Tết đâu chỉ là “quốc tế dọn nhà”, Tết còn là “quốc tế cuốn nem”, “quốc tế trông lửa nồi bánh”… cơ
Ngoài việc “hoá lọ lem” dọn nhà thì ta còn phải “hoá Tấm” trong bếp với biết bao nhiêu hoạt động “thi thú” sau đây…
Ai cũng bảo rằng Tết nhất là “quốc tế” dọn nhà mà quên mất ngoài dọn nhà ra thì còn biết bao công việc “lăn lộn” trong căn bếp của mỗi gia đình. Những công việc này thoạt nhìn tưởng nhẹ nhàng biết bao nhiêu, so với lau nhà, quét mạng nhện… tuy nhiên chỉ những đứa hay bị sai sử trong bếp mới “thấm” được sự phức tạp và xì-trét khi lúc nào cũng bị dõi theo bởi đôi mắt “chim ưng” của các mẹ, các dì. Hỡi những người đồng khổ, các bạn đã phải làm bao nhiêu việc trong số này rồi?
Nguồn Youtube: Nano Fresh, Hải Anh.
Nem hay chả giò (miền Nam) là một món phổ biến gần như luôn có mặt trên mâm cỗ và các bữa ăn ngày Tết. Nhiều nhà thường có thói quen cuốn đến… cả trăm chiếc nem để đông lạnh và ăn dần xuyên ba ngày Tết. Và thường thì những đứa trông có vẻ “lớn rồi” và “nhờ được rồi” sẽ đảm nhận phần cuốn trăm chiếc nem này… Với vài cuốn đầu thì không tệ, nhưng lặp đi lặp lại suốt một, hai giờ đồng hồ thì đúng là đáng sợ đến mức tối ngủ cũng… mơ thấy mình đang cuốn nem!
Video đang HOT
Có một điều kì diệu thế này là người lớn trong gia đình đều thích làm dư ra để đem tặng, bản thân tặng nhà này hai chiếc bánh, và nhà kia cũng tặng lại hai chiếc bánh tự làm khác. Vì thế nên nhà nào cũng phải nấu cho thật nhiều vào, để lũ trẻ cũng phải ngồi gói bánh thật là nhiều. Đôi khi ngẫm lại thì thấy “chiến thuật” nấu bánh tặng này của các bà, các mẹ có chút “huề vốn”, nhưng thực ra chính vì thế mới có tinh thần Tết. Việc có cái để trao đi và nhận lại trong dịp Tết, dù là món gì thì cũng mang ý nghĩa tốt đẹp.
Hiểu được như vậy nhưng đối với những đứa tay chân vụng về thì việc gói bánh sao cho đẹp vẫn đúng là ác mộng mà!
Nếu nhà nào có truyền thống tự nấu bánh tét, bánh chưng thì “ăn chắc” con cháu lớn lớn một tí trong nhà mỗi đứa đều có “vé” trông lửa nồi bánh xuyên đêm. Bánh chưng và bánh tét phải được nấu trong một thời gian dài rất dài, vậy nên việc các nồi lửa nấu bánh cháy xuyên đêm là chuyện thường. Và rồi những đứa nhỏ hơn được trông sớm nghỉ sớm, còn những đứa lớn thì chỉ có thể ngủ vài tiếng rồi bật dậy vào nửa đêm, vừa ngồi đập muỗi vừa ngáp ngắn ngáp dài trông nồi bánh. Đây hẳn phải là một trong số những nhiệm vụ “ớn ăn” nhất trong mùa Tết.
Xếp rau dưa, kiệu…
Các món rau dưa muối là điều không thể thiếu của nhiều gia đình, và món ăn tưởng chừng như đơn giản này lại có một công đoạn hết sức “gây nản lòng” trên diện rộng đó là… ngồi xếp dưa, cải. Nếu bạn từng thấy một lọ củ kiệu, củ hành ngâm được xếp đều tăm tắp thì sẽ hiểu. Rau dưa của người Việt Nam khi đem muối không thể chỉ nhồi hoặc đổ bừa vào lọ, mà là phải xếp từng lá, từng miếng, từng củ sao cho cả lọ đầy ắp sung túc, không có kẻ hở. Lúc này khi đổ nước dùng để muối vài thì mới ủ đều được, và nhìn cũng thẩm mỹ hơn, phù hợp cho việc đem tặng hơn.
Thế nên việc ngồi nhặt rau, nhặt kiệu từng miếng từng miếng như “cô Tấm” là hình ảnh phổ biến trong mọi hộ gia đình cả nước.
Lau bát đĩa
“XX lấy hết chén bát ra lau một lần trước giao thừa đi con!”
Cũng là lau chùi, nhưng trong phạm vi nhà bếp. Vào năm mới, bạn sẽ thấy tất tần tật mọi loại bát đĩa cũng như dụng cụ ăn uống trong nhà được lôi ra để lau chùi lại. Thật không may cho những ai có nhiều thành viên trong gia đình, đồng nghĩa với việc lượng chén bát cũng nhiều kinh khủng. Một lần nữa, chỉ có team hoá thân “Tấm” ngồi lau từng chiếc bát chiếc đĩa mới hiểu được nỗi khổ này!
Theo Trí Thức Trẻ
Dạo một vòng quanh MXH xem mâm cúng ông Công ông Táo của các mẹ đảm đang khéo léo
Năm nay ngày 23 tháng Chạp tức Tết ông Công ông Táo rơi vào đúng ngày thứ Hai đầu tuần nên không ít mẹ đã làm mâm cúng sớm từ Chủ Nhật hoặc thậm chí thứ Bảy!
1. Mâm cúng ông Công ông Táo của Facebooker Huyền Vũ chỉ mới đăng lên vài giờ đã có tới hơn 700 lượt tương tác - cho thấy sức nóng của đề tài này.
Cùng ngắm nghía kỹ hơn mâm cúng này nhé!
Hẳn là Facebooker Huyền Vũ đã bỏ ra không ít thời gian và công sức cho mâm cúng này, không chỉ món xôi được tạo hình cá rất đẹp mắt và phù hợp, chị còn không quên một lọ hoa với cành đào xinh xắn và chiếc bánh chưng cũng được trang trí cực kỳ dễ thương!
2. Mâm cúng ông Công ông Táo của Facebooker Sang Huyền Minh trong "hội nấu ăn vì đam mê" nhận được rất nhiều hưởng ứng của các mẹ trong hội.
Mâm cỗ cúng rất cơ bản gồm có chả giò, chả lụa, nem chua, canh rau củ, bánh chưng và thịt bò xào được bày biện một cách khéo léo khiến cho các món ăn trở nên hấp dẫn hơn hẳn!
3. Mâm cúng ông Công ông Táo của Facebooker Nghia Nguyen cũng không kém phần rực rỡ!
Rất sáng tạo, chị Nghĩa đã tạo hình món xôi gấc thành 3 con cá, món mực hấp thành hình bó hoa, các món còn lại như chả giò, canh rau củ, nộm hoa chuối, thịt gà đều được bày biện hết sức tinh tế và hợp lý.
4. Facebooker Nga Tran cũng nhận được hơn 300 lượt tương tác với bài chia sẻ mâm cúng ông Táo về trời sớm.
Không hẳn phải quá khéo tay, chỉ một chút tinh tế, chút sáng tạo là bạn cũng có thể bày được mâm cúng rất đẹp mắt từ những món ăn tưởng chừng đã quá quen thuộc như rau xào, chả giò hay chả lụa.
5. Facebooker Radia Hoang với mâm cúng sáng Chủ Nhật ngày 22 tháng Chạp
Không cầu kỳ bày biện nhưng mâm cúng của Facebooker Radia Hoang khiến bất cứ ai trong chúng ta cũng nhớ về những mâm cỗ của bà, của mẹ khi xưa, những mâm cỗ cúng giản dị nhưng đầy thành tâm của người làm ra nó.
(Nguồn: Tổng hợp)
Theo afamily
Bài dự thi Nhớ thương mùi Tết: Mùi bánh in mỗi độ Tết về Tết về, lẫn trong mùi bánh tét, bánh tổ, bánh nổ, bánh hộc, nhưng mùi bánh in vẫn lấn át thơm ngát cả nhà. Ngày xuân khách đến chơi nhà thưởng thức bánh in lấy tình lấy thảo, để còn so sánh con nhà ai giỏi dang và khéo tay hơn. Khi tiếng heo hàng xóm eng éc từng hồi, bà mới mang...