Tên lửa tầm ngắn Trung Quốc có sức mạnh tương đương Iskander của Nga?
Nói về sự tương đồng giữa hai loại tên lửa, Thượng tướng Viktor Esin, cựu Tham mưu trưởng Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga cho biết, từ lâu Trung Quốc đã tận dụng những công nghệ mà họ đã vay mượn từ nước ngoài để tự phát triển vũ khí.
Tên lửa tầm ngắn Iskander của Nga
Một trang tin quân đội của Nga đã đăng tải những ảnh chụp một dàn phóng di dộng chở tên lửa đạn đạo tầm ngắn Dongfeng 12 (DF-12), dự kiến sẽ ra mắt tại thành phố Chu Hải (Trung Quốc) vào tuần tới.
Trang tin này cho biết, DF-12 có nhiều điểm tương đồng với tên lửa 9K720 Iskander của Nga. Tên lửa của Trung Quốc được cho là có tầm bắn vào khoảng 100 đến 280km, tuy nhiên trên thực tế có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 400km.
Ảnh chụp tên lửa DF-12 của Trung Quốc.
Thông số kỹ thuật của tên lửa hiện đang được giữ bí mật chặt chẽ, tuy nhiên chúng có thể sẽ được công bố tại Triển lãm Hàng không 2016 diễn ra tại thành phố Chu Hải (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) vào tuần tới. Khi được hỏi rằng liệu tên lửa này có ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của Iskander hay không, các chuyên gia quân sự Nga nói rằng điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Nói về sự tương đồng giữa hai loại tên lửa, Thượng tướng Viktor Esin, cựu Tham mưu trưởng Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga cho biết, từ lâu Trung Quốc đã tận dụng những công nghệ mà họ đã vay mượn từ nước ngoài để tự phát triển vũ khí. Những quốc gia từng thuộc Liên Xô cũ, cụ thể là Ukraine, đã hỗ trợ Trung Quốc rất nhiều trong việc này.
“Hiện có rất ít thông tin về DF-12, nhưng tôi không cho rằng nó là một phiên bản sao chép của Iskander. Thực tế về mặt kỹ thuật, bề ngoài nó giống như một phiên bản được cải tiến của tên lửa Tochka-U”, ông Esin nói.
“Tầm bắn của phiên bản xuất khẩu của tên lửa Trung Quốc được cho là 280km. Theo nguồn tin của tôi, sai số vòng tròn (CEP) của nó chưa đến 30m, điều này có nghĩa là tên lửa của nó có độ chính xác rất cao. Người vận hành phải có khả năng kiểm soát hướng bay của tên lửa sau khi được phóng đi, và Trung Quốc có hệ thống định vị qua vệ tinh BeiDou để làm việc này”, ông Esin nói.
Vị tướng Nga cũng nhấn mạnh rằng số tên lửa mà Trung Quốc đang có đã rất lớn. “Chúng bao gồm tên lửa DF-11 (có tầm bắn từ 300 đến 800km), DF-15 (tầm bắn 1.000km) và cả tên lửa DF-16. Theo thông tin mà tôi nhận được, Trung Quốc có ít nhất 300 tên lửa DF-11, 500 tên lửa DF-15 và khoảng 30 đến 50 tên lửa DF-16. Chúng đều có thể được trang bị đầu đạn thường và đầu đạn hạt nhân”, ông cho biết. Phần lớn trong số này được triển khai để đối phó với Ấn Độ và Đài Loan.
Nhà phân tích quân sự Alexander Khramchihin giải thích rằng, chiến lược của các hãng công nghiệp quốc phòng Trung Quốc là phát triển tên lửa với số lượng lớn. “Mặc dù chất lượng có thể vẫn chưa thực sự hoàn hảo, song họ tin rằng với số lượng tên lửa của mình, nếu phóng hàng loạt thì một số có thể sẽ vượt qua hệ thống phòng vệ của đối phương và bắn trúng mục tiêu”, ông nói.
Video đang HOT
Khi được hỏi về vai trò của những công nghệ mà Trung Quốc đã vay mượn trong việc phát triển tên lửa, ông Khramchihin nói rằng về cơ bản, “tên lửa của Trung Quốc chủ yếu dựa trên công nghệ của Liên Xô, trong khi có rất ít công nghệ của phương Tây được áp dụng. Từ lâu họ đã sao chép công nghệ của nước khác, rồi dần dần biến chúng thành của mình”.
“Tên lửa chiến lược Trung Quốc đang được chú ý trên thị trường quốc tế, đặc biệt là ở khu vực Trung Đông. Phiên bản xuất khẩu của tên lửa M20 có thể sẽ được nhiều nước mua lại”, ông Khramchihin nhận định.
Tên lửa Tochka của Nga.
Ông Vassily Kashin nói rằng, mọi thông tin về tên lửa DF-12 cho đến nay vẫn chỉ là những đồn đoán thiếu cơ sở. Tuy vậy ông tin rằng tên lửa này có thể là nền tảng để Trung Quốc có thể chế tạo nhiều loại vũ khí trong tương lai.
“Trung Quốc có ngành công nghiệp chế tạo tên lửa rất phát triển, bởi họ coi việc phát triển tên lửa là một trong những ưu tiên hàng đầu. Vũ khí của họ đều có giá trị xuất khẩu rất lớn”, ông Kashin cho biết.
Theo Infonet
"Nhả khói đã là gì, số phận tàu sân bay Nga đáng ra còn thảm hơn"
Các tướng lĩnh và chuyên gia Nga bắt đầu vào cuộc để lý giải vì sao tàu sân bay Kuznetsov lại nhả khói đen nhiều như vậy khi di chuyển qua eo biển Anh.
Trái tim có vấn đề của tàu sân bay Kuznetsov
Một sự kiện thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế gần đây là việc một hải đội hùng hậu của hải quân Nga di chuyển qua eo biển Manche trên đường triển khai đến Syria.
Trung tâm của sự chú ý tất nhiên vẫn là chiếc "Đô đốc Kuznetsov", con tàu sân bay đang hoạt động duy nhất hiện nay của Nga. Nhưng bên cạnh đó, luồng khói đen dày đặc mà con tàu này thải ra khi di chuyển cũng khiến công chúng và các phương tiện truyền thông xôn xao.
Một cư dân mạng thậm chí đã so sánh luồng khói đen này với vụ phun trào núi lửa nổi tiếng Eyjafjallajkull ở Iceland năm 2010.
"Các mạng xã hội đang sục sôi vì hiện tượng này. Nhiều người thậm chí đã gửi yêu cầu đến trang change.org để đề xuất thay đổi màu khói" - blogger này châm biếm.
Trong khi đó, theo một sĩ quan cao cấp của Nga thì đây không phải là một sự cố mà là truyền thống của hải quân. Theo đó, màn khói này dùng để thông báo cho phía Anh biết sự hiện diện của con tàu trong khu vực. "Chúng tôi cho rằng đó là một truyền thống mà các hải quân đều hiểu" - ông nói.
Vậy đâu là nguyên nhân thực sự của sự việc trên? Các tướng lĩnh và chuyên gia Nga bắt đầu vào cuộc lý giải.
"Tôi rất đau lòng"
Phó đô đốc Peter Svyatashov, tham mưu trưởng hạm đội Biển Đen trong giai đoạn 1992-1997, cho biết luồng khói đen dày đặc này là do một số nguyên nhân.
Con tàu trước đó đã trải qua thời gian dài nằm tại ụ sửa chữa và vừa được đưa trở lại hoạt động gần đây. Vì vậy, lò hơi của tàu có thể vẫn đang được kiểm tra và chạy thử.
"Tàu có thể thải rất nhiều khói khi thay đổi tốc độ, nhưng không phải lúc nào cũng vậy" ông nói thêm.
Tuy vậy, ông Svyatashov cũng không loại trừ khả năng có lỗi trong quá trình thiết kế hay chế tạo hệ thống động lực của con tàu. Và có thể trong quá trình chuẩn bị cho chiến dịch triển khai này, các thiết bị đã không được tinh chỉnh hợp lý: "Kết quả là nhiên liệu không được cháy hết trong buồng đốt và bị tống ra ngoài khiến cho khói có màu đen đến vậy".
Nguyên nhân thứ ba là do con tàu đã quá cũ. Nhưng ông Svyatashov cũng nói thêm rằng: "Điều này không nên xảy ra. Tôi rất đau lòng. Tôi đã từng chỉ huy nhiều con tàu còn cũ hơn nữa nhưng không bị tình trạng này".
Theo phó giám đốc Học viện địa chính trị Konstantin Sivkov thì dường như có lỗi của thủy thủ đoàn trong việc vận hành và bảo dưỡng lò hơi.
Nguyên nhân chính, theo ông, cũng là do việc con tàu đã dừng hoạt động quá lâu chứ không phải do thiết bị hư hỏng. Triển khai con tàu cho một chiến dịch dài ngày như vậy với thiết bị không đảm bảo là một điều cực kỳ nguy hiểm, và lãnh đạo của hải quân Nga hiểu rõ điều này.
"Một trái tim không khỏe mạnh"
"Khi tôi còn làm việc trong ngành hàng hải, các thợ máy đã dạy cho tôi một quy tắc đơn giản để phân biệt khói tàu: màu trắng nghĩa là hơi nước, màu xám là có lẫn dầu bôi trơn, và đen là có lẫn nhiên liệu chưa cháy hết" - một blogger viết.
Trong cuộc phỏng vấn 12 năm trước, Đô đốc Valentin Selivanov - Tư lệnh hải đoàn Địa Trung Hải cho biết tàu Kuznetsov đã được đưa vào sử dụng từ năm 1989, giai đoạn hoàng hôn của Liên Xô và ngay từ ban đầu thì nó đã có một "trái tim" không được khỏe mạnh, do những ống dẫn được lắp cho các lò hơi của con tàu có chất lượng không đạt chuẩn.
Tàu Kuznetsov ngay từ khi ra đời đã có "trái tim" không khỏe mạnh.
Selivanov thuật lại việc ông từng đích thân cử một nhóm đến nhà máy ở Ural để giám sát công tác sản xuất các ống dẫn. Tuy vậy, trong quá trình hoạt động vẫn xảy ra tình trạng rò rỉ khiến con tàu không thể đạt đến mức công suất tối đa.
"Trong một đợt triển khai năm 1996, tôi chỉ có thể cho 2 lò hơi hoạt động và đôi lúc chỉ có 1, đồng nghĩa với việc tốc độ của con tàu chỉ trên 4 hải lý. Ở vận tốc này, bánh lái không có tác dụng và con tàu có thể bị gió đẩy lệch hướng" - ông Selivanov nói.
Còn theo ông Alexei Anpilogov, chủ tịch một Quỹ nghiên cứu lịch sử, thì lần này ít nhất Kuznetsov vẫn đủ tốc độ để theo kịp chiếc "Peter đại đế" và đây là một tín hiệu tích cực.
Theo ông này, số phận của con tàu đáng ra đã có thể tồi tệ hơn nhiều vì vào thời điểm Ukraine vừa trở thành quốc gia độc lập thì tàu vẫn chưa hoàn toàn được đóng xong. Thủy thủ đoàn đã cố gắng hết sức để đưa nó từ xưởng đóng tàu tại Nikolaev, Ukraine về lại Nga.
"Con tàu đáng nhẽ đã mãi nằm lại tại Nikolaev, chung số phận với tuần dương hạm mang tên Ukraina" - ông Anpilogov cho biết. Ông tin rằng lí do chính của sự cố lần này là do các kỹ sư đã không bảo trì những lò hơi và turbine đúng cách.
Alex Dubas, một người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng tại Nga, cũng từng có thời gian phục vụ trên chiếc Kuznetsov.
Trên trang Facebook của mình, ông thuật lại thời điểm mình có mặt trên con tàu khi nó chạy thử trên Biển Đen vào năm 1990 và ông cũng thừa nhận rằng chưa từng thấy con tàu thải nhiều khói đen đến như vậy và cũng không hiểu lí do đằng sau việc này.
Song, ông Kuznetsov lên án những người đang đem con tàu ra làm trò cười. "Nó như ngôi nhà bạn đã ở rất lâu, cho dù nó có nhiều vấn đề thì đó vẫn là một phần trong số phận và cuộc đời của bạn" - ông nhấn mạnh.
Theo Soha News
Hình ảnh tuyệt vời về phụ nữ Việt Nam thời chiến của phóng viên quốc tế Phụ nữ Việt Nam thời chiến toát lên vẻ "Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang" nhưng vẫn giữ được nét duyên dáng có từ ngàn đời của mình. Những người phụ nữ Việt Nam làm ruộng với cây súng trên vai tại một ngôi làng ở Hòa Lộc, Thanh Hóa, tháng 10/1967. Ảnh: Bettman - GettyImages. Nữ du...