Thái Nguyên: Cô học trò nghèo vượt khó cùng ước mơ trở thành chiến sĩ Công an
Sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo chỉ có hai mẹ con, mẹ lại không may bị khuyết tật chân bẩm sinh nhưng điều đó chưa bao giờ làm vơi đi nỗ lực vươn lên của cô học trò Lê Thị Hải Nguyên.
Em Lê Thị Hải Nguyên tự học ở nhà và đạt giải nhất môn Ngữ Văn trong kì thi học sinh giỏi cấp thành phố năm 2020.
Tìm về xã Đồng Liên, thành phố Thái Nguyên hỏi ai cũng biết về tấm gương học sinh hiếu học Lê Thị Hải Nguyên , học sinh lớp 9B, trường THCS Đồng Liên.
Ấn tượng đầu tiên Nguyên đó là một cô học trò với đôi mắt trong veo, hay nói, cười. Nhưng ít ai biết được ẩn sâu trong cô học trò nhỏ là nghị lực phi thường vượt qua hoàn cảnh để vươn lên trong cuộc sống.
Không giống bạn bè cùng trang lứa khác, ngay từ khi mới sinh ra, Nguyên đã không biết bố mình là ai. Thiếu thốn tình thương của bố nhưng em lại được mẹ hết mực yêu quý. Dù bị khuyết tật, khó khăn đi lại song mẹ Nguyên vẫn cố gắng làm ruộng, bán rau kiếm tiền nuôi con ăn học.
Video đang HOT
Em Lê Thị Hải Nguyên (đứng thứ 2 từ bên phải sang) nhận khen thưởng của nhà trường vì có thành tích xuất sắc trong học tập năm học 2019-2020.
Thấu hiểu sự vất vả của mẹ, trong suốt những năm học từ cấp 1 đến cấp 2 Nguyên luôn cố gắng học giỏi. Vì không có điều kiện để học thêm hay mua sách tham khảo như các bạn nên Nguyên thường tranh thủ những giờ học trên lớp có chỗ nào chưa hiểu, em nhờ sự giúp đỡ giải đáp của thầy cô, qua đó tự tích lũy kiến thức cho mình.
Chính nhờ những nỗ lực học tập của bản thân mà trong cả 4 năm học THCS, Nguyên đều đạt học sinh giỏi toàn diện. Điểm tổng kết tất cả các môn học đều trên 9,0. Riêng trong môn Ngữ Văn, Nguyên đã sớm bộc lộ được năng khiếu đặc biệt của mình.
Mới đây trong kì thi học sinh giỏi cấp thành phố năm 2020, Nguyên đã xuất sắc đạt giải nhất môn Ngữ Văn. Đây không chỉ là niềm tự hào của riêng Nguyên mà còn của nhà trường.
Cô Nguyễn Thị Minh Thư, cô giáo dạy Ngữ Văn của em chia sẻ: ngay từ năm học lớp 6 tôi đã phát hiện ra Nguyên có năng khiếu trong môn Ngữ Văn. Cách hành văn của Nguyên rất mạch lạc, rõ ràng. Nhiều khi cách nhìn nhận vấn đề của Nguyên đi ngược lại so với các bạn nhưng cách diễn giải lại sâu sắc nên bài viết của em thường rất sáng tạo.
Nguyên chia sẻ: “Chính những khó khăn trong cuộc sống đã giúp em rèn luyện bản thân, vươn lên bằng chính sức lực của mình. Em lạc quan, yêu đời, vui vẻ cũng là để mẹ yên tâm, rằng em vẫn tốt”.
Ý thức được hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ngoài giờ học trên lớp về nhà Nguyên thường giúp mẹ những công việc nhà và luôn tự giác trong việc học tập. Góc nhỏ học tập của Nguyên được dán đầy những công thức Toán học, Hóa học hay những câu văn, câu thành ngữ hay. Nguyên nói: Học như vậy sẽ nhanh nhớ và lâu quên hơn.
Ngoài giờ học, Nguyên giúp mẹ việc nhà.
Tự hào về cô học trò nhỏ của mình, cô Lê Thị Nguyên – Hiệu trưởng trường THCS Đồng Liên (TP Thái Nguyên) nói: “em Nguyên là một học trò siêng năng, dễ hòa đồng với mọi người. Nhiều cuộc thi học sinh giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh em tham gia và đạt giải cao.
Không chỉ học giỏi Nguyên còn hay giúp đỡ bạn bè trong lớp. Những bài khó em đều cố gắng giải thích để các bạn có thể hiểu hơn. Dù dành nhiều thời gian học tập nhưng với các hoạt động văn nghệ, thể thao của trường em đều tham gia rất nhiệt tình. Em thật sự là một tấm gương sáng về nỗ lực vượt lên hoàn cảnh để các bạn cùng trang lứa học theo.
Có bảng thành tích kết quả học tập đáng ngưỡng mộ như vậy nhưng Nguyên luôn khiêm tốn. Dù được hỏi em chỉ nhỏ nhẹ rằng bản thân cần phải cố gắng học tập hơn nữa để mẹ được vui và cũng là để thực hiện được ước mơ trở thành một chiến sĩ Công an Nhân dân.
Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em DTTS
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên vừa tổng kết 5 năm thực hiện Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2016- 2020.
Ảnh minh họa
Từ sự hỗ trợ của đề án, sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình, 5 năm qua có gần 15 nghìn trẻ em người DTTS ở tỉnh Thái Nguyên được tăng cường tiếng Việt, qua đó, tạo điều kiện thuận lợi giúp các em phát triển ngôn ngữ tiếng Việt tốt hơn. Ngoài ra, tỉnh còn tổ chức cho hơn 4.500 lượt cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên ở 63 trường mầm non, 55 trường tiểu học ở vùng DTTS trên địa bàn tỉnh được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, học tiếng DTTS để tăng cường giao tiếp, tạo sự tự tin cho học sinh.
Học làm chiến sĩ Công an Chương trình 'Học làm chiến sĩ Công an' do Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ - CATP Hà Nội phối hợp cùng Đoàn Thanh niên CATP Hà Nội tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 19 đến 25-7-2020. Đây là năm thứ 3 khóa huấn luyện dành cho các em từ 9 đến 15 tuổi được diễn ra, tại đây...