Tên năm món ăn bằng tiếng Anh trên thực đơn ở Mỹ
“ Corn dogs” là xúc xích tẩm bột ngô, phổ biến trong các cửa hàng thức ăn nhanh.
1. Root beer floats
“Root beer” vốn là đồ uống có ga (carbonated beverages), không có cồn, màu nâu và mang hương vị của nhiều loại rễ cây (root).
Nếu bạn nghĩ nước ngọt vẫn có thể cho thêm đường và một viên kem béo ngậy ở trên cùng, “root beer float” là món dành cho bạn. Từ vị ngọt váng đầu (sickly flavour) đến màu sắc tươi sáng, hay hình ảnh “núi lửa phun trào” (volcanic eruption) khi bong bóng chạm vào kem, món đồ uống này như một giấc mơ của mọi đứa trẻ và là cơn ác mộng của các chuyên gia dinh dưỡng (dietician).
2. Corn dogs
Ảnh: EF English Live
“Hot dog” là bánh mì kẹp xúc xích, còn “corn dog” là xúc xích tẩm bột ngô, phổ biến trong các cửa hàng thức ăn nhanh ở Mỹ. Món này thường được xiên que để dễ cầm khi ăn.
3. Biscuits and gravy
Chính xác như những gì bạn đang nghĩ, “biscuits and gravy” là món ăn bao gồm bánh quy được rưới nước sốt thịt, thường dùng trong bữa sáng ở miền nam nước Mỹ. Bánh quy ở đây là loại bánh nướng mềm từ bột nhào. Nước sốt gồm thịt nấu chín, bột mì, sữa và có thể thêm xúc xích, thịt xông khói hay thịt bò xay. Hạt tiêu đen được sử dụng để làm nổi bật hương thơm của thịt.
Video đang HOT
4. Red velvet cake
Ảnh: Betty Crocker
Cách đặt tên của người Mỹ cho món ăn này khá thú vị: bánh nhung đỏ, dựa trên màu sắc chủ đạo và hình thức đẹp mắt. Nó xuất hiện trong thực đơn tráng miệng.
5. Grits
Ngô là thành phần chính của món “grits”, được nghiền mịn, trộn với một số gia vị mặn và đun sôi. Nó thường được phục vụ như món chính trong bữa tối, ăn kèm với tôm. Món ăn có nguồn gốc từ miền nam nhưng hiện phổ biến trên khắp đất nước.
Thùy Linh
Theo EF English Live
Thiết kế bài học tiếng Anh qua STEAM
Học sinh thực hành thí nghiệm khoa học về ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu... dễ dàng ghi nhớ các từ vựng học thuật trong tiếng Anh.
Giáo trình STEAM English
Xu hướng giáo dục hiện đại hướng đến việc học từ trải nghiệm thực tế, mang đến cơ hội để học sinh thể hiện bản thân, dễ dàng tiếp thu kiến thức. Phương pháp giáo dục STEAM English kết hợp tiếng Anh với STEAM (Science - khoa học, Technology - công nghệ, Engineering - kỹ thuật, Arts - nghệ thuật, Maths - toán học) thông qua những thí nghiệm trực quan còn giúp ích các em nắm rõ kiến thức khoa học thực tế, có cơ hội sử dụng tiếng Anh học thuật, quan trọng là phát triển kỹ năng tư duy bằng tiếng Anh.
Các bài học lồng ghép, đi sâu vào những lĩnh vực liên quan đến STEAM với nhiều chủ đề thiết thực như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, kỹ thuật lập trình máy tính... Giáo trình học cung cấp cho các em ngoại ngữ cùng kiến thức về văn hóa, xã hội để có thể đạt kết quả tốt trong các kỳ thi chứng chỉ quốc tế.
Học sinh có thể thoải mái sáng tạo, bộc lộ suy nghĩ và dần hình thành tư duy logic, khả năng tự giải quyết vấn đề.
Theo đại diện Tổ chức giáo dục AEG, giáo trình giảng dạy STEAM English của Tổ chức giáo dục AEG thiết kế dựa theo tiêu chuẩn của hệ thống giáo dục Mỹ - US Common Core. Các chủ đề bài học, hoạt động, thí nghiệm được nghiên cứu, chọn lọc từ bộ tiêu chuẩn, biên soạn lại để phù hợp với từng lứa tuổi, khả năng của học sinh Việt Nam.
Học sinh 6-11 tuổi có thể học giáo trình theo tiêu chuẩn tiếng Anh Cambridge và thi lấy các chứng chỉ Starters, Movers, Flyers khi đạt trình độ nhất định. Giáo trình tiếng Anh Oxford và National Geographic phù hợp cho các em 12-16 tuổi, giúp các em có khả năng đạt chứng chỉ quốc tế KET, PET, TOEFL Junior... Đây là nền tảng, bước đệm để học sinh thi lấy chứng chỉ quốc tế IELTS ở giai đoạn sau.
Giáo trình học STEAM English giúp các em phát huy trí não, có góc nhìn đa chiều về những vấn đề trong cuộc sống. Tư duy phản biện, khả năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm dần được hình thành thông qua các tiết học. Việc được định hướng nghề nghiệp với những khối ngành STEAM còn mang đến cho các em cơ hội việc làm hấp dẫn hơn do nhu cầu khoa học kỹ thuật tăng nhanh, đại diện Tổ chức giáo dục AEG cho biết.
Hoạt động STEAM trong lớp học tiếng Anh
Các em thực hành các thí nghiệm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau từ bài tập dùng bộ lego giáo dục đến mô phỏng hiện tượng trong thiên nhiên. Mỗi học sinh sẽ tự đặt và trả lời cho mình câu hỏi "vì sao và bằng cách nào điều đó có thể xảy ra". Để tìm câu trả lời, học sinh chủ động bắt tay vào kiểm chứng.
Các em được thực hành các thí nghiệm STEAM và sử dụng tiếng Anh để thảo luận cùng nhóm.
AEG dạy trẻ tiếng Anh thông qua các thí nghiệm thực tiễn từ STEAM. Các em có thể được thầy cô hướng dẫn cách thiết kế dụng cụ lọc chất ô nhiễm đơn giản, có thể thực hiện tại nhà. Chủ đề đô thị hóa hay quy hoạch cũng thể hiện sinh động qua những mô hình với minh họa tiếng Anh từ chính các học viên nhỏ tuổi.
Hoạt động có thể mở rộng về việc thay đổi khí hậu và môi trường, mô hình giả định về sóng thần, các từ vựng về hiện tượng thiên nhiên, tác động của chúng đến môi trường... Từ những hoạt động trực quan sinh động, học viên có thể đúc kết nhiều kiến thức hữu ích, tự tin hơn khi trình bày vấn đề bằng tiếng Anh.
Nếu chỉ dừng lại ở đó, các em đã được học theo mô hình STEAM hiệu quả. Tuy nhiên khi kết hợp với tiếng Anh, học sinh lại có thể thu nạp thêm các từ vựng mới, kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ.
Giờ học thực hành STEAM English của các em học sinh với bộ lego giáo dục.
Từ vựng tiếng Anh học thuật nhờ đó sẽ được các em lặp lại và ghi nhớ dễ dàng hơn. Sau thí nghiệm thực tế, học viên thảo luận cùng nhóm để có thể thuyết trình bằng tiếng Anh. Các em lại có cơ hội được sử dụng các từ vựng mới để làm thành câu hoàn chỉnh, phát triển kỹ năng nghe, nói. Bằng những hoạt động trực quan, tiết học có thể trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.
Kim Uyên
Theo Vnexpress
Học tiếng Anh: Cách dùng Đại từ sở hữu và Tính từ sở hữu chuẩn nhất! Đại từ sở hữu và tính từ sở hữu là hai loại từ được dùng hàng ngày trong tiếng Anh. Làm thế nào để phân biệt được chúng? Câu trả lời nằm trong bài viết hữu hiệu này. Đại từ sở hữu và tính từ sở hữu là những loại từ thường gây khó khăn cho người học khi áp dụng chúng vào...