Thách thức lớn nhất là vượt qua chính mình
Thầy Lê Đắc Nhường, Phó Trưởng khoa Công nghệ thông tin (CNTT), Trường Đại học Hải Phòng không chỉ là giảng viên giỏi, chủ nhiệm nhiều đề tài khoa học quan trọng, mà còn là tấm gương tâm huyết với nghề….
Thầy Nhường (ngoài cùng bên trái) nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND TP Hải Phòng.
Phó Giáo sư CNTT trẻ nhất Hải Phòng
Lê Đắc Nhường (sinh năm 1983) chia sẻ: “Ngày còn học phổ thông, khi xem chương trình “Sự lựa chọn cho tương lai”, cụm từ CNTT còn lạ lẫm, tôi đã ước mơ được học ngành này. Dù thời điểm đó, bản thân tôi chưa từng được tiếp xúc với máy tính, nhưng chính niềm đam mê đã hướng cho tôi lựa chọn và theo học ngành này”.
Theo đuổi ước mơ, năm 2001 sau khi tốt nghiệp THPT, anh đăng ký vào ngành CNTT khóa đầu tiên của Trường Đại học Hải Phòng. Quá trình học tập, sinh viên Lê Đắc Nhường tham gia công tác cán bộ lớp với cương vị là lớp phó học tập. Ngoài giờ học, anh thường xuyên giảng và hướng dẫn các bạn làm bài tập, từ đó đã hình thành tố chất người thầy trong anh.
Năm 2005, khi tốt nghiệp, anh được giữ lại trường công tác. Sau 2 năm làm giảng viên, thầy Nhường theo học Thạc sĩ tại Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội; năm 2011 học nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Thầy bảo vệ luận án và nhận bằng Tiến sĩ năm 2015. Đến năm 2019, thầy giáo trẻ được phong hàm PGS ngành CNTT.
10 năm trên con đường nghiên cứu, PGS Lê Đắc Nhường đã công bố trên 75 bài báo, công trình trên các tạp chí, hội nghị quốc tế uy tín được index trong cơ sở dữ liệu ISI/Scopus. Thầy Nhường cũng tham gia viết, biên tập và xuất bản 15 sách chuyên khảo, giáo trình của các nhà xuất bản uy tín thế giới như: Wiley, CRC Press Taylor & Francis, Springer.
Thầy Nhường đang chủ nhiệm đề tài Nafosted của Quỹ Phát triển khoa học & Công nghệ quốc gia: Nghiên cứu một số thuật toán tối ưu kiểm soát rủi ro, xung đột trong lập lịch dự án phần mềm (102.03 – 2019.10), chủ nhiệm nhiều đề tài cấp cơ sở được ứng dụng trong thực tế.
Đề tài này được Quỹ Nafosted tài trợ khi thầy Nhường mới là Tiến sĩ và mang danh nghĩa của Trường Đại học Hải Phòng – một trường đại học địa phương để đăng ký cùng bao trường đại học lớn khác. Tham gia đề tài là cơ hội để thầy giáo trẻ truyền cho sinh viên ngọn lửa nhiệt huyết, say mê học tập, là nơi để sinh viên tiếp cận với nghiên cứu khoa học, phát huy tư duy, tố chất.
Video đang HOT
Nhắc đến thầy Nhường, sinh viên Nguyễn Văn Đông, Khoa CNTT, Trường ĐH Hải Phòng, chia sẻ: Học tập dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của thầy, chúng em được truyền ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết và sáng tạo. Tấm gương bền bỉ học tập, tận tâm với nghề của thầy đã giúp em tiến bộ và vững bước trong quá trình học tập và phát triển nghề nghiệp của bản thân.
PGS Lê Đắc Nhường (bên phải ảnh) cùng đồng nghiệp.
Nỗ lực bằng cái tâm và lòng yêu nghề
“Động lực khiến tôi gắn bó với nghề là con đường nghiên cứu, tiếp nối những khó khăn, thử thách, thăng trầm trong cuộc sống, trong giảng dạy. Tôi may mắn và hạnh phúc vì được gắn bó với mái trường Đại học Hải Phòng suốt 18 năm, trên cả hai cương vị là sinh viên và giảng viên.
Dưới mái trường này, thầy cô đã trang bị, trao truyền cho tôi tri thức, đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp và vun đắp, hun đúc cho bản thân tôi biết bao ước mơ, hoài bão. Để rồi giờ đây, tôi vinh dự được tiếp nối, đồng hành cùng các thầy cô trong việc truyền kiến thức, lửa đam mê cho thế hệ mai sau”, PGS.TS Lê Đắc Nhường cho hay.
Ngoài công tác tại trường, thầy còn tham gia giảng dạy cao học, hướng dẫn thạc sĩ, nghiên cứu sinh cho các trường như Đại học Hàng hải Việt Nam, Đại học Duy Tân… Thầy hợp tác cùng các nhóm nghiên cứu ở một vài nước trên thế giới, tham gia ban biên tập, ban chương trình của các hội thảo, tạp chí uy tín như: NAFOSTED Conference on Information and Computer Science (NICS), INDIACom, FICTA, AICI.
Theo PGS Lê Đắc Nhường, điều tâm đắc nhất và công thức đem lại sự thành công trong nghiên cứu khóa học là bên cạnh yếu tố về năng lực, động lực và môi trường nghiên cứu thì trong thế giới phẳng, không gian số ngày nay, sự hợp tác sâu rộng với cộng đồng học thuật thế giới, tiếp cận vấn đề mở, tốc độ và tư duy mạnh hơn kinh nghiệm đang trở thành quy luật phổ biến. Không gian số sẽ xóa nhòa khoảng cách kể cả thời gian, vị trí địa lý trong hợp tác nghiên cứu. Nhưng thách thức lớn nhất vẫn là vượt qua chính mình, vượt qua sự thiếu tự tin khi kết nối hợp tác, tâm lý tự hài lòng của những người nghiên cứu trẻ.
Nhận xét về đồng nghiệp của mình, giảng viên Nguyễn Ngọc Khương, Trường ĐH Hải Phòng, chia sẻ: “Thầy Nhường là giảng viên gương mẫu có tinh thần tự học và sáng tạo cao. Thầy là người giản dị, sống hòa đồng như người anh, người bạn luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và kỹ năng làm việc, được đồng nghiệp quý trọng, sinh viên yêu mến”.
Với những cống hiến, những công trình nghiên cứu khoa học tầm cỡ, năm 2019 thầy Nhường được phong hàm Phó Giáo sư CNTT, một trong những PGS trẻ nhất thời điểm đó. Thầy giáo Nhường cũng là PGS ngành CNTT đầu tiên của thành phố Hải Phòng.
Đào tạo ngành đặc thù: Chất lượng gắn với nhu cầu xã hội
Các ngành đào tạo theo cơ chế đặc thù đã phát huy được hiệu quả từ ưu thế của chương trình, hoạt động đào tạo; giúp sinh viên (SV) tối ưu hóa việc học tập cũng như tiếp cận nhanh với môi trường nghề nghiệp.
Sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành khởi nghiệp Dự án "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong an ninh không gian mạng".
Gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp
Nguyễn Thị Hương, SV ngành Quản trị khách sạn, Khoa Du lịch và Việt Nam học, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (TPHCM), cho biết, bản thân đã thay đổi tích cực khi theo học ngành đào tạo theo cơ chế đặc thù. Không chỉ được giảng dạy bởi các giảng viên giỏi chuyên môn, nhà trường còn đầu tư khu thực hành khách sạn đạt chuẩn 4 và 5 sao, giúp SV trải nghiệm công việc như một nhà quản trị thực thụ.
"Chúng em được thụ hưởng nhiều điều kiện khác biệt. Trong đó có việc được đi thực tập tại các khách sạn đạt chuẩn 4, 5 sao tại TPHCM và doanh nghiệp trong, ngoài nước. Chương trình học được chuẩn hóa và cập nhật theo hướng quốc tế để khi ra trường SV có đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết" - Nguyễn Thị Hương chia sẻ.
Cũng là SV học ngành đào tạo theo cơ chế đặc thù, Nguyễn Nhật Huy, SV lớp Kỹ thuật phần mềm K43, Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế cho biết, mình được thụ hưởng môi trường học tập tốt, hội tụ những SV xác định rõ chuyên ngành ngay từ khi bước chân vào ĐH.
Theo học ngành Quản trị nhà hàng & Dịch vụ ăn uống, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Luân cảm nhận khác biệt đầu tiên là cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập hiện đại. Ngành Quản trị nhà hàng & Dịch vụ ăn uống được bố trí một không gian lớn để làm phòng tiệc và quầy bar, một gian bếp với đủ trang thiết bị như một nhà hàng cao cấp. Đặc biệt, phòng thực hành có mọi thứ mà một nhà hàng cần dùng.
"Em rất thích những giờ thực hành vì được chế biến món ăn, thức uống, tự bày trí, phục vụ... Quá trình học, thầy cô đến từ khách sạn, nhà hàng giảng dạy nhiều bài học thú vị, thực tế. Với ngành học đào tạo theo cơ chế đặc thù, SV được tiếp xúc nhiều với thực tế, giao lưu với doanh nghiệp, tham quan kiến tập những nơi sau này có thể mình sẽ làm việc. Trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp, chúng em mạnh dạn, tự tin và năng động hơn rất nhiều", Nguyễn Luân cho biết.
SV tốt nghiệp từ ngành đào tạo theo cơ chế đặc thù cũng được doanh nghiệp đánh giá cao cả về kiến thức, kĩ năng và thái độ. Theo ông Nguyễn Văn Mỹ - Chủ tich HĐQT Công ty Du lịch Lửa Việt, mô hình đào tạo theo cơ chế đặc thù giúp "tam giác" nhà trường, SV, doanh nghiệp có mối quan hệ bình đẳng, tác động qua lại, thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau, cùng có lợi.
"Doanh nghiệp Du lịch Lửa Việt đã tham gia góp ý chương trình đào tạo, giảng dạy tại Khoa Du lịch và Việt Nam học, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành; đồng thời hỗ trợ thực tập, tiếp nhận SV khi tốt nghiệp. Học với các doanh nhân, nhất là những người lãnh đạo chủ chốt, nhà tuyển dụng, SV được truyền lửa nghề, có thể hỏi thêm về thực tế... Công ty đang khuyến khích SV thực tập quanh năm để có thêm kinh nghiệm, học gắn với hành. Việc chủ động tham gia hợp tác đào tạo với nhà trường cũng giúp chúng tôi có nguồn nhân lực dự trữ, tuyển chọn nhân viên từ xa (khi SV chưa tốt nghiệp) để đầu tư, huấn luyện tập sự" - ông Nguyễn Văn Mỹ thông tin.
SV ngành Khách sạn Trường ĐH Nguyễn Tất Thành thực tập tại Khách sạn Central Palace.
Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm cao
Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế đang đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm theo cơ chế đặc thù. TS Trần Thanh Lương, Trưởng phòng Đào tạo ĐH và Công tác SV, cho biết: SV được học tập trong môi trường có gắn kết với các doanh nghiệp. Doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo khoảng 30% tổng khối lượng toàn khóa học. Chương trình được thiết kế theo mô-đun nhằm tối ưu hóa việc học tập của SV cũng như tiếp cận nhanh với môi trường nghề nghiệp. SV được tạo điều kiện để thực hành trong môi trường của doanh nghiệp. Đặc biệt, theo học ngành này, SV có cơ hội tìm kiếm việc làm cao.
Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng cần khoảng 250 nghìn lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT), nhưng mỗi năm thị trường chỉ cung cấp được khoảng 32 nghìn em. "Tại Thừa Thiên - Huế, hiện có khoảng 2.000 nhân lực CNTT và nhu cầu nhân lực đến 2025 khoảng 10 nghìn người. Trong lĩnh vực CNTT, kỹ thuật phần mềm là ngành then chốt và chiếm hơn 50% nhu cầu năng lực. Mức thu nhập bình quân cho mỗi nhân sự mới ra trường từ khoảng 75 - 100 triệu đồng mỗi năm" - TS Trần Thanh Lương thông tin.
Trường ĐH Du lịch - ĐH Huế hiện đào tạo theo cơ chế đặc thù 4 ngành: Du lịch, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Theo PGS.TS Nguyễn Đức Cường, Phó Trưởng khoa Du lịch, điểm khác biệt nổi bật của các chương trình đào tạo theo cơ chế đặc thù là tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với doanh nghiệp và các chuyên gia trong quá trình đào tạo.
Từ đó, tăng cường năng lực thực tiễn và khả năng thích ứng nhanh với nhu cầu công việc ngay sau khi SV tốt nghiệp bằng việc gia tăng thời gian thực hành, thực tập tối thiểu là 50% tổng thời lượng chương trình đào tạo. Tỷ lệ SV Trường ĐH Du lịch - ĐH Huế ra trường tìm được việc làm là trên 90%, bởi chất lượng đào tạo đã đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và thị trường lao động du lịch hiện nay.
Theo TS Trần Ái Cầm - Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, trường đang tổ chức đào tạo theo cơ chế đặc thù các ngành: Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Du lịch, CNTT, Mạng máy tính truyền thông dữ liệu, Kỹ thuật phần mềm. Năm học 2021 - 2022, trường dành 540 chỉ tiêu cho các ngành thuộc lĩnh vực CNTT và 1.050 chỉ tiêu cho các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực du lịch.
"Với triết lý đào tạo thực học - thực hành - thực danh - thực nghiệp, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành gắn kết mạnh mẽ với trên 400 doanh nghiệp, tập đoàn, hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực CNTT và du lịch, nhà hàng, khách sạn. Công tác đào tạo đặc thù gắn kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, từ tham gia góp ý cho chương trình đào tạo; tổ chức giảng dạy các học phần kiến tập, thực tập tại doanh nghiệp; sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phần mềm của doanh nghiệp để phục vụ thực hành.
Trường xây dựng đội ngũ giảng viên đến từ doanh nghiệp; thỏa thuận với doanh nghiệp về việc tuyển dụng SV tốt nghiệp; đồng thời, phối hợp với doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp thực hiện công tác dự báo nhu cầu về số lượng, yêu cầu về chất lượng đối với nhân lực lĩnh vực du lịch và CNTT trên thị trường lao động. Tỷ lệ SV tốt nghiệp có việc làm của các ngành đặc thù của nhà trường hàng năm luôn đạt trên 90%" - TS Trần Ái Cầm cho hay.
"Theo học ngành đào tạo theo cơ chế đặc thù, em được tiếp xúc với kiến thức thực tế qua những buổi học do doanh nghiệp giảng dạy; qua đó chuẩn bị nền tảng kiến thức, kỹ năng vững vàng để có thể tự tin gia nhập thị trường lao động" - Nguyễn Nhật Huy cho hay.
Nếu mức trần học phí trường công quá thấp thì khó giữ chân giảng viên giỏi Các trường công đáp ứng các điều kiện tự chủ hoàn toàn thì có thể tự xác định mức học phí. Câu chuyện có nên quy định mức trần học phí đối với giáo dục đại học nhất là khi các cơ sở giáo dục đại học đang ngày càng thực hiện tự chủ "sâu" đang là chủ đề nóng nhất là khi...