Tên lửa siêu vượt âm Mỹ bay được gần 3.000 km
Lục quân Mỹ cho biết Vũ khí Siêu vượt âm Tầm xa có tầm bắn hơn 2.775 km, vượt xa mọi vũ khí trong biên chế lực lượng này.
“Vũ khí Siêu vượt âm Tầm xa (LRHW) có thể tiến công mục tiêu ở khoảng cách trên 2.775 km”, phát ngôn viên lục quân Mỹ cho biết hồi tuần trước, nhưng không cho biết con số cụ thể. Đây là lần đầu tiên lục quân Mỹ tiết lộ tầm bắn chính thức của LRHW.
Tầm bắn này vượt xa mọi vũ khí trong biên chế lục quân Mỹ hiện nay, trong đó tên lửa phóng từ mặt đất có tầm bắn xa nhất là ATACMS chỉ có thể đánh trúng đích ở khoảng cách 300 km.
Mô hình ống phóng LRHW để huấn luyện lính lục quân Mỹ năm 2021. Ảnh: US Army .
Phát biểu được đưa ra trong bối cảnh nhiều quan chức không quân Mỹ chỉ trích dự án tên lửa siêu vượt âm của lục quân, cho rằng nó không có nhiều tác dụng thực tế, đặc biệt là tại khu vực Thái Bình Dương.
Tầm bắn trên 2.775 km cho phép bệ phóng LRHW đặt tại đảo Guam có thể bắn tới đảo Đài Loan. Giới chuyên gia quân sự nhận định nó có thể giúp lục quân Mỹ răn đe quân đội Trung Quốc và đối phó đòn đánh tiềm tàng nhằm vào Đài Loan, ngay cả khi các đồng minh của Mỹ ở châu Á không cho phép Washington triển khai tên lửa trên lãnh thổ.
Tên lửa LRHW hoàn chỉnh gồm tên lửa đẩy cỡ lớn mang đầu đạn là phương tiện lướt siêu vượt âm không có động cơ. Tên lửa đẩy sẽ giúp đầu đạn đạt tốc độ và độ cao cần thiết, sau đó phương tiện lướt sẽ bổ nhào về phía mục tiêu với tốc độ siêu vượt âm, gấp hơn 5 lần âm thanh.
Dự án này được giữ bí mật trong quá trình phát triển, lần duy nhất nó được đề cập là trong tài liệu ngân sách do Lầu Năm Góc công bố hồi tháng 2/2020. Theo đó, LRHW đã hoàn tất thử nghiệm kết cấu khí động học và trải qua một đợt bay thử trước khi chuyển cho lục quân Mỹ để tiếp tục đánh giá.
Video đang HOT
Tướng Timothy Ray, chỉ huy Bộ Tư lệnh Tấn công Toàn cầu thuộc không quân Mỹ, hồi tháng 4 nói Lầu Năm Góc đang phí tiền khi đầu tư dự án tên lửa siêu vượt âm cho lục quân. Ông cho rằng loại vũ khí này không hấp dẫn với khách hàng nước ngoài tại châu Âu và châu Á, trong khi năng lực tiến công tầm trung của Mỹ có thể được đảm bảo bởi lực lượng oanh tạc cơ chiến lược mang tên lửa hành trình.
Vị trí đảo Guam của Mỹ và đảo Đài Loan. Đồ họa: Haaretz .
Tư lệnh lục quân Mỹ Ryan McCarthy cho biết quân chủng này đã đầu tư 1,3 tỷ USD vào dự án Hệ thống Vũ khí Chính xác Tầm xa (LRPF) và đang đề xuất quốc hội Mỹ duyệt thêm 1,7 tỷ USD cho năm nay, trong đó 800 triệu USD sẽ dành phát triển khẩu đội tên lửa siêu vượt âm phóng từ mặt đất. Lục quân Mỹ dự kiến sẽ bỏ ra 10 tỷ USD trong 10 năm tới cho LRPF.
Washington đang phát triển nhiều hệ thống tên lửa tầm trung kể từ khi đơn phương rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) hồi năm 2019. Hiệp ước này cấm Mỹ và Nga phát triển tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn 500-5.500 km.
Lục quân Mỹ đang theo đuổi dự án tên lửa hành trình tầm trung mới, sau khi chương trình nâng cấp liên quân binh chủng cho ATACMS bị đình trệ vì vấn đề kỹ thuật.
Tướng Mỹ chê bai tên lửa siêu vượt âm Bộ trưởng Lục quân Mỹ để lộ vũ khí siêu vượt âm
Đài Loan có "bảo bối" khổng lồ giúp tránh đòn "mưa tên lửa" của TQ
Theo các nhà phân tích, hệ thống radar tầm xa khổng lồ của Đài Loan - đưa ra cảnh báo sớm về tên lửa đạn đạo và chiến đấu cơ - đã trở nên quan trọng với hòn đảo này và Mỹ trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc gia tăng.
Hệ thống radar khổng lồ của Đài Loan có thể phát hiện tên lửa ở khoảng cách 5.000 km. Ảnh: Handout
Tờ SCMP hôm 7/12 đưa tin, các nhà phân tích cho rằng hệ thống radar khổng lồ đặt trên một ngọn núi ở phía bắc đảo Đài Loan sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn một cuộc tấn công từ quân đội Trung Quốc, bao gồm cả các cuộc tấn công từ tàu ngầm ở Biển Đông - nơi có khả năng nhắm vào các căn cứ quân sự của Mỹ ở Nhật Bản và đảo Guam.
Hệ thống radar cảnh báo PAVE PAWS trị giá 1,4 tỷ đô la Mỹ được xây dựng bởi công ty Mỹ Raytheon và đi vào hoạt động hết công suất từ năm 2013.
Nằm ở độ cao 2.600 mét ở Leshan, thành phố Tân Trúc (Hsinchu), hệ thống radar khổng lồ có thể phát hiện một tên lửa ở khoảng cách 5.000 km và lần dấu đạn đạo một cách chi tiết ở khoảng cách 2.000 km, một phạm vi bao quát Trung Quốc đại lục và khu vực Biển Đông.
Tuy nhiên, có những lo ngại ở Đài Loan cho rằng hệ thống radar này sẽ là mục tiêu hàng đầu bị phá hủy nếu quân đội Trung Quốc tấn công vào hòn đảo. Bắc Kinh luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời và sẵn sàng thu hồi bằng vũ lực nếu cần thiết. Dấu hiệu Trung Quốc muốn thu hồi Đài Loan bằng vũ lực đang gia tăng thời gian gần đây.
"Trong trường hợp tổ chức tấn công, quân đội Trung Quốc dự kiến nhắm đầu tiên vào hệ thống radar để cắt đứt liên kết dữ liệu chiến đấu của Đài Loan", Sun Hai-tao, một thiếu tướng nghỉ hưu của Đài Loan, nhận định.
Các nhà phân tích cho rằng, ngay cả khi điều này xảy ra, hệ thống radar vẫn cung cấp cảnh báo sớm cho Đài Loan.
Wang Kung-yi, người đứng đầu Hiệp hội nghiên cứu chiến lược quốc tế Đài Loan, nhận định, hòn đảo đã "đầu tư rất nhiều" để bảo vệ hệ thống radar khổng lồ.
"Các lá chắn chống tên lửa đã được thiết lập, bao gồm hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot III và các hệ thống chống tên lửa do Đài Loan tự sản xuất như Tien Kung 2 và Tien Kung 3. Đó là chưa kể tới các máy bay cảnh báo sớm và hệ thống pháo phòng không tầm ngắn", ông Wang nói. Ngoài ra, theo ông Wang, một hệ thống gây nhiễu định vị GPS cũng được lắp đặt để ngăn quân đội Trung Quốc xác định chính xác vị trí của hệ thống radar Đài Loan.
Một số nhà phê bình gọi hệ thống radar của Đài Loan là một cơ sở radar của Mỹ và chi phí của hệ thống radar này cũng bị nghi ngờ. Ngoài chi phí xây dựng, Đài Loan đã chi 700 triệu Đài tệ (24,6 triệu đô la Mỹ) một năm để bảo trì cơ sở. Công việc bảo trì chính được trao cho các kỹ sư Mỹ vì công nghệ cơ bản chưa được chuyển giao, trong khi Đài Loan xác nhận đã chia sẻ các thông tin tình báo thu được với Washington. Một cố vấn kỹ thuật người Mỹ đã tháp tùng nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn tới cơ sở radar này hồi tháng 10.
Su Tzu-yun, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học Tamkang, Đài Bắc, cho rằng việc chia sẻ thông tin tình báo giữa Mỹ và Đài Loan là rất quan trọng vì Biển Đông và eo biển Đài Loan đã trở thành các điểm nóng xung đột tiềm tàng.
"PAVE PAWS hoạt động rất mạnh. Nó có thể phát hiện các vụ tấn công bằng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm. Chia sẻ thông tin tình báo theo thời gian thực với Mỹ có thể giúp theo dõi và đối phó với mọi cuộc cuộc tấn công bằng tên lửa từ dưới nước của quân đội Trung Quốc", ông Su nói.
Giáo sư tại Đại học Tamkang nói rằng quân đội Trung Quốc đã mở rộng sự hiện diện ở Biển Đông để chống lại các hoạt động quân sự ngày càng tăng của Mỹ trong khu vực và các tàu ngầm Trung Quốc có thể tấn công tên lửa vào các căn cứ Mỹ ở Nhật Bản và đảo Guam từ Biển Đông.
Theo chuyên gia, hệ thống radar Đài Loan sẽ phát hiện được tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Trung Quốc ở Biển Đông. Ảnh minh họa: Reuters
Ou Si-fu, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Quốc phòng và An ninh - một tổ chức tư vấn ở Đài Bắc, cho rằng các tàu ngầm tại căn cứ của quân đội Trung Quốc ở khu vực ngoài khơi bờ biển phía nam đảo Hải Nam, có thể dễ dàng tránh bị phát hiện ở độ sâu 2.000 - 4.000 mét khi hoạt động ở Biển Đông.
"Các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc với nhiều tên lửa đạn đạo có thể tránh các đòn tấn công đầu tiên bằng cách ẩn mình dưới nước và trở thành lực lượng răn đe để đáp trả các cuộc tấn công", ông Ou nói.
Theo nhà nghiên cứu này, hệ thống tàu ngầm mới của Trung Quốc sẽ được trang bị các tên lửa JL-3, ước tính có tầm bắn lên tới 14.000 km, có thể vươn tới Mỹ.
Điều đó khiến hệ thống radar của Đài Loan trở nên quan trọng hơn với quan hệ đối tác an ninh giữa Mỹ và Đài Loan, theo ông Ou.
Tên lửa siêu vượt âm Mỹ lệch mục tiêu chỉ 15 cm Bộ trưởng Lục quân Mỹ McCarthy nói vũ khí siêu vượt âm nước này đánh trúng mục tiêu trong thử nghiệm với độ sai lệch chỉ khoảng 15 cm. Thông tin được Bộ trưởng Lục quân Mỹ Ryan McCarthy đưa ra tại hội nghị Hiệp hội Lục quân Mỹ (AUSA) được tổ chức trực tuyến ngày 13/10, song không nêu cụ thể thời...