Tên gọi trường đại học phải bảo đảm sự trong sáng của ngôn ngữ

Theo dõi VGT trên

Cơ sở giáo dục đại học không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của cơ sở giáo dục đại học khác đã thành lập hoặc đăng ký.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Nghị định này quy định chi tiết về tổ chức và quản lý của cơ sở giáo dục đại học; hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và một số hoạt động khác của cơ sở giáo dục đại học. Văn bản cũng áp dụng với trường đại học, học viện, đại học và tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục đại học.

Việc đặt tên, đổi tên cơ sở giáo dục đại học được quy định chi tiết. Tên cơ sơ giáo dục đại học gồm: cụm từ xác định loại cơ sở (đại học, trường đại học, học viện); cụm từ xác định lĩnh vực, ngành nghề đào tạo (nếu cần); tên riêng bao gồm tên địa phương, tên danh nhân văn hóa, lịch sử, tên cá nhân, tổ chức.

Nguyên tắc đặt tên là không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của cơ sở giáo dục đại học khác đã thành lập hoặc đăng ký, bảo đảm sự trong sáng của ngôn ngữ. Việc đặt tên không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Tên của cơ sở giáo dục đại học phải bằng tiếng Việt, kèm tên giao dịch quốc tế được xác định trong quyết định thành lập hoặc quyết định đổi tên. Việc đổi tên của cơ sở giáo dục đại học được thực hiện trong trường hợp cần thiết, đồng thời phải bảo đảm các quy tắc trên.

Trước đó, nguyên tắc đặt tên trường đại học được quy định tại Điều lệ trường đại học ban hành kèm theo Quyết định 70 năm 2014 của Thủ tướng. Ngoài cụm từ xác định loại trường, ngành nghề lĩnh vực, tên riêng còn có cụm từ xác định chất lượng, đẳng cấp nếu thấy cần thiết.

Tên gọi trường đại học phải bảo đảm sự trong sáng của ngôn ngữ - Hình 1

Khu đô thị Đại học Quốc gia TP HCM với trụ sở chính và các trường thành viên. Ảnh: Quỳnh Trần.

Dự thảo nghị định trên cũng hướng dẫn cụ thể các thủ tục chuyển trường đại học thành đại học với các điều kiện cần thiết gồm: trường đại học đã đạt chuẩn kiểm định chất lượng; ít nhất năm trường thuộc trường đại học được thành lập đúng quy định; có nghị quyết của hội đồng trường.

Ngoài ra, sự chuyển đổi này cần có ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý trực tiếp trường đại học đối với trường đại học công lập; có sự đồng thuận của các nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với trường đại học tư thục; văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh nơi có trụ sở chính của trường.

Tương tự, điều kiện để liên kết các trường đại học thành đại học gồm: có ít nhất ba trường đại học đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học tham gia liên kết; các trường phải cùng loại hình, trừ trường hợp trường đại học tư thục và trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận liên kết thành đại học tư thục không vì lợi nhuận.

Dự thảo cũng có điều khoản chi tiết về cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu. Tiêu chí cho loại hình này gồm:

- Tỷ lệ chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ không dưới 50% tổng số chương trình đào tạo cấp bằng; quy mô người học trình độ thạc sĩ, tiến sĩ không ít hơn 25% tổng quy mô đào tạo và cấp tối thiểu 20 bằng tiến sĩ/năm;

- Tỷ trọng nguồn thu từ các hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu, chuyển giao không thấp hơn 25% tổng thu của cơ sở giáo dục đại học.

Video đang HOT

- Công bố tối thiểu 100 bài báo ISI/Scopus/năm trong toàn cơ sở giáo dục đại học và đạt tỷ lệ trung bình 0,3 bài/năm/giảng viên trong ba năm gần nhất.

- Tỷ lệ sinh viên trên giảng viên không quá 20; tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ không thấp hơn 50% tổng số giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học .

Dự thảo cũng quy định trình độ đào tạo chuyên sâu đặc thù, khối lượng học tập từ 150 tín chỉ trở lên đối với người đã tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương hoặc đã tốt nghiệp chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp đối với người đã có bằng cử nhân.

Mạnh Tùng

Theo VNE

Có gỡ bỏ được rào cản “ngáng chân” đại học thực hiện tự chủ?

Dự thảo Luật Giáo dục đại học có cởi trói, giải quyết các nút thắt, "ngáng chân" để các trường đại học tự chủ tốt hơn? Liệu các trường có bị bỏ rơi khi không còn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước?

Sáng nay 16/11, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm với chủ đề " Tự chủ đại học - Nhìn từ chính sách, pháp luật". Nhiều vấn đề vướng mắc trong thực hiện tự chủ của Dự thảo Luật Giáo dục đại học đã được trường đại học, đại diện Bộ GD&ĐT, Ủy Ban văn hóa Giáo dục TTN&NĐ của Quốc hội thảo luận, giải đáp.

Có gỡ bỏ được rào cản ngáng chân đại học thực hiện tự chủ? - Hình 1

Các đại biểu tham dự buổi tọa đàm

Vẫn phải ràng buộc nhiều

Năm 2014, để thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW, Chính phủ đã tiến hành thí điểm thực hiện tự chủ với các trường đại học công lập bằng Nghị quyết 77/NQ-CP. Thí điểm này để mở rộng tự chủ, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học.

Sau hơn 3 năm thực hiện, những kết quả bước đầu đã rất tích cực, nội dung của thí điểm cho 23 trường đại học của Nghị quyết 77/NQ-CP hiện nay đang được thể chế hóa trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, mà Quốc hội dự kiến thông qua vào kỳ họp lần này.

Nội dung Nghị quyết 77/NQ-CP thí điểm trên 3 mặt: tự chủ về chuyên môn, nhân sự tổ chức và tài chính, tài sản.

Tại buổi tọa đàm, nhiều đại biểu cho rằng, khi thực hiện thí điểm tự chủ, các trường đại học đã gặp rất nhiều rào cản. PGS. TS Lê Minh Thắng, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Bách khoa Ha Nôi cho biết, trường gặp rất nhiều vướng mắc và khó khăn khi thực hiện tự chủ. Một trong vướng mắc lớn đó là hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước chưa được đồng bộ. Ví dụ như Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư công, Luật Viên chức... chưa phù hợp với nội dung Chính phủ cho phép trường tự chủ.

Có gỡ bỏ được rào cản ngáng chân đại học thực hiện tự chủ? - Hình 2

PGS. TS Lê Minh Thắng, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Bách khoa Ha Nôi. (Ảnh: Quang Khánh)

Bà Thắng cho hay, một số nội dung trường được phép tự chủ nhưng trên thực tế không thực hiện được, ví dụ như việc liên kết sử dụng tài sản của nhà trường liên kết, liên doanh để phát triển đào tạo khoa học công nghệ. Các nguồn từ ngân sách Nhà nước như khoa học vẫn phải quyết toán theo Luật Ngân sách Nhà nước rất phức tạp, gây ra khó khăn trong quá trình thực hiện, không thể đẩy nhanh hơn được.

Ngoài ra, đối với quy định về Hội đồng trường trong Luật Giáo dục năm 2012 còn chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, chưa phù hợp cho nên làm cho vai trò của Hội đồng trường trong việc quản trị nhà trường chưa được như kỳ vọng, mong muốn. Đối với chính sách miễn giảm thuế dịch vụ, còn chậm triển khai, chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay chưa được triển khai...

Về vấn đề trên, ông Phạm Tất Thắng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, quan điểm sửa đổi luật là làm sao tạo hành lang pháp lý để các trường tự chủ một cách cao nhất. Hoạt động giáo dục đại học được chi phối bởi nhiều luật khác nhau, Luật cơ bản chỉ đạo đó là luật của ngành, còn các lĩnh vực khác lại do luật khác điều chỉnh.

Cụ thể, liên quan đến những nguồn thu được điều chỉnh bởi Luật Ngân sách nhà nước, con người thì theo Luật Viên chức; khoa học công nghệ lại do Luật Khoa học, công nghệ... Trong quá trình bàn để sửa đổi Luật Giáo dục lần này, cơ quan soạn thảo đưa một số quan điểm sửa đổi mang tính cởi trói, tháo gỡ những vướng mắc ở các luật khác vào trong luật.

Hiện nay, kỹ thuật lập pháp đang vướng, tức là luật này không thể sửa đổi các luật chuyên ngành khác như Luật Ngân sách, Luật Viên chức, Luật Khoa học công nghệ, mà phải có bước tiếp theo; sau luật này Chính phủ, Bộ GD&ĐT, Quốc hội phải nghiên cứu để đề xuất sửa các luật chuyên ngành khác, thì lúc đó mới có thể tháo gỡ những điểm ngẽn trong quá trình phát triển của các cơ sở giáo dục đại học.

Có gỡ bỏ được rào cản ngáng chân đại học thực hiện tự chủ? - Hình 3

TS Phạm Tất Thắng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. (Ảnh: Quang Khánh)

Theo ông Thắng, ở đây có một điểm rất đáng chú ý đó là phân cấp, phân quyền từ cơ quan quản lý. Những việc trước đây mà Bộ Giáo dục - Đào tạo chỉ đạo, lãnh đạo trực tiếp thì nay phân cho cơ sở giáo dục đại học thông qua cơ chế giao quyền cho Hội đồng trường. Đây là điểm mới, đ.ánh giá cao quan điểm của Ban soạn thảo...

Tuy nhiên, theo ông Thắng, việc sửa đổi luật lần này chưa được như mong muốn, tất cả những chính sách hoạt động của nhà trường có thể tháo gỡ được hay không, nhưng điểm quan trọng nhất của tự chủ là tháo gỡ về cơ chế tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục tự chủ đã được thể hiện trong luật này. Như vậy, trong thời gian tới, Chính phủ cần có nghiên cứu sửa đổi các luật khác tạo điều kiện cho các trường phát triển.

Thách thức đối với các trường đại học

Mặc dù được tự chủ, có nghĩa là được trao quyền nhiều hơn khi quyết định các vấn đề về tài chính, nhân sự, học thuật. Tuy nhiên, thực tế có không ít trường đại học vẫn lo lắng vì sẽ không còn nhận được sự hỗ trợ, đầu tư từ ngân sách nhà nước, mà bị bỏ rơi.

Về cách nhìn nhận này,PGS.TS Đăng Quang Viêt, Pho Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT cho rằng, tự chủ - nghĩa là các trường phải tự xây dựng thương hiệu bằng chất lượng, để Nhà nước đủ tin tưởng "đặt cọc", "đặt hàng" đào tạo. Trong Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục đại học không có nội dung nào bỏ rơi các trường công lập tự chủ. Chỉ là cách thức sẽ phân bổ về sau này sẽ có cơ chế đặt hàng để các trường phải cạnh tranh nhau, kể cả công lập và ngoài công lập đều phải thực hiện cơ chế đó. Các trường ngoài công lập nếu đủ điều kiện vẫn được Nhà nước đặt hàng và đầu tư kinh phí như các trường công lập.

Có gỡ bỏ được rào cản ngáng chân đại học thực hiện tự chủ? - Hình 4

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc và ông Đặng Quang Việt, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học tại buổi tọa đàm

Theo ông Việt, khi luật được thông qua, các trường sẽ phải vượt qua 3 thách thức lớn để có thể nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước, kể cả công lập và ngoài công lập:

Thứ nhất, phải đổi mới năng lực quản trị của nhà trường để làm sao tận dụng hiệu quả nhất các nguồn lực (đội ngũ, cơ sở vật chất, tài chính) để vận hành cho hiệu quả.

Thứ hai, giải trình và chịu trách nhiệm trước xã hội, trước các cơ quan quản lý, trước người học. Ví dụ, trước cơ quan quản lý hiện nay, giao tự chủ rồi, thí điểm 2 - 3 trường và sau đây giao tự chủ đồng loạt theo những nội dung Dự thảo Luật sẽ thông qua.

Như vậy, tự chủ không có nghĩa là làm gì thì làm, tự chủ phải theo khuôn khổ của pháp luật, theo các tiêu chí, tiêu chuẩn của Bộ chuyên ngành, phải chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra của Bộ, quản lý của Nhà nước.

Ông Việt cho rằng, hiện nay có tâm lý, nhiều trường được giao tự chủ hơi "run". Những tiêu chí, tiêu chuẩn trước khi giao tự chủ được Bộ GD - ĐT kiểm soát và cấp phép mã ngành, cấp phép đào tạo trong và ngoài nước, và kiểm tra các tiêu chí, tiêu chuẩn, xong mới cấp phép. Nhưng bây giờ, giao tự chủ nghĩa là các trường được tự làm, song nếu không đúng sẽ bị "thổi còi". Đây là một thách thức lớn, đó là giải trình và chịu trách nhiệm trước xã hội, trước cơ quan quản lý Nhà nước, trước người học.

Thứ ba, phải tự xây dựng thương hiệu. Có thương hiệu thì Nhà nước mới đặt hàng đào tạo, tổ chức nghiên cứu khoa học...

"Dự thảo Luật đang định hướng như vậy chứ không phải các trường công được giao tự chủ thì Nhà nước sẽ bỏ rơi" - ông Việt nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết,chi phối vào các trường đại học về mặt pháp lý không chỉ có Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục mà còn có nhiều Luật khác như Luật Công chức viên chức, Luật Ngân sách nhà nước... khi những Luật này có những yếu tố cản trở đối với tự chủ ĐH sẽ dẫn tới khó khăn cho các trường ĐH. Như vậy, việc thể chế hóa trong văn bản cao nhất của giáo dục đại học rất cần thiết, tạo hành lang pháp lý vững chắc, lâu dài cho các trường đại học thực hiện việc tự chủ của mình.

Tuy nhiên, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học lần này cũng chưa sửa đổi hết được vì có các Luật chuyên ngành khác. Sau này khi sửa đổi các Luật khác cũng phải có sửa đổi tương ứng để giúp cơ sở giáo dục đại học tự chủ. Lần này, 3 nội dung lớn của tự chủ về chuyên môn, học thuật; tổ chức, nhân sự; tài chính, tài sản đều đưa vào trong dự thảo, tạo điều kiện cho các trường khi thực hiện.

Thứ trưởng Phúc cho rằng, không chỉ với cơ sở giáo dục đại học công lập, nội dung tự chủ được mở rộng các cơ sở giáo dục đại học tư thục, đặc biệt là nội dung liên quan đến vấn đề chuyên môn học thuật, như mở ngành, liên kết đào tạo, hợp tác quốc tế... Các cơ sở giáo dục đại học công lập và tư thục bình đẳng như nhau, chỉ căn cứ trên vấn đề bảo đảm chất lượng.

Đây là những nội dung mới, phù hợp với xu thế phát triển, để tạo sự cạnh tranh bình đẳng, năng động và hướng tới chất lượng cao hơn, hiệu quả tốt hơn của toàn bộ hệ thống giáo dục đại học.

Ông Phạm Tất Thắng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội: Với dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học đang được lấy ý kiến để QH thông qua tới đây, có thể nói điểm mấu chốt được thể hiện rất rõ trong luật đó là tạo hành lang pháp lý, tạo được các cơ chế để các cơ sở giáo dục thực hiện quyền tự chủ một cách mạnh mẽ nhất, rõ ràng nhất.

Cụ thể, trong khuôn khổ quy định của pháp luật, những gì có thể đã được giao cho các trường, quyền năng, trách nhiệm rất lớn để thay mặt các cơ quan quản lý để thực hiện chức năng quản lý, quản trị cơ sở của mình. Các ý kiến của các ĐBQH tại phiên thảo luận về Dự thảo Luật đều đ.ánh giá cao, Dự thảo đã được thực hiện công phu, nghiêm túc, có nhiều quan điểm đổi mới.

Hồng Hạnh (ghi)

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vợ danh hài Việt nổi tiếng: Đẻ 5 con, nhan sắc n.óng b.ỏng, ở nhà dát vàng chồng vẫn nói thiệt thòi
13:25:50 08/07/2024
Nam Thư từng chê Lý Nhã Kỳ "quê mùa" trong chuyện tình yêu, liền bị đàn chị "bắt bài" đến bật khóc
13:13:59 08/07/2024
Đảo Thiên Đường: Á hậu có tiếng sốc khi không một ai muốn hẹn hò, bị "cà khịa" chuyện trốn nấu ăn
11:59:09 08/07/2024
Chồng sắp cưới của HyunA từng dính bê bối "phòng chat đồi trụy" của Seungri, tuyên bố rời nhóm nhưng vẫn bị tẩy chay
13:19:26 08/07/2024
HOT: Vợ chồng Song Joong Ki lên chức bố mẹ lần 2!
14:37:07 08/07/2024
Duy Mạnh khẳng định một điều không bao giờ dám làm khi đứng trước khán giả
13:54:31 08/07/2024
Ốc Thanh Vân: Sang Úc nghèo hẳn, ở Việt Nam giàu hơn
15:03:09 08/07/2024
Chồng có hành động gây phẫn nộ, Hằng Du Mục đăng status giữa đêm
11:39:45 08/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Midu có phản hồi lạ khi được chúc "đi 2 về 3" trong tuần trăng mật sang chảnh

Sao việt

16:58:39 08/07/2024
Sau đám cưới khủng, cặp vợ chồng son Midu - Minh Đạt đã nhanh chóng đi hưởng tuần trăng mật ở một resort sang chảnh.

Những bến cảng đẹp nhất Việt Nam nhất định phải đặt chân đến

Du lịch

16:58:37 08/07/2024
Việt Nam sở hữu đường bờ biển dài hơn 3.200km, với nhiều vịnh biển đẹp và nhiều cảng biển lớn nhỏ. Dưới đây là một số bến cảng đẹp nhất Việt Nam:

Hôm nay nấu gì: Bữa tối đã miệng với loạt món ngon mà dễ nấu

Ẩm thực

16:50:23 08/07/2024
Bữa tối đã miệng với loạt món ngon mà dễ nấu. Không có món gì cầu kỳ nhưng chỉ cần nhìn vào mâm cơm hấp dẫn này ai cũng muốn ăn ngay lập tức.

Căn bệnh hiểm nghèo khiến chồng nghi ngờ vợ ngoại tình

Sức khỏe

16:46:02 08/07/2024
Sau khi người con út Henley chào đời, ông Andy Hampton (sống ở thị trấn Sturminster Newton, Dorset, Anh) tỏ ra thiếu quan tâm đến gia đình và nhiều lúc đãng trí.

Chiếm đoạt t.iền tỷ từ lừa làm sổ đỏ và "chạy" biên chế, lĩnh 8 năm tù

Pháp luật

16:29:23 08/07/2024
Chiều 8/7, Hội đồng xét xử sơ thẩm TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Đỗ Hữu Tín (SN 1969, trú tại phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội) 8 năm tù về tội L.ừa đ.ảo chiếm đoạt tài sản , theo quy định tại Điều 174 BLHS.

Thủ tướng Hungary bất ngờ tới Bắc Kinh để tiếp nối sứ mệnh hoà bình

Thế giới

16:17:18 08/07/2024
Hôm nay (8/7), sau chuyến thăm Ukraine và Nga, Thủ tướng Hungary Viktor Orban bất ngờ đến Bắc Kinh để hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Ăn trái cây nào giúp giảm cân? Chị em muốn "đốt mỡ" nhanh, cứ ăn đúng những thời điểm này chẳng mấy mà đẹp

Làm đẹp

15:54:27 08/07/2024
Đối với nhiều cô gái, việc ngừng ăn để giảm cân thực sự là điều không thể chịu nổi, đặc biệt là các loại trái cây, món tráng miệng ngọt ngào, thơm ngon.

Tử vi con giáp tuần (8/7/2024 đến 14/7/2024), 3 con giáp đ.ánh mất vận may, tương lai lao dốc

Trắc nghiệm

15:42:44 08/07/2024
Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết 3 con giáp nào sự nghiệp liên tục gặp khó khăn, cẩn trọng túi t.iền trong tuần (8/7/2024 đến 14/7/2024) này nhé!

Cặp đôi Hoa ngữ hôn nhau ngọt lịm ở hậu trường phim mới, "tình bể bình" làm netizen "quắn quéo"

Hậu trường phim

15:39:19 08/07/2024
Thời điểm hiện tại, bộ phim Em đẹp hơn cả ánh sao đang thu hút khá nhiều sự chú ý, nhất là với những khán giả yêu thích thể loại ngôn tình hiện đại.

Cảnh phim Việt đau lòng nhất tuần qua: Diễn xuất bùng nổ của nữ chính khiến khán giả khóc đến nghẹt thở

Phim việt

15:35:27 08/07/2024
Bộ phim 7 Năm Chưa Cưới Sẽ Chia Tay do Thúy Ngân, Jun Phạm, Võ Cảnh đóng chính liên tục lấy nước mắt người xem vì tình cảnh nghiệt ngã mà nữ chính Thiên Ân gặp phải.

Baifern Pimchanok lộ tâm trạng bất ổn, rơi nước mắt hậu chia tay Nine Naphat?

Sao châu á

15:18:48 08/07/2024
Sau khi Nine Naphat chính thức xác nhận chuyện chia tay là thật, cộng đồng mạng không khỏi xót xa cho Baifern Pimchanok.