Thái Lan hoãn mua tàu ngầm Trung Quốc
Thái Lan hoãn chi gần 724 triệu USD mua hai tàu ngầm Trung Quốc, sau khi vấp phải phản ứng của dư luận do kinh tế khó khăn vì Covid-19.
Chính phủ Thái Lan năm 2016 chấp thuận kế hoạch chi 36 tỷ baht (1,1 tỷ USD) trong vòng 11 năm để mua ba tàu ngầm S26T của Trung Quốc. Hợp đồng được Bangkok và Bắc Kinh ký vào đầu tháng 5/2017, sau khi chính phủ Thái Lan phê duyệt ngân sách 440 triệu USD cho chiếc đầu tiên. Tàu ngầm được khởi đóng vào tháng 9/2018 và dự kiến bàn giao cho hải quân Thái Lan giữa năm 2023.
Đến đầu tháng 8, một tiểu ban của quốc hội Thái Lan phê duyệt đơn đặt hàng thêm hai tàu ngầm Trung Quốc với giá trị 22,5 tỷ baht (724 triệu USD). Tuy nhiện, động thái này vấp phải sự phản đối của người dân, trong bối cảnh Thái Lan đang chật vật đối phó suy thoái kinh tế vì Covid-19.
Người dân Thái Lan bày tỏ tức giận trên mạng xã hội về thỏa thuận mua tàu ngầm, trong khi hashtag “Người dân không muốn tàu ngầm” trở thành từ khóa phổ biến trên mạng xã hội Twitter.
Tàu ngầm Type-039A Trung Quốc, nền tảng phát triển dòng S26T. Ảnh: Sina.
Video đang HOT
Phát ngôn viên chính phủ Anucha Burapachaisri hôm nay thông báo Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Prayut Chan-ocha đã “yêu cầu hải quân cân nhắc hoãn” hợp đồng mua thêm hai tàu ngầm này.
“Hải quân sẽ đàm phán với Trung Quốc để hoãn hợp đồng thêm một năm”, Anucha nói.
Các cuộc biểu tình đang diễn ra ở Thái Lan khi người dân yêu cầu Thủ tướng Prayut từ chức và cải tổ chính phủ. Nền kinh tế Thái Lan đang trải qua một trong những giai đoạn tồi tệ nhất trong hơn 20 năm, khi suy thoái 12,2% trong quý hai do những ngành nghề mang lại GDP chính cho đất nước như du lịch và xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề.
“Thủ tướng luôn dành ưu tiên cho vấn đề người dân quan tâm, những người đang lo lắng về nền kinh tế”, Anucha nói.
Hải quân Thái Lan từ lâu đã theo đuổi kế hoạch mua tàu ngầm, do nước này không sở hữu tàu ngầm nào từ sau năm 1951. Hải quân Thái Lan từng mất nhiều năm thuyết phục chính phủ mua 6 tàu ngầm cũ từ Đức, kế hoạch này sau đó được thay thế bằng hợp đồng mua 3 chiếc S26T.
Tàu ngầm S26T sử dụng hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP), được phát triển từ mẫu tàu ngầm Type-039A (lớp Yuan) cho hải quân Trung Quốc. Tàu dài 75 m, giãn nước 3.600 tấn, sử dụng hệ thống AIP bên cạnh động cơ diesel-điện. S26T đóng vai trò bệ phóng tên lửa hành trình, chuyên tiến hành nhiệm vụ ở các vùng biển nông.
Tàu ngầm Trung Quốc tiến vào lòng núi
Ảnh vệ tinh cho thấy tàu ngầm Type-093 tiến vào hầm ngầm ở căn cứ Du Lâm, trong khi cầu tàu gần đó hoàn toàn trống trải.
Ảnh vệ tinh được công ty Planet Labs công bố hôm 19/8 cho thấy khu vực neo đậu tàu ngầm tại căn cứ hải quân Du Lâm trên đảo Hải Nam, nơi đóng quân của hạm đội tàu ngầm chiến lược mang tên lửa đạn đạo của Trung Quốc. Các cầu tàu lộ thiên hoàn toàn trống trải, trong khi một tàu ngầm Type-093 tiến vào cửa hầm ngầm cách đó không xa với sự hỗ trợ của hai tàu kéo.
Tàu ngầm Type-093 tiến vào hầm ngầm trên ảnh vệ tinh công bố hôm 19/8. Ảnh: Planet Labs.
Hệ thống hầm ngầm trong lòng núi tại căn cứ Du Lâm được tình báo các nước biết đến từ lâu, nhưng đây là lần đầu vệ tinh chụp được ảnh một tàu ngầm Trung Quốc sử dụng cơ sở này.
"Không một tàu ngầm nào khác neo đậu ở cầu tàu. Đây là điều cực kỳ hiếm gặp trong suốt nhiều năm theo dõi căn cứ Du Lâm. Hiện chưa rõ là chúng đang tuần tra ngoài khơi hay cũng được đưa vào lòng núi", chuyên gia quân sự Tyler Rogoway nhận xét.
Căn cứ Du Lâm được xây dựng từ thập niên 2000, những bức ảnh vệ tinh về nó lần đầu được công bố năm 2008. Đây được coi là căn cứ có vị trí chiến lược, nằm gần các tuyến đường biển quan trọng như eo biển Malacca, Sunda và Lombok, giúp Trung Quốc bao quát tuyến thương mại đường biển qua khu vực Đông Nam Á.
Cầu tàu trống trải (góc trái) ở căn cứ Du Lâm trên ảnh vệ tinh công bố hôm 19/8. Ảnh: Planet Labs.
Các hang ngầm ở Du Lâm có khả năng chứa tới 20 tàu ngầm hạt nhân chiến lược. Bộ Quốc phòng Mỹ ước tính Bắc Kinh đã triển khai 6 tàu ngầm lớp Type-094 tại Du Lâm, mỗi chiếc có thể mang 12 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa JL-2. Hai cầu tàu dài 950 m và ba cầu tàu nhỏ hơn có thể phục vụ hai nhóm tác chiến tàu sân bay hoặc tàu đổ bộ cùng lúc.
Quân đội Mỹ gần đây liên tục triển khai trinh sát cơ hoạt động ở không phận quốc tế gần đảo Hải Nam, dường như nhằm theo dõi và truy dấu tàu ngầm Trung Quốc. Máy bay tuần thám P-8A Mỹ trang bị radar bí mật hồi từng xuất hiện cách căn cứ Du Lâm chưa đầy 50 km hồi cuối tháng 5.
Thái Lan dọa kiện mạng xã hội Thái Lan yêu cầu các mạng xã hội xóa những bài đăng chỉ trích chế độ quân chủ, nếu không sẽ đối mặt hành động pháp lý. Bộ trưởng Kinh tế Kỹ thuật số Thái Lan Buddhipongse Punnakanta hôm qua lệnh cho các cơ quan chức năng xác định các thông tin "không phù hợp" và chọn ra 114 bài viết chủ yếu...