Thái Bình: Triển khai các giải pháp giáo dục thông minh ở nơi có điều kiện
Nội dung này được nêu trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghê thông tin (CNTT) năm học 2020-2021 của Sở GD&ĐT Thái Bình.
Ảnh minh họa/internet
Cụ thể, theo hướng dẫn này, ngành giáo dục Thái Bình tiếp tục triển khai mô hình ứng dụng CNTT trong các cơ sở giáo dục theo hướng dẫn tại văn bản số 5807/BGDĐT-CNTT của Bộ GDĐT; triển khai giải pháp trường học điện tử, lớp học điện tử (các giải pháp giáo dục thông minh) ở những nơi có điều kiện, đảm bảo tính hiệu quả.
`Cùng với đó,đẩy mạnh ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp dạy, học, thi và kiểm tra đánh giá trong tất cả các môn học. Triển khai phương thức dạy học trực tuyến (tăng cường đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, đường truyền internet, phần mềm, học liệu và tập huấn giáo viên, học sinh áp dụng dạy học trực tuyến hiệu quả). Triển khai các giải pháp ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá (xây dựng ngân hàng câu hỏi, phần mềm khảo thí và các điều kiện triển khai).
Các cơ sở giáo dục Thái Bình cũng được yêu cầu tích cực xây dựng học liệu dạy học trực tuyến, chú trọng xây dựng bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trực tuyến, tư liệu 3D, thí nghiệm ảo, phần mềm mô phỏng, sách điện tử tương tác, … đóng góp vào kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến, kho học liệu số của ngành và Hệ tri thức Việt số hóa (tại địa chỉ igiaoduc.vn).
Tăng cường vai trò của các tổ chuyên môn trong nhà trường giúp hiệu trưởng đánh giá nội dung học liệu số trước khi đưa vào sử dụng; rà soát, đánh giá, hoàn thiện các mô hình, giải pháp, phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, đặc biệt là dạy học trực tuyến đảm bảo hiệu quả, phù hợp điều kiện ở từng địa phương.
Lựa chọn các giải pháp phần mềm dạy học trực tuyến (dạy học trực tuyến đồng bộ, dạy học trực tuyến không đồng bộ), phần mềm kiểm tra đánh giá, phần mềm kho học liệu số, phần mềm thư viện số theo hướng tổng thể, đồng bộ, kết nối trao đổi dữ liệu với phần mềm quản lý trường học theo mã định danh, phục vụ có hiệu quả việc tổ chức và quản lý được các hoạt động dạy học trực tuyến.
Đừng để cả thầy và trò ở các nhà trường cứ mãi là đối tượng "thử nghiệm"...
Khi Bộ triển khai một dự án nào cũng cần thiết nghiên cứu, thẩm định kĩ càng, đừng mãi bắt cả thầy và trò làm "thử nghiệm" như những năm gần đây thì mệt mỏi lắm!
Video đang HOT
Có lẽ chưa bao giờ ngành giáo dục có nhiều thay đổi về chuyên môn như những năm gần đây. Thay đổi xoành xoạch, thay đổi liên tục, thay đến nỗi mà cả giáo viên và học sinh không kịp thích nghi lại thấy... thay đổi.
Từ phương pháp giảng dạy, cách đánh giá học trò, đổi mới trong kiểm tra, thi cử...và nhiều khi chưa quen cái này lại tập huấn cái khác.
Trong năm học này thì Bộ đã triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 1 mà không qua khâu thực nghiệm tất cả chương trình. Vì thế, chỉ chưa đầy một tháng đã phát sinh ra rất nhiều hạn chế, bất cập.
Việc đổi mới giáo dục là cần thiết nhưng Bộ cần phải sát sao hơn nữa - (Ảnh minh họa: Thùy Linh)
Những điều mà Bộ Giáo dục đang làm, đang muốn đổi thay cho ngành, giáo viên không phản đối bởi một lẽ đương nhiên là người thầy hiểu rất rõ vai trò của mình trong nền giáo dục hiện đại.
Phải thay đổi để phù hợp, phải thay đổi để thích ứng trong thời đại mà khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão, khi mà các nước, các nền khoa học đang xích lại gần nhau.
Chỉ có điều là nhiều giáo viên cảm thấy băn khoăn là có những chủ trương của ngành quá cập rập, khi mà điều kiện chuẩn bị chưa tốt, khi mà ngay cả những người đứng ra triển khai cũng còn bị động, chưa tường tận vấn đề.
Chúng ta cứ nhìn lại mô hình dạy theo VNEN sẽ thấy quá nhiều những bất cập. Rầm rộ tiến hành ở các địa phương rồi đến khi phụ huynh, học sinh ở một số địa phương phản đối thì Bộ lại nói là không bắt buộc. Sự triển khai dở dang đó phải chăng còn có nhiều những uẩn khúc bên trong?
Rõ ràng, khi mà các trường chưa chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, điều kiện giảng dạy và học tập còn nhiều bất cập thì việc triển khai mô hình VNEN đâu thể đem lại hiệu quả như những gì mà Bộ Giáo dục nói ban đầu.
Bây giờ, những thầy chủ trì chương trình VNEN đã về hưu hết, dự án dở dang, bỏ ngỏ nhưng tiền bạc đổ vào dự án thì quá nhiều.
Những năm qua, nhằm chuẩn bị cho việc thay chương trình và sách giáo khoa mới, Bộ tổ chức triển khai dạy học theo chủ đề tích hợp, mở các đợt tập huấn cho giáo viên.
Người tập huấn triển khai bằng cách chiếu một số file điện tử, kể vài ba chuyện rồi cho giáo viên bước vào làm bài tập, thảo luận và cuối cùng thì người đứng ra tập huấn cũng không kết luận được vấn đề. Nhiều điều giáo viên thắc mắc, chất vấn không được người có trách nhiệm giải thích thấu đáo.
Vì thế, tập huấn xong chẳng có mấy trường dạy xây dựng và dạy được chủ đề liên môn.
Nơi chúng tôi công tác thì thầy trưởng Hội đồng bộ môn phải thừa nhận một điều là trước khi triển khai cho cấp Trung học cơ sở thì Sở giáo dục đã triển khai cho cấp Trung học phổ thông nhưng suốt một năm, cấp học này chưa có trường nào xây dựng được tiết dạy theo chủ đề liên môn.
Những năm qua, sau khi Bộ triển khai việc dạy chủ đề đến các địa phương rồi các trường xây dựng các chủ đề dạy học cho đơn vị mình.
Năm nay, Bộ chủ trương giảm tải các đơn vị kiến thức ở đa số các môn học và Bộ tự đề ra các chủ đề ở các môn học cho toàn ngành. Những chủ đề lạ hoắc lạ huơ, khác xa với các chủ đề mà mấy năm nay Bộ tập huấn cho giáo viên.
Vì thế, các chủ đề mấy năm học trước mà các trường xây dựng đều phải bỏ để tập trung cho các chủ đề mới mà Bộ đã quy định ở đầu năm học 2020-2021 này.
Điều tréo ngoe ở chỗ nhiều chủ đề chẳng ăn nhập gì với nhau cũng được Bộ xếp lại thành chủ đề. Chẳng hạn như môn Ngữ văn hiện đang có 3 phân môn giờ được ép cả văn bản, tập làm văn và tiếng Việt thành các chủ đề với nhau.
Nhiều giáo viên không biết đặt tên các chủ đề đó là gì bởi lẽ thông thường các chủ đề thường là những nội dung gần gũi với nhau như chủ đề về người lính, chủ đề về người nông dân, chủ đề về một phương thức biểu đạt....
Thông thường, các chủ đề về văn bản đi với văn bản, tiếng Việt đi với tiếng Việt và tập làm văn đi với tập làm văn. Bây giờ xếp chung lại với nhau nên phần lớn các chủ đề Bộ hướng dẫn trong năm học này ở môn Văn chẳng ăn nhập gì với nhau.
Trong năm học này, khi Bộ triển khai chương trình mới ở lớp 1 thì chúng ta vẫn thấy sự bị động, lúng túng.
Trong nền kinh tế thị trường, sách giáo khoa đã được xã hội hóa nhưng nó vẫn được bán theo đăng kí của đơn vị trường học. Có lẽ, ẩn sau những văn bản hướng dẫn mua sách giáo khoa theo đơn vị vẫn còn nhiều câu hỏi chưa tỏ tường?
Khi sách giáo khoa Cánh Diều bị phản đối, lãnh đạo ngành lên tiếng là giáo viên chủ động thay ngữ liệu không phù hợp trong khi chờ các nhà xuất bản chỉnh sửa, hiệu đính.
Chuyện giáo viên chọn ngữ liệu có lẽ không có gì là khó cả vì giáo viên cũng đã quen với việc này rồi nhưng lẽ nào giáo viên, phụ huynh học sinh bỏ tiền ra mua những sản phẩm tưởng đã hoàn chỉnh mà cuối cùng lại tìm kiếm những ngữ liệu thay thế sao?
Tiền thì các nhà xuất bản lấy trọn gói, lấy trước khi giao sách nhưng khi sách sai, không phù hợp thì lại "gợi ý" giáo viên chủ động trong việc tìm kiếm ngữ liệu phù hợp để thay thế!
Có lẽ, việc đổi mới giáo dục hiện nay thì vấn đề cốt lõi nhất là mục tiêu và chất lượng giáo dục chứ không phải là việc chạy theo mô hình này chưa xong lại hướng tới một mô hình khác.
Và, một khi Bộ triển khai một dự án nào cũng cần thiết nghiên cứu, thẩm định kĩ càng, đừng mãi bắt cả thầy và trò làm "thí nghiệm" như những năm gần đây thì mệt mỏi lắm!
Tập huấn giáo viên theo chương trình mới bằng trực tuyến Bộ GD-ĐT đã triển khai chương trình tập huấn và bồi dưỡng cho giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông xoay quanh chương trình phổ thông mới và những thay đổi liên quan kiểm tra, đánh giá học sinh. Giáo viên tham gia các chương trình tập huấn - ĐÀO NGỌC THẠCH Theo chương trình tập huấn, mỗi...