kết quả đạt được trong thực hiện chuyên đề, thực sự đã tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn huyện Tân Kỳ.
Hệ thống giáo dục mầm non Tân Kỳ hiện có 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó 97% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, năm 2018 có 10 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Các danh hiệu được khen thưởng: nhiều năm liền được Sở Giáo dục và Đào tạo công nhận xuất sắc lĩnh vực Giáo dục mầm non. Trong 5 năm qua, Tân Kỳ có 8 đơn vị được công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Điểm đầu vào đại học 2020 sẽ cao hơn mọi năm Đó là ý kiến của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại hội nghị tổng kết tuyển sinh năm 2019, triển khai công tác tuyển sinh năm 2020. Ngày 13/2, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị trực tuyến tại 7 đầu cầu Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Tây Nguyên để tổng...