Thái Bình: Tròn mắt trước ao nuôi cá rô đồng đặc sản, bắt bán cả trăm tấn/năm, ông nông dân này giàu sụ
Ông tỷ phú nông dân Bùi Thọ Thính, thôn Đông, xã Đông Sơn, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình làm giàu nhờ nuôi cá rô đồng đặc sản trong cái ao mênh mông rộng tới hơn 2ha
Trải nghiệm ao nuôi cá rô đồng đặc sản rộng hơn 2 ha ở tỉnh Thái Bình. Mỗi năm thả nuôi từ 2-3 triệu con cá rô đồng, ông Bùi Thọ Thính, xã Đông Sơn, huyện Đông Hưng (Thái Bình) mỗi năm bắt bán trên dưới 100 tấn cá rô đồng thương phẩm và hàng triệu con cá rô giống, lãi hàng trăm triệu đồng/năm.
Ông tỷ phú nông dân Bùi Thọ Thính, thôn Đông, xã Đông Sơn, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình làm giàu nhờ nuôi cá rô đồng đặc sản trong cái ao mênh mông rộng tới hơn 2ha. Nuôi cá rô đồng đặc sản dày đặc, mỗi lần muốn bắt vài tạ, ông chỉ việc ngồi trên bờ dùng vợt bắt cá rô lên dễ dàng.
Từ ngày nuôi cá rô đồng, khu ao rộng lớn của gia đình ông Bùi Thọ Thính mỗi độ kéo lưới bắt cá bán lại sôi động hẳn lên. Những vụ đầu, khi kéo lưới thu hoạch cá rô đồng, người dân trong làng ngoài xã hiếu kỳ đến xem rất đông.
Khi lưới cá rô đồng kéo lên bờ với hàng tạ cá rô đồng tươi roi rói, nhảy loạn xạ, ai cũng trầm trồ thán phục…
Biến đất chua, phèn thành ao nuôi cá rô đồng đặc sản
Dẫn phóng viên đi thăm quan ao nuôi cá rô đồng đặc sản, ông Bùi Thọ Thính cho biết, phải mất 10 năm miệt mài cải tạo đất chua phèn ông mới có thể gây dựng được ao nuôi cá rô đồng cho hiệu quả như hiện nay.
Ông Thính cho hay, đất ở quê ông được mệnh danh là chua nhất của khu Phương, Sơn, La, Cường, Xá…của huyện Đông Hưng (tỉnh Thái Bình). Đất chua phèn đến mức trồng lúa nếu không cải tạo thì cây lúa chẳng bao giờ trổ được bông.
Vì chua phèn nặng nên vùng đất nơi ông Thính làm ao nuôi cá rô đồng vốn bị bỏ hoang đã nhiều năm. Ngày ngày đi qua nhìn vùng đất rộng lớn bị lãng quên, bỏ hoang cỏ mọc um tùm ông Thính tiếc rẻ. Rồi một ngày ông mạnh dạn thuê lại đất bỏ hoang, tìm cách cải tạo để phát triển kinh tế gia đình.
Nhiều năm nay ông Bùi Thọ Thính (62 tuổi) ở thôn Đông, xã Đông Sơn, huyện Đông Hưng (tỉnh Thái Bình) đang ăn lên làm ra với mô hình nuôi cá rô đồng. Nhiều người trong vùng gọi ông Bùi Thọ Thính là tỷ phú nuôi cá rô đồng, tỷ phú nông dân…
Năm 2000, ông Thính mạnh dạn thuê lại hơn 2ha diện tích ruộng trũng, chua phèn ở xã Đồng Sơn và bắt tay vào cải tạo đất.
Trước khi nuôi cá rô đồng ông đã phải mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền của để đầu tư cho việc thau chua, ngọt hóa đất.
“Lúc đầu tôi cứ nghĩ chỉ khử chua qua qua là nuôi được cá nhưng khi bắt tay vào nuôi thì xảy ra một loạt vấn đề. Cứ thả cá xuống được dăm bửa nửa tháng là cá chết nên liên tục bị thất thu. Để có thu nhập trang trải cuộc sống, tiếp tục công cuộc hồi sinh vùng đất trũng tôi phải nuôi vịt đẻ và thả ít cá rô phi”, ông Thính nhớ lại.
Việc ông Thính thuê ruộng bỏ hoang làm ao nuôi cá đã khiến nhiều người ngạc nhiên, việc ông cứ thả cá xuống là cá chết lại càng khiến người ta bất ngờ. Nhiều người can ngăn ông không nên làm việc rỗi hơi “dã tràng xe cát biển Đông”.
Nhưng ông Bùi Thọ Thính thì quyết tâm cải tạo đất chua phèn cho bằng được. Ông làm rất kiên trì mặc cho ai bàn ra tán vào.
Cũng nhờ giải pháp nuôi vịt đẻ, nuôi cá rô phi tạm thời này mà ông Bùi Thọ Thính có thu nhập để tiếp tục thau chua rửa mặn cho vùng đất bỏ hoang.
Quá trình xây dựng mô hình nuôi cá rô đồng đặc sản, ông Bùi Thọ Thính, xã Đông Sơn, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình gặp rất nhiều khó khăn. Ông thiếu nhất là thiếu vốn đầu tư, khu ao nuôi không có đường ra, không có điện. Ông phải vay tiền từ ngân hàng, từ người thân, bạn bè để thuê máy múc đào ao, các thiết bị phụ trợ cho nuôi cá, làm đường, kéo điện ra trang trại…
Và cuối cùng ông Thính đã cải tạo được đất. Ao đã giảm được độ chua và có thể nuôi cá. Tuy vậy, phải mãi đến 5 năm sau đó ông mới có thể thả nuôi được các loại cá truyền thống như cá trắm cỏ, cá chép, cá trôi và một số loại cá đặc sản khác.
Dù đã nuôi đủ các loại cá khác nhau, ông Thính vẫn chưa tìm được loại cá nào phù hợp, cho hiệu quả kinh tế cao.
Được một người bạn mách cho mô hình nuôi cá rô đồng đặc sản cho hiệu quả cao, nghe thấy hay nên ông Thính vội đến xem và tìm hiểu.
Thấy hiệu quả kinh tế cao, ông về bàn bạc với vợ con để đầu tư chuyển sang nuôi loại cá đặc sản này.
“Người ta chỉ nuôi khoảng hơn 4 sào mặt nước mà thu về được 24 tấn cá rô đồng. Một con số quá kinh khủng khi tôi được tai nghe mắt thấy. Đối với tôi khi đó thấy rằng, không một loại cá nước ngọt nào đạt được năng suất cao và giá trị kinh tế đến như vậy…”.
“Sau đó tôi nhận ra cơ hội làm giàu của mình đã đến, dốc hết vốn liếng vào đầu tư nuôi loại cá đặc sản này”, ông Thính vui vẻ nói về cơ duyên làm giàu với con cá rô đồng.
Đầu năm 2010, ông Thính mua khoảng 30 vạn cá rô đồng giống về nuôi thử nghiệm. Nhưng do còn thiếu kĩ thuật nuôi cá rô đồng nên tỷ lệ cá bị hao hụt cao. Do đó lứa nuôi đầu tiên chưa đạt theo kỳ vọng, năng suất thấp nên chỉ hòa vốn.
Mỗi năm ông Bùi Thọ Thính, xã Đông Sơn, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình xuất bán trên dưới 100 tấn cá rô đồng thương phẩm, mang về doanh thu khoảng 3 tỷ đồng.
Tự tin về kỹ thuật nuôi cá rô đồng, kinh nghiệm nuôi cá rô đồng mà mình có, sang năm thứ 2 ông Bùi Thọ Thính mua tiếp hơn 50 vạn cá rô đồng giống về thả nuôi.
Do có kinh nghiệm nên lần này ông nuôi thành công, xuất bán được tận 60 tấn cá rô đồng thương phẩm. Một con số ấn tượng với ông ở thời điểm đó. Vì ông chưa nuôi loại cá nào mà đạt sản lượng cao như vậy.
Nuôi cá rô đồng lãi 700-800 đồng/năm.
Chia sẻ với phóng viên , ông Thính vui vẻ cho biết, hiện mô hình nuôi cá rô đồng của ông có diện tích hơn 2 ha, mỗi năm thả nuôi từ 2-3 triệu con cá rô đồng giống, vừa nuôi cá rô đẻ, nhân bán cá rô giống, ông vừa bán cá rô thịt.
Nhờ nuôi cá rô đồng mà mỗi năm gia đình ông Bùi Thọ Thính, xã Đông Sơn, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình bỏ túi từ 700 -800 triệu đồng.
“Trung bình mỗi năm gia đình tôi bán ra thị trường trên dưới 100 tấn cá rô đồng thương phẩm, hơn 100 vạn cá rô giống và 50 kg trứng cá rô đồng. Doanh thu mỗi năm lên tới nhiều tỷ đồng, sau khi trừ hết chi phí gia đình còn lãi khoảng 700-800 triệu đồng”, ông Thính tiết lộ.
Cá rô đồng được ông Bùi Thọ Thính, xã Đông Sơn, huyện Đông Hưng (Thái Bình) thu hoạch vào 2 vụ chính là vào tháng 6 và tháng 10, hiện giá bán cá rô đồng thương phẩm là 30.000 đồng/kg.
Một năm, từ mô hình nuôi cá rô đồng, ông Bùi Thọ Thính thu hoạch 2 vụ cá vào tháng 6 và tháng 10. Cá rô đồng khi đạt trọng lượng khoảng 100g/con là có thể xuất bán.
Ông Bùi Thọ Thính cho hay, thị trường tiêu thụ cá rô đồng rất tốt, chủ yếu là ở Hà Nội, Hải Dương…Có thời điểm ông không nuôi đủ cá rô đồng để đáp ứng được tất cả các đơn hàng.
Cá rô đồng thịt được bán với giá trên dưới 30.000 đồng/kg, cá rô đồng giống bán với giá 800.000 đồng/vạn, trứng cá rô có giá 2,5 triệu/kg.
Theo ông Thính, năm 2020 do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 nên đã làm giá cá rô đồng giảm mạnh. Có những thời điểm giá cá xuống còn dưới 20.000 đồng/kg do nhà hàng, khách sạn, quán ăn đóng cửa phòng dịch Covid-19.
Đến thời điểm hiện tại, giá cá rô đồng mới nhích lên 30.000 đồng/kg, giảm 10.000-15.000 đồng/kg so với các năm trước là 40.000-45.000 đồng/kg.
Năm 2020 là một năm đầy khó khăn với những người nuôi cá rô đồng. Phần lớn người nuôi bán vào thời điểm giá còn 20.000 đồng khi tình hình phòng, chống dịch Covid-19 đang ở thời điểm căng thẳng nhất.
Nhưng may mắn, do ông Thính có thể tính toán, đoán được tình hình dịch Covid-19 nên mới giữ được đàn cá rô đồng tới thời điểm này, vì vậy mới có lãi
Ông Bùi Thọ Thính (xã Đông Sơn, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) đang kiểm tra trọng lượng đàn cá rô đồng để chuẩn bị xuất bán cho thương lái.
Ông Thính chia sẻ kinh nghiệm nuôi cá rô đồng: “Chọn con cá rô giống tốt ở cơ sở tin cậy. Con cá rô đồng mẹ phải khỏe, vảy thưa. Cá rô mẹ khỏe thì sinh sản ra cá rô con cũng rất khỏe, nuôi rất chóng lớn. Chăm sóc cá rô đồng thì không đòi hỏi kỹ thuật nhiều, nhưng chủ yếu là phòng bệnh, vệ sinh ao nuôi định kỳ..”..
“Trước khi thả cá rô đồng giống thì phải sát trùng ao nuôi, xử lý môi trường tầng đáy, xử lý nước. Khi nuôi cá rô đồng cần chú trọng mùa vụ, thời điểm thị trường tiêu thụ mạnh để có hiệu quả kinh tế cao”, ông Bùi Thọ Thính tiết lộ.
Dân buôn tiết lộ về đặc sản "nhìn thì sợ, nếm thì mê" nửa triệu đồng/kg đang gây "sốt"
Những con rươi nhung nhúc có thể khiến nhiều người rất e sợ, tuy nhiên, mùa rươi cũng chính là mùa giúp không ít tiểu thương "hốt bạc".
Thời gian này, tại nhiều chợ dân sinh hay các kênh bán hải sản online, con rươi - một loại đặc sản nổi tiếng ở các vùng Thái Bình, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh... lại được rao bán rầm rộ với mức giá từ 55.000 - 65.000 đồng/lạng. Chúng thường được mua về chế biến các món ăn như chả, mắm hay làm nem hoặc kho... được nhiều người yêu thích.
Vì mùa rươi chỉ kéo dài chừng 2 tháng nên dù phải chi cả nửa triệu để mua 1kg, nhưng đặc sản này vẫn hút khách.
Tú Anh, một đầu mối bán rươi Hải Dương cho biết, "đôi mươi tháng chín, mùng năm tháng mười", chính là câu nói để nhắc thời điểm chính vụ thu hoạch rươi. Tháng 9, tháng 10 âm lịch là thời điểm rươi ngon và béo, sản lượng cũng dồi dào nhất.
Sau khi thu hoạch, rươi được tưới nước sạch để nhả nhớt, lọc bỏ rong rêu và bắt đầu đổ sỉ cho dân buôn. Tùy vào từng vùng, giá rươi đổ sỉ sẽ chênh lệch nhau khá nhiều. Đắt đỏ nhất vẫn là rươi Tứ Kỳ, Hải Dương vì loại rươi ở đây nổi tiếng ngon.
"Mặc dù ở các vùng thu hoạch rươi khá nhiều nhưng vì dân buôn cũng đông nên không phải khi nào cũng gom được nhiều hàng 1 lúc. Mỗi chuyến, tôi có thể thu mua được chừng 30kg. Trung bình 1 tuần có thể bán cả tạ rươi", Tú Anh hào hứng chia sẻ.
Vào mùa rươi, đặc sản này có giá nửa triệu đồng/kg vẫn hút khách.
Cũng đắt khách mua rươi không kém, Trà My (đầu mối buôn rươi online tại Hà Nội) cho biết, hiện tại, rươi từ các vùng như Thái Bình đang có giá từ 49.000 đồng/lạng, rươi Quảng Ninh bán 50.000 đồng/lạng. Ngoài ra, rẻ nhất là rươi cấp đông được bán với giá 42.000 đồng/lạng. Không chỉ bán hàng tươi, hàng chế biến sẵn như chả rươi cũng giúp nhiều người kiếm lời.
Đầu mối này cho biết, nếu không phải là khách "sành" rươi hay có mối mua hàng uy tín, có thể không phân biệt được rươi từng vùng và dễ bị mua đắt.
Rươi to, mập, nhiều bột khi được thu hoạch chính vụ.
"Những con rươi đầu mùa ở Hải Dương thường mập, chắc, và nhiều sữa bên trong. Đây là loại ngon có giá khá đắt. Còn ở Quảng Ninh, rươi Đông Triều phân bổ rải rác ở sông Đạm Thuỷ, sông Đá Bạc, sông Cầu Cầu nhưng nhiều và ngon nhất là ở sông Cầu. Thịt rươi rất chắc.
Khi mua, cần chọn rươi tươi. Có thể nhìn qua màu của chúng, thông thường chỉ có màu xanh và hồng đỏ. Rươi nhỏ, gầy, có màu xanh, yếu hoặc có mùi tanh thì không nên mua.
Khi sơ chế, nên rửa nhẹ nhàng kẻo rươi vỡ bụng, làm sạch bớt bùn, rác. Sau đó, ngâm rươi trong nước nóng khoảng 75 độ C và khuấy đều để rươi rụng hết lông, rồi vớt ra để ráo nước là được", Trà My chia sẻ.
Nhìn như cây lúa, mọc dại bờ ao giờ thành đặc sản, nông dân đếm củ tính tiền Là loại cây thuộc họ lúa, còn được gọi là cây lúa miêu, nhìn bề ngoài rất dễ nhầm với các loại lau, sậy nhưng cây niễng từ lâu đã trở thành đặc sản có giá trị kinh tế cao gấp 2-3 lần trồng lúa. Đứng bên ruộng niễng cao quá mặt, anh Đào Văn Toàn, trú tại xã Nghĩa An (Nam Trực,...