Test nhanh âm tính với SARS-CoV-2 liệu đã yên tâm?
Nếu trường hợp tiếp xúc nguồn nhiễm bệnh dưới 7 ngày mà test nhanh âm tính thì chưa khẳng định được là có nhiễm bệnh hay không, cần tiếp tục cách ly tại nhà. Khoảng 5-7 ngày sau xét nghiệm lại.
Hiện Hà Nội đang triển khai test nhanh sàng lọc SARS-CoV-2 tại quận Hai Bà Trưng, quận Ba Đình, quận Đống Đa, huyện Thanh Oai, những đơn vị có nhiều đối tượng tiền sử dịch tễ đi/đến/ở khu vực có ổ dịch, cụ thể là Bệnh viện Bạch Mai.
TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết để khẳng định một trường hợp mắc Covid-19 phải dùng xét nghiệm Realtime RT-PCR. Tuy nhiên, để sàng lọc phát hiện sớm những trường hợp nghi ngờ để cách ly y tế và xét nghiệm khẳng định thì việc test nhanh tại cộng đồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Ảnh: Đức Vân.
Test nhanh có 2 loại, 1 loại là phân loại kháng nguyên, 1 loại là phân loại kháng thể. Kháng thể là chất cơ thể sinh ra để chống lại các tác nhân virus. Vì thế, phải có thời gian nhất định thì mới có kháng thể.
“Khi có kháng thể, có nghĩa rằng cơ thể có thể đã xuất hiện virus xâm nhập, lúc đó máu mới kích thích để sản sinh ra kháng thể và là dấu hiệu cảnh báo để sàng lọc. Khi nồng độ kháng thể đủ lớn thì test mới phát hiện được nhiễm bệnh, còn nếu thấp quá thì cũng chưa phát hiện được nhiễm bệnh”, TS Cảm phân tích.
Chính vì vậy, nếu test nhanh có kết quả là dương tính thì cần tiếp tục xét nghiệm khẳng định bằng realtime RT-PCR.
Khi test nhanh có kết quả âm tính, xảy ra hai tình huống sau:
- Nếu trường hợp tiếp xúc nguồn nhiễm bệnh dưới 7 ngày mà kết quả âm tính thì chưa khẳng định được là có nhiễm bệnh hay không và cần tiếp tục cách ly tại nhà. Khoảng 5-7 ngày sau tiến hành xét nghiệm lại.
Video đang HOT
- Nếu tiếp xúc nguồn nhiễm bệnh từ 7 ngày trở lên, xét nghiệm âm tính thì về cơ bản có thể yên tâm, nhưng nguyên tắc vẫn phải tiếp tục cách ly 14 ngày theo quy định. Khi có biểu hiện ho, sốt cần báo cho nhân viên y tế tại địa phương để thực hiện xét nghiệm.
Loại test nhanh kể trên nhập khẩu từ Hàn Quốc nhằm sàng lọc người nghi nhiễm, người đang thuộc diện cách ly có tiền sử dịch tế đi/đến/ở khu vực có ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai.
Theo TS Cảm, nếu phát hiện ra ca bệnh nhiễm virus SARS-CoV-2 sẽ kịp thời có biện pháp xử lý ngay, giảm thiểu rất lớn những ảnh hưởng từ dịch bệnh và khống chế dịch bệnh lây lan ra cộng đồng. Đặc biệt, phát hiện sớm ca bệnh ngày nào, tốt ngày đó.
Theo thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn, test nhanh có đặc điểm là độ nhạy, độ chính xác thấp hơn. Độ nhạy khoảng 65-80% và cơ thể càng bị nhiễm lâu càng nhạy; độ đặc hiệu khoảng 60-70% vì phản ứng chéo với kháng thể sinh ra đối với các loại virus, vi khuẩn khác.
Điều đó có nghĩa là xét nghiệm nhanh có tỷ lệ trên 20% là vừa nhầm vừa sót. Xét nghiệm có thể nhầm (xét nghiệm cho kết quả dương tính nhưng thực chất dương với loại virus, vi khuẩn khác) và cũng bỏ sót người đã bị nhiễm nhưng chưa phát bệnh hoặc mới phát bệnh (ít hơn 3 ngày).
Vì vậy loại xét nghiệm này sẽ phát huy tác dụng tốt nhất trong tình huống đã có rất nhiều người nhiễm bệnh, cần xét nghiệm để lọc ra những người đã mắc bệnh nhiều ngày (hơn 3 ngày) để tập trung theo dõi, điều trị. Bộ Y tế đã cho nhập một số lượng để dự phòng cho tình huống này.
Hiện thành phố Hà Nội đã sử dụng xét nghiệm nhanh để sơ bộ đánh giá mức độ lây lan để từ đó có phương án ứng phó phù hợp.
Làm rõ lịch trình đi lại của các ca mắc Covid-19
Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng đã yêu cầu CDC Hà Nội khẩn trương liên hệ với toàn bộ các bệnh nhân dương tính với Covid-19 từ Bệnh viện Bạch Mai, nhân viên Công ty Trường Sinh làm dịch vụ tại BV Bạch Mai để làm rõ lịch trình đi lại, sinh hoạt, ăn uống, tiếp xúc của các bệnh nhân này từ ngày 10/3 đến thời điểm đưa đi cách ly, điều trị.
Sau đó cần khẩn trương thông báo toàn bộ lịch trình của bệnh nhân cho người dân biết để từ đó giúp mọi người dân ý thức về khả năng lây nhiễm, tự kiểm tra và rà soát phát hiện ra những trường hợp đã tiếp xúc với bệnh nhân, từ đó liên hệ với các trung tâm y tế trên địa bàn để được cách ly và xét nghiệm theo đúng quy định.
Nam Phương
Covid-19 có thể gây biến chứng tim mạch ở người chưa từng mắc bệnh
Theo một nghiên cứu khoa học hiện tại, Covid-19 có liên quan đến các vấn đề về tim ngay cả ở những người trước đó chưa từng có bệnh tim mạch.
Các tác giả của bài báo đăng trên tạp chí JAMA Cardiology đã xem xét nghiên cứu về virus corona chủng mới SARS-CoV-2 gây COVID-19, cũng như cúm mùa và các virus khác trong họ corona là SARS và MERS.
Họ thấy rằng COVID-19 có thể gây ra các vấn đề mới ở tim hoặc làm bệnh tim tiềm ẩn nặng lên. COVID-19 có liên quan đến viêm tim và bệnh nhân nhập viện vì bệnh có "tỷ lệ cao" bị tổn thương tim.
Nhưng nhóm nghiên cứu nhận xét "mức độ nặng, phạm vi và ảnh hưởng tim mạch ngắn hạn và dài hạn của COVID-19, cùng với tác động của các phương pháp điều trị cụ thể vẫn chưa được biết rõ và cần được nghiên cứu và điều tra tỉ mỉ".
Những bệnh nhân mắc COVID-19 nhẹ không cần nhập viện ít gặp phải các vấn đề về tim hơn.
"Sẽ hợp lý khi dự đoán rằng các trường hợp bệnh nghiêm trọng và nguy kịch bị ảnh hưởng nặng nề đến hệ thống tim mạch do phản ứng viêm mạnh hơn", các tác giả viết.
Ba virus corona và cúm có vẻ gây ra các vấn đề về tim bao gồm hội chứng mạch vành cấp (lưu lượng máu đến tim đột ngột ngừng lại giống như cơn đau tim), các vấn đề về nhịp tim và suy tim. Điều này có thể là do sự kết hợp của viêm trong toàn bộ cơ thể cũng như trong hệ thống mạch máu.
"Quan trọng là, trong hầu hết các dịch cúm, nhiều bệnh nhân chết vì các nguyên nhân tim mạch hơn là do viêm phổi-cúm", các tác giả viết.
Các tác giả thừa nhận nghiên cứu này bị hạn chế do nó dựa trên dữ liệu có sẵn ở giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19, và nhiều trường hợp nhẹ và không có triệu chứng có thể bị bỏ sót trong hầu hết các báo cáo ", càng cho thấy những lỗ hổng trong hiểu biết của chúng ta về căn bệnh này.
Tác giả chính của bài báo, BS Mohammad Madjid, giảng viên Trường Y McGovern tại UTHealth ở Houston cho rằng: "Có khả năng cơ tim có thể bị ảnh hưởng bởi virus corona ngay cả khi không có bệnh tim trước đó,.
"Nhìn chung, tổn thương thương cơ tim có thể xảy ra ở bất kỳ bệnh nhân có hoặc không có bệnh tim, nhưng nguy cơ cao hơn ở những người đã có bệnh tim."
"Chúng ta biết rất rõ rằng COVID-19 ảnh hưởng đến phổi và có thể gây ra các biến chứng, nhưng nghiên cứu này cho thấy hệ tim mạch cũng bị ảnh hưởng và điều này có thể dẫn đến kết quả kém và tiên lượng xấu ở những bệnh nhân này."
Nghiên cứu sẽ giúp các bác sĩ xác định bệnh nhân nào có nguy cơ biến chứng và tìm ra cách điều trị mới cho họ.
Ông khuyên những người có vấn đề về tim lo lắng về COVID-19 nên tham khảo ý kiến bác sĩ tim mạch của họ và "đảm bảo rằng tuân thủ tất cả các loại thuốc được kê đơn."
Hơn nửa triệu người đã được chẩn đoán mắc COVID-19 trên toàn thế giới. Hơn 25.250 người đã chết và gần 128.000 người đã hồi phục.
Cẩm Tú
Virus corona len lỏi trong cơ thể bệnh nhân như thế nào? Các chuyên gia giải thích rằng các trường hợp tử vong do Covid-19 thường là do viêm phổi, đồng thời giải thích cơ chế virus gây ra viêm phổi ở người cao tuổi, người có bệnh nền. Đa số người nhiễm Covid-19 chỉ có triệu chứng nhẹ. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết khoảng 80% số bệnh nhân hồi phục mà...