Thách thức khai thác oxy từ ‘đất’ Mặt trăng, nguồn đủ dùng cho 16 tỉ người
Có rất nhiều oxy trên Mặt trăng, nó chỉ không ở dạng khí. Thay vào đó, oxy bị mắc kẹt bên trong lớp đá và bụi mịn bao phủ bề mặt vệ tinh tự nhiên của Trái đất.
Trái đất nhìn từ Mặt trăng. Ảnh: NASA
Cùng với những tiến bộ trong khám phá không gian, gần đây chúng ta đã chứng kiến nhiều thời gian và tiền bạc được đầu tư vào các công nghệ có thể cho phép sử dụng tài nguyên vũ trụ một cách hiệu quả. Đi đầu trong những nỗ lực này là sự tập trung sắc bén như tia laser vào việc tìm ra cách tốt nhất để sản xuất oxy trên Mặt trăng, nơi dự trữ lượng oxy đủ dùng cho 16 tỉ người trong 50.000 năm!
Tháng 10/2021, Cơ quan Vũ trụ Australia và Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã ký một thỏa thuận về đưa tàu thám hiểm do Australia sản xuất lên Mặt trăng theo chương trình Artemis, với mục tiêu thu thập các loại đá Mặt trăng, vật liệu có thể dẫn đến cung cấp oxy thở được trên Mặt trăng.
Mặc dù Mặt trăng có bầu khí quyển, nhưng nó rất mỏng và được cấu tạo chủ yếu bởi hydro, neon và argon. Nó không phải là loại hỗn hợp khí có thể duy trì các động vật có vú phụ thuộc vào oxy như con người.
Nhưng các nhà khoa học cho rằng, thực sự có rất nhiều oxy trên Mặt trăng. Nó chỉ không ở dạng khí. Thay vào đó, oxy bị mắc kẹt bên trong regolith – lớp đá và bụi mịn bao phủ bề mặt Mặt trăng. Và nếu chúng ta có thể chiết xuất oxy từ regolith, câu hỏi đặt ra là nó có đủ để hỗ trợ sự sống của con người trên vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất không.
Regolith – kho oxy khổng lồ
Oxy có thể được tìm thấy trong nhiều khoáng chất dưới lòng đất xung quanh chúng ta. Và Mặt trăng chủ yếu được tạo ra từ những loại đá giống như trên Trái đất.
Các khoáng chất như silica, nhôm, sắt và oxit magiê chiếm ưu thế trong cảnh quan của Mặt trăng. Tất cả các khoáng chất này đều chứa oxy, nhưng không phải ở dạng mà phổi của con người có thể hấp thụ.
Trên Mặt Trăng, những khoáng chất này tồn tại ở một số dạng khác nhau bao gồm đá cứng, bụi, sỏi và đá phủ trên bề mặt. Vật liệu này là kết quả của tác động từ các thiên thạch đâm vào bề mặt Mặt Trăng trong vô số thiên niên kỷ.
Video đang HOT
Vết chân của nhà du hành Buzz Aldrin trong lần đổ bộ Mặt trăng với sứ mạng Apollo 11 vào tháng 7/1969. Ảnh: NASA
Một số người gọi lớp bề mặt Mặt trăng là “đất”, nhưng các nhà khoa học lại do dự khi sử dụng thuật ngữ này. Đất như chúng ta biết là thứ kỳ diệu chỉ thấy trên Trái đất. Nó được tạo ra nhờ vô số sinh vật sinh sống trên “vật liệu mẹ của đất” là regolith, vốn có nguồn gốc từ đá cứng, trong hàng triệu năm. Kết quả là tạo ra rất nhiều loại khoáng chất không có trong đá nguyên sơ.
Đất của Trái đất có các đặc điểm vật lý, hóa học và sinh học đáng chú ý. Trong khi đó, vật chất trên bề mặt Mặt trăng về cơ bản vẫn là nguyên sinh ở dạng ban đầu, nguyên sơ.
Regolith trên Mặt trăng được tạo thành từ khoảng 45% oxy. Nhưng oxy đó liên kết chặt chẽ với các khoáng chất nói trên. Để phá vỡ những liên kết bền chặt đó, chúng ta cần phải dùng đến năng lượng, thông qua quá trình điện phân.
Trên Trái đất, quá trình này thường được sử dụng trong sản xuất, chẳng hạn như sản xuất nhôm. Một dòng điện được cho chạy qua một dạng lỏng của nhôm oxit (thường được gọi là alumin) thông qua các điện cực, để tách nhôm ra khỏi oxy.
Trong trường hợp này, oxy được tạo ra như một sản phẩm phụ. Còn trên Mặt trăng, oxy sẽ là sản phẩm chính và nhôm (hoặc kim loại khác) được chiết xuất sẽ là một sản phẩm phụ hữu ích.
Đó là một quá trình khá đơn giản, nhưng có một điểm khó khăn: nó tốn rất nhiều năng lượng. Để thực hiện bền vững, quá trình này cần được hỗ trợ bởi năng lượng Mặt trời hoặc các nguồn năng lượng khác có sẵn trên Mặt trăng.
Việc khai thác oxy từ regolith cũng sẽ yêu cầu những thiết bị công nghiệp đáng kể. Trước tiên, chúng ta cần chuyển oxit kim loại rắn thành dạng lỏng, bằng cách tác dụng nhiệt hoặc kết hợp nhiệt với dung môi hoặc chất điện phân. Chúng ta có công nghệ để làm điều này trên Trái đất, nhưng việc di chuyển bộ máy này lên Mặt trăng – và tạo ra đủ năng lượng để vận hành nó – sẽ là một thách thức lớn.
Đầu năm nay, công ty khởi nghiệp Dịch vụ Ứng dụng Vũ trụ có trụ sở tại Bỉ thông báo đang xây dựng ba lò phản ứng thử nghiệm để cải thiện quá trình tạo oxy thông qua điện phân. Họ dự kiến sẽ đưa công nghệ lên Mặt trăng vào năm 2025 trong khuôn khổ sứ mệnh sử dụng tài nguyên tại chỗ (ISRU) của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA).
Miệng núi lửa Aristarchus do tàu Apollo 15 chụp. Ảnh: NASA / Wikimedia
Mặt trăng có thể cung cấp bao nhiêu oxy?
Nguồn oxy có thể tách từ regolith nói lên rằng, khi chúng ta tìm cách thì Mặt trăng có thể cung cấp oxy. Và hóa ra là với khối lượng thực sự đáng kể.
Nếu bỏ qua oxy gắn trong lớp vậtliệu đá cứng nằm sâu hơn của Mặt trăng, và chỉ xem xét ở lớp regolith có thể dễ dàng tiếp cận trên bề mặt, chúng ta có thể đưa ra một số ước tính.
Mỗi mét khối “đất” Mặt trăng trung bình chứa 1,4 tấn khoáng chất, bao gồm khoảng 630 kg oxy. NASA cho biết con người cần hít thở khoảng 800 gam oxy mỗi ngày để tồn tại. Vì vậy, 630 kg oxy sẽ đủ cho một người sống trong khoảng hai năm.
Giả sử độ sâu trung bình của regolith trên Mặt trăng là khoảng 10 mét và chúng ta có thể chiết xuất tất cả oxy từ đó. Điều đó có nghĩa là 10 mét trên cùng của bề mặt Mặt trăng sẽ cung cấp đủ oxy cho 8 tỉ người trên Trái đất trong khoảng 100.000 năm tới, hay 16 tỉ người trong 50.000 năm.
Điều này cũng phụ thuộc vào cách chúng ta quản lý hiệu quả để khai thác và sử dụng oxy. Nhưng dù thế nào, đó cũng là một con số tuyệt vời.
Tuy nhiên, chúng ta đang có khá nhiều oxy ở đây, ngay trên Trái đất. Và ta nên làm mọi thứ có thể để bảo vệ “hành tinh Xanh”, và đặc biệt là lớp đất của nó để tiếp tục hỗ trợ tất cả các sự sống.
Báo cáo kiểm toán cho thấy Mỹ không thể trở lại Mặt Trăng trước năm 2026
Theo kết quả một cuộc kiểm toán của Chính phủ Mỹ được công bố ngày 15/11, kế hoạch đưa người trở lại Mặt Trăng của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ chỉ có thể thực hiện "sớm nhất là vào năm 2026".
Mỹ không thể trở đưa người trở lại Mặt Trăng trước năm 2026. Ảnh minh họa: Yahoo/TTXVN
Báo cáo của Văn phòng Tổng thanh tra - cơ quan kiểm toán của NASA - cho biết chương trình Artemis đưa các nhà du hành Mỹ trở lại Mặt Trăng đang gặp phải "những khó khăn về kỹ thuật và sự trì hoãn kéo dài do đại dịch COVID-19 và tình hình thời tiết".
Báo cáo nêu rõ: "Mục tiêu của NASA về việc đưa các phi hành gia hạ cánh trên Cực Nam của Mặt Trăng vào cuối năm 2024 đang đối mặt nhiều thách thức quan trọng, như các rủi ro lớn về kỹ thuật, tiến độ phát triển phi thực tế và mức tài trợ thấp hơn yêu cầu".
Theo Văn phòng Tổng thanh tra của NASA, "những trang phục du hành không gian mới, cần thiết để thực hiện nhiệm vụ sẽ chưa thể sẵn sàng" trước tháng 5/2025, do "những yêu cầu về kỹ thuật và thiếu kinh phí".
Tiếp đó, sự phát triển của "hệ thống hạ cánh do con người điều khiển" hoặc HLS - được ủy thác cho công ty SpaceX - cũng sẽ "có thể" bị trì hoãn.
Tàu đổ bộ Starship sẽ là phương tiện đưa các phi hành gia du hành từ quỹ đạo Mặt Trăng lên bề mặt Mặt Trăng.
Văn phòng Tổng thanh tra khen ngợi "tốc độ nhanh chóng" trong công tác sản xuất của SpaceX, nhờ vào hệ thống "sản xuất nhiều bộ phận động cơ và các thành phần theo quy trình khép kín".
Trong các cuộc thanh tra hồi tháng 8 vừa qua tại trụ sở chính ở California và các nhà máy ở Texas, Văn phòng Tổng thanh tra cho biết việc phát triển 20 nguyên mẫu Starship và 100 động cơ Raptor đã được hoàn tất.
Trong 15 năm qua, thời gian trung bình giữa thời điểm ký kết hợp đồng và triển khai chuyến bay đầu tiên là 8 năm rưỡi. Tuy nhiên, cơ quan kiểm toán của NASA cho rằng SpaceX sẽ rút ngắn 50% khoảng thời gian này.
Hiện NASA vẫn đang nỗ lực thực hiện sứ mệnh đầu tiên - sứ mệnh Artemis 1 đưa tàu du hành không người lái bay trong quỹ đạo của Mặt Trăng vào tháng 2/2022. Tuy nhiên, báo cáo kiểm toán ước tính rằng sứ mệnh này chỉ có thể diễn ra "vào mùa hè năm 2022".
Tiếp đó, sứ mệnh Artemis 2 sẽ đưa các phi hành gia lên Mặt Trăng nhưng không hạ cánh. Còn sứ mệnh đưa người trở lại Mặt Trăng được đặt tên là Artemis 3.
Theo báo cáo kiểm toán, chương trình thám hiểm Mặt Trăng là vô cùng tốn kém, với chi phí ước tính lên tới 93 tỷ USD vào tài khóa 2025. Trong 4 lần phóng đầu tiên, mỗi lần phóng có chi phí 4,1 tỷ USD. Theo Văn phòng Tổng thanh tra, NASA cần phải "tìm giải pháp để giảm bớt các chi phí này".
NASA lùi thời điểm đưa người trở lại Mặt trăng sau nửa thế kỷ Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã trì hoãn thời điểm dự kiến đưa phi hành gia trở lại Mặt trăng sớm nhất là vào năm 2025, bỏ lỡ thời hạn mà chính quyền cựu Tổng thống Trump đặt ra. Ảnh chụp ngày 21/7/1969 lá cờ Mỹ được cắm trên Mặt trăng, nhìn tử cửa sổ mô-đun Luna. Ảnh: NASA/AP Trước...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đường ống dẫn khí đốt của Nigeria trong chiến lược đẩy Nga ra khỏi EU

Ukraine chật vật phục hồi kinh tế giữa khủng hoảng và xung đột

Quan chức Mỹ thông báo kết quả cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Zelensky ở Rome

Nổ lớn tại cảng của Iran: Số người bị thương tăng lên trên 510 người

Núi lửa Lewotobi Laki-laki ở Indonesia phun trào 110 lần trong 8 ngày

Ukraine lên tiếng sau khi Nga tuyên bố giành lại hoàn toàn Kursk

Singapore không đạt thỏa thuận giảm thuế với Mỹ

Hàng trăm nghìn người đưa tiễn Giáo hoàng Francis về nơi an nghỉ

Vệ tinh Nga bị cáo buộc liên quan vũ khí hạt nhân có dấu hiệu mất kiểm soát

Hé lộ những bí ẩn đằng sau cái chết của con trai Phó giám đốc CIA tại Ukraine

Thông tin về cuộc thảo luận 'rất hiệu quả' của hai Tổng thống Trump và Zelensky tại Rome

Harvard kiện Chính quyền Tổng thống Trump: Toàn cảnh vụ kiện chấn động nền giáo dục Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Rodri có thể ra sân ở chung kết FA Cup
Sao thể thao
23:34:42 26/04/2025
Nhạc sĩ Nguyễn Cường tuổi 82 tập thể dục 3 tiếng/ngày, chia sẻ về vợ kém 19 tuổi
Nhạc việt
23:32:56 26/04/2025
Phim của NSND Hồng Vân bất ngờ dừng chiếu, dàn diễn viên xin lỗi khán giả
Hậu trường phim
23:27:15 26/04/2025
Hoãn phiên xử sơ thẩm vụ trộm cắp vặt và động thái bất ngờ của Lynda Trang Đài
Sao việt
23:24:13 26/04/2025
'28 years later': Màn tái xuất đầy hứa hẹn của thương hiệu phim xác sống kinh điển
Phim âu mỹ
23:09:15 26/04/2025
10 mỹ nhân "má hồng thơ ngây" đỉnh nhất Hàn Quốc: Càng ngày càng đẹp, visual chuẩn "búp bê sống"
Sao châu á
22:43:04 26/04/2025
Nữ MC U50: "Tôi trải qua nhiều mối tình sóng gió, trầy da tróc vẩy, giờ sống một mình"
Tv show
22:40:28 26/04/2025
Thay đổi bất ngờ ở Vạn Hạnh Mall sau vụ thanh niên rơi từ tầng 7 xuống tử vong
Tin nổi bật
22:27:11 26/04/2025
Triệt phá đường dây sản xuất, thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả
Pháp luật
22:21:54 26/04/2025
Apple vội vã làm một việc để né thuế đối ứng của ông Trump
Thế giới số
20:47:10 26/04/2025