Thái Lan triển khai tiêm chủng ngừa COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi
Chính phủ Thái Lan sẽ bắt đầu chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19 cho trẻ em trong độ tuổi từ 5-11 vào ngày 31/1, với ưu tiên dành cho những nhóm dễ bị tổn thương.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 17/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan Thanakorn Wangboonkongchana cho biết đợt tiêm chủng này sẽ sử dụng 3 triệu liều vaccine do Pfizer/BioNTech sản xuất, bắt đầu bằng việc tiêm cho trẻ em thuộc các nhóm dễ bị tổn thương tại Viện Sức khỏe trẻ em quốc gia mang tên Hoàng hậu Sirikit trước khi được cung cấp cho các trẻ em khác.
Trước đó, Trung tâm xử lý tình hình COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA) đã thông qua việc sử dụng vaccine của Pfizer/BioNTech cho trẻ em từ 5-11 tuổi. Người phát ngôn CCSA Taweesilp Visanuyothin cho biết trẻ em trong độ tuổi nói trên sẽ được tiêm vaccine có nắp màu cam của Pfizer/BioNTech. Loại vaccine này đã được Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) của Mỹ cho phép sử dụng.
Theo kế hoạch, Thái Lan sẽ nhận 3 triệu liều vaccine của Pfizer/BioNTech vào ngày 26/1 để tiêm cho trẻ em từ 5-11 tuổi. Số vaccine này nằm trong thỏa thuận mua 10 triệu liều mà Chính phủ Thái Lan đã đặt trước đó. Sau khi tiếp nhận vaccine, Bộ Y tế Thái Lan sẽ mất vài ngày để đánh giá và thử nghiệm một số mẫu như một biện pháp phòng ngừa an toàn trước khi bắt đầu tiêm chủng.
Cho đến nay, đã có khoảng 4,5 trong số 5 triệu thanh thiếu niên từ 12-18 tuổi ở Thái Lan được tiêm 1 mũi vaccine ngừa COVID-19 và hơn 4 triệu em đã được tiêm mũi thứ 2.
Về tình hình COVID-19 ở Thái Lan, quốc gia Đông Nam Á này sáng 25/1 thông báo ghi nhận thêm 6.718 ca mắc mới, cùng 12 trường hợp tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số các ca nhiễm từ đầu dịch tới nay lên 2.391.357 ca, trong đó có 22.057 người không qua khỏi.
Các tụ điểm giải trí về đêm châm ngòi cho làn sóng COVID-19 mới ở châu Á
Theo kênh Channel NewsAsia, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á đã ghi nhận các ổ dịch COVID-19 liên quan đến các tụ điểm giải trí về đêm những ngày gần đây.
Ngành công nghiệp giải trí ban đêm đã trở thành nguồn lây bệnh COVID-19 mới nhất tại Singapore. Ảnh: AFP
Singapore đã ghi nhận sự gia tăng các ca nhiễm virus SARS-Cov-2 liên quan đến các quán karaoke và câu lạc bộ đêm trong những ngày gần đây. Tính đến ngày 15/7, đã có 87 trường hợp nhiễm virus từ các quán karaoke tại nước này. Phát biểu với truyền thông, Bộ trưởng Y tế Singapore Ong Ye Kung mô tả tình hình dịch bệnh đang "rất phức tạp và đáng lo ngại".
Video đang HOT
Các tụ điểm vui chơi giải trí về đêm được cho là đã châm ngòi làn sóng bùng phát virus SARS-CoV-2 cục bộ ở Singapore trong nửa đầu tháng 7. Tuy nhiên, Singapore không phải là nơi duy nhất ở châu Á có những cụm dịch COVID-19 liên quan đến các địa điểm này.
Hong Kong (Trung Quốc)
Vào tháng 11/2020, giới chức Hong Kong đã đóng cửa các quán bar và hộp đêm sau khi ghi nhận hơn 180 ca mắc COVID-19, được cho là có liên quan đến hoạt động của một số vũ trường trong thành phố. Đó là lần thứ ba trong năm 2020 Hong Kong buộc phải dừng hoạt động các tụ điểm vui chơi về đêm trong nỗ lực ngăn chặn sự gia tăng các ca mắc mới.
Thời điểm đó, các trạm xét nghiệm lưu động đã được thiết lập ở một số quận. Giới chức Hong Kong cũng đã kêu gọi cư dân ở các khu vực bị ảnh hưởng thực hiện xét nghiệm COVID-19 để giúp kiểm soát dịch bệnh. Một bệnh viện dã chiến gần sân bay của thành phố cũng hoạt động trở lại.
Một nhân viên dọn dẹp bên ngoài một quán bar ở Lan Kwai Fong, Hong Kong (Trung Quốc). Ảnh: Reuters
Theo Báo Bưu điện Hoa nam Buổi sáng, ổ dịch này bùng phát sau khi một doanh nhân nữ 75 tuổi được xác nhận mắc bệnh vào hôm 19/11. Người này đã đến vũ trường Starlight ở quận Wan Chai, Hong Kong.
Số ca mắc COVID-19 sau đó tăng mạnh khiến Hong Kong phải hoãn kế hoạch "bong bóng du lịch" với Singapore, dự kiến được triển khai vào ngày 22/11/2020.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến ngay 16/7, Hong Kong đã ghi nhận tổng cộng khoảng 12.000 trường hợp COVID-19 với 212 ca tử vong.
Nhật Bản
Các quán bar và câu lạc bộ đêm cũng từng được biết đến là điểm nóng COVID-19 hồi tháng 7 năm ngoái tại Nhật Bản, sau khi quốc gia này ghi nhận ca mắc tăng đột biến.
Việc thử nghiệm mở cửa trở lại các tụ điểm vui chơi buổi đêm của giới chức Tokyo đã khiến số ca mắc COVID-19 ở thành phố này tăng đột biến, chủ yếu là những người trong khoảng 20-30 tuổi.
Các ổ dịch này đã khiến các nhà chức trách phải nâng tình trạng cảnh báo của thành phố lên mức cao nhất vào ngày 15/7/2020.
Tính đến ngày 16/7, Nhật Bản ghi nhận khoảng 831.000ca mắc Covid-19, trong đó hơn 15.014 trường hợp tử vong.
Hàn Quốc
Thủ đô của Hàn Quốc đã yêu cầu đóng cửa tất cả các câu lạc bộ và quán bar sau khi một loạt ca bệnh mới bùng phát tại khu phố đêm Itaewon. Ảnh: AFP
Tháng 5 năm ngoái, một người đàn ông 29 tuổi đã đến 5 hộp đêm dành cho người đồng tính tại khu giải trí về đêm nổi tiếng Itaewon ở Seoul. Sau đó, người này đã có xét nghiệm dương tính virus SARS-CoV-2 và lây lan cho nhiều người khác.
Sau khi những cụm dịch này bùng phát, quán bar và hộp đêm ở Seoul đã buộc phải đóng cửa trong nhiều ngày. Tuy nhiên, việc điều tra và truy vết người bệnh gặp rất nhiều khó khăn. Các nhóm nhân quyền ở Hàn Quốc cáo buộc giới chức nước này kỳ thị người đồng tính.
Các nhà chức trách đã phải sử dụng dữ liệu điện thoại di động, bảng sao kê thẻ tín dụng và đoạn phim camera an ninh để xác định danh tính của gần 2.000 người không thể truy vết.
Hàn Quốc, quốc gia đã ghi nhận trên 175.000 trường hợp cho đến nay, đã thông báo rằng họ sẽ thắt chặt các biện pháp hạn chế COVID-19 đến mức nghiêm ngặt nhất có thể ở Seoul và các khu vực lân cận, sau khi số trường hợp COVID-19 tăng vọt. Các câu lạc bộ đêm và quán bar cũng đã được lệnh đóng cửa.
Đài Loan (Trung Quốc)
Vào tháng 5, số ca mắc COVID-19 ở Đài Loan tăng mạnh sau khi 16 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 được xác định là có liên quan đến hoạt động của các quán trà trong thành phố.
Giới chức Đài Bắc đã yêu cầu các tụ điểm vui chơi về đêm đóng cửa để kiểm soát sự lây lan của virus. Các hộp đêm, quán karaoke, phòng trà và quán bar đều phải ngưng hoạt động.
Đài Loan cũng nâng mức cảnh báo về COVID-19 ở Đài Bắc và thành phố xung quanh, đồng thời thắt chặt các hạn chế về việc di chuyển của người dân. Các cuộc tụ họp của gia đình và bạn bè được giới hạn trong 5 người trong nhà và 10 người ngoài trời, và việc đeo khẩu trang ở nơi công cộng là bắt buộc.
Đến nay, Đài Loan đã ghi nhận trên 15.700 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.
Thái Lan
Các câu lạc bộ đêm và quán bar trên phố Soi Cowboy vắng người sau khi Chính phủ Thái Lan ra lệnh đóng cửa. Ảnh: Reuters
Thái Lan đã ghi nhận trên4.500 trường hợp mắc COVID-19, lây lan từ hộp đêm, tiệc tùng và buổi hòa nhạc, vào tháng 4 vừa qua. Trong đó, 1.614 trường hợp đều ở thủ đô Bangkok
Sau khi số ca mắc gia tăng đột biến, Chính phủ Thái Lan đã ra lệnh đóng cửa tạm thời các hộp đêm, quán rượu và quán bar trên toàn quốc. Nhiều biện pháp khác nhau đã được thực hiện để hạn chế sự di chuyển của người dân và giảm nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2.
Động thái này được đưa ra sau khi Bangkok và 17 tỉnh khác ở Thái Lan được xác định là "vùng đỏ", khu vực có nguy cơ bùng dịch cao, để ngăn chặn làn sóng COVID-19 mới.
Trên toàn quốc, các tụ điểm về đêm như quán rượu, quán bar và mát xa cũng đã phải đóng cửa trong ít nhất hai tuần. Các trường học và đại học cũng phải đóng cửa.
Tính đến ngày 16/7, Thái Lan ghi nhận trên 381.000 ca mắc COVID-19 và vượt ngưỡng 3.000 trường hợp tử vong.
Thái Lan cấm tập trung đông người nơi công cộng trên toàn quốc Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, sự gia tăng liên tục của các ca mắc mới COVID-19 đã khiến các nhà chức trách Thái Lan cấm các cuộc tụ tập đông người trên toàn quốc, trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á này lần đầu tiên ghi nhận hai cột mốc quan trọng khi số ca tử vong hàng ngày do COVID-19...