Thái Lan: Cuộc biểu tình với quy mô lớn của phe “áo đỏ”
Hàng nghìn người ủng hộ chính phủ Thái đã tổ chức cuộc biểu tình với quy mô lớn bên ngoài Bangkok, đây là cuộc biểu tình đầu tiên kể từ khi cựu thủ tướng Thái Lan bà Yingluck Shinawatra bị lật đổ hồi tuần trước.
Những người ủng hộ thủ tướng Yingluck Shinawatra được gọi là “phe áo đỏ”
Những người biểu tình phe đối lập cũng đang tổ chức một cuộc diễu hành khác, lực lượng cảnh sát chống bạo lực luôn sẵn sàng trong trường hợp xảy ra xung đột.
Vào thứ 5 (8/5) tòa án đã ra lệnh thủ tướng Yingluck Shinawatra và 9 bộ trưởng phải từ chức. Việc bãi nhiệm bà Yingluck được đưa ra sau sáu tháng biểu tình đã làm cho các nhà đầu tư lo lắng và lượng khách du lịch giảm.
Một trong những nhà lãnh đạo của phong trào ủng hộ chính phủ Jatuporn Prompan, cảnh cáo về việc lập nên Thủ tướng mới mà không qua bầu cử. Tại cuộc biểu tình, ông cho biết: “Sẽ có một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng xảy ra, có thể dẫn tới chiến tranh, điều mà không ai muốn chứng kiến”.
Thái Lan đã phải đối mặt với cuộc tranh đấu quyền lực từ năm 2006, khi anh trai bà Yingluck, Thaksin Shinawatra bị lật đổ bằng một cuộc đảo chính quân sự, bị cáo buộc về tội tham nhũng và lạm dụng quyền lực.
Bà Thaksin Shinawatra có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các cử tri nông thôn. Những người ủng hộ được biết đến là “phe áo đỏ”.
Video đang HOT
Người ủng hộ phe đối lập – được gọi là phe “áo vàng” – là những người ở đô thị và tầng lớp trung lưu. Họ đã phản đối chính quyền Bà Yingluck trong khoảng sáu tháng, họ chiếm tòa nhà chính thức và làm gián đoạn cuộc bầu cử vào tháng hai.
Nhà phân tích BBC World Service tại Châu Á Charles Scanlon cho biết các cuộc xung đột chính trị lâu nay đang bước vào một giai đoạn mới và nguy hiểm hơn nhiều
Bà Yinglick bị buộc từ chức vào thứ 4 (7/5) vì tội thay thế giám đốc an ninh bất hợp pháp. Tòa án đã truy tố bà về sơ suất này.
Chính phủ lâm thời do ông Thaksin người trung thành với Niwattumrong Boonsongpaisan đang điều hành đất nước và cho biết họ đang làm việc để chuẩn bị cho cuộc bầu cử ngày 20 tháng 7 tới.
Phe đối lập cho biết sẽ không phản đối cuộc bầu cử mà yêu cầu chính phủ đầu tiên phải đưa ra cải cách chính trị.
Vào thứ sáu (9/5), một cuộc biểu tình của phe “áo vàng” đã chấm dứt. Cảnh sát bắn khí cay và sử dụng vòi rồng làm ít nhất năm người biểu tình bị thương.
Có ít nhất 25 người đã chết trong sáu tháng biểu tình.
Theo An ninh thủ đô
Nổ tại điểm biểu tình ở Bangkok
Hai người biểu tình chống chính phủ đã bị thương trong một vụ nổ bên ngoài văn phòng thủ tướng Thái Lan khi các phe phái trong cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài sẵn sàng cho một cuộc chiến về người sẽ điều hành đất nước.
Những người Ảo Đỏ ủng hộ chính phủ reo hò trong một cuộc tuần hành ở tỉnh Nakhon Pathom hôm 10/5. (Ảnh: Reuters)
Chính phủ lâm thời trung thành với thủ tướng bị lật đổ Yingluck Shinawatra đang níu lấy quyền lực và hy vọng về một cuộc tổng tuyển cử vào tháng Bảy tới để khôi phục lại uy quyền của mình.
Tuy nhiên, các phe đối lập lại nhạo báng tính hợp pháp của nó và đang kêu gọi thượng viện, tòa án và Ủy ban bầu cử bổ nhiệm một thủ tướng mới.
Các phương tiện truyền thông đưa tin những kẻ tấn công không xác định đã ném một quả lựu đạn về phía những người biểu tình chống chính phủ bên ngoài Tòa nhà Chính phủ vào khoảng nửa đêm. Trong khi đó, văn phòng thủ tướng đã bị bỏ trống trong vài tuần.
"Đó là một vụ nổ khiến hai người biểu tình bị thương nhẹ nhưng chúng tôi không thể xác định liệu đó có phải là một quả lựu đạn hay không," hãng thông tấn Reuters trích lời một sĩ quan cảnh sát cho biết.
Thái Lan đã bị chia cắt trong nhiều năm bởi cuộc đấu tranh giữa những người theo chủ nghĩa bảo hoàng và Thaksin Shinawatra, một cựu tài phiệt truyền thông, người đã nâng vị trí của mình trên chính trường một cách ngoạn mục với các chính sách mà ông đã dành được sự trung thành của những người nghèo ở nông thôn và thành thị.
Tuy nhiên, sự thành công của Thaksin lại đặt ra một thách thức đối với tầng lớp quyền lực truyền thống tại Bangkok. Ông đã bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự vào năm 2006 và phải sống lưu vong ở nước ngoài kể từ khi bị kết tội tham nhũng vào năm 2008.
Thaksin hay những người trung thành với ông đã chiến thắng trong các cuộc bầu cử từ năm 2001 và bà Yingluck, em gái ông, đã trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan sau chiến thắng áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử năm 2011.
Những người ủng hộ phe đối lập đang tham gia vào các cuộc biểu tình tại những địa điểm khác nhau ở trong và ngoài thủ đô Bangkok. Điều này gây ra lo ngại rằng các cuộc đụng độ sẽ xảy ra giữa những nhà hoạt động có vũ trang.
Bà Yingluck đã bị Tòa án Hiến pháp Thái Lan phế truất vào hôm thứ Tư (7/5), sau 6 tháng diễn ra các cuộc biểu tình bạo lực chống lại bà.
Đảng Pheu Thai của bà Yingluck hiện vẫn đang điều hành một chính phủ lâm thời. Họ hy vọng sẽ tổ chức và giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử vào ngày 20/7 tới.
Những người Áo Đỏ ủng hộ Yingluck đã lên án việc phế truất bà là một cuộc đảo chính tư pháp và cảnh báo về một phản ứng cứng rắn nếu chính phủ tạm quyền của họ cũng bị lật đổ.
Sầm Hoa
Theo_VietNamNet
Nữ Thủ tướng Thái xinh đẹp chính thức bị lật đổ Đúng như dự đoán, Tòa án Hiến pháp Thái Lan trưa nay (7/5) đã chính thức đưa ra phán quyết chống lại nữ Thủ tướng xinh đẹp Yingluck Shinawatra, buộc bà phải từ chức khi chưa hết nhiệm kỳ đầu tiên. Nữ Thủ tướng đầu tiên của đất nước Thái Lan đã chính thức bị truất quyền bằng một phán quyết của Tòa...