Tên cuốn sách gần đây nhất em đọc là gì?
Sách điện tử hiện nay không hề khan hiếm trên các trang mạng nhưng tiếc thay các em đều ngày ngày lướt smartphone lại không hề ngó ngàng gì đến việc đọc sách để bổ khuyết tri thức, trau dồi kỹ năng.
Ảnh minh họa
“Tên cuốn sách gần đây nhất em đọc là gì?” – Đem câu hỏi ấy dò la đám trẻ con cháu trong nhà, tôi hỉ hả mừng vì mấy đứa trẻ biết tìm đến niềm vui đọc sách. Kỳ nghỉ hè đặc biệt giữa bối cảnh nơi nơi giãn cách xã hội đem lại cơ hội làm bạn cùng sách và vun bồi thói quen đọc sách trong con trẻ.
Những quyển sách dày cộm như “Cô gà mái xổng chuồng”, “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”… mà tôi tặng hồi trước không có thời gian khám phá đành cất giá sách thì giờ các con đã “ngấu nghiến” đọc và khen hay. Nhưng cũng có dăm ba đứa cháu chẳng có khái niệm đọc sách, bởi đơn giản “cháu không thích đọc”, “cứ đọc sách là mắt cháu nhắm tịt lại”.
Tôi cũng đặt ra câu hỏi ấy với những cô cậu học sinh lớp 7 và 8 trên các trang nhóm online. Điều ngạc nhiên nhất là bọn trẻ im lặng thật lâu trước câu hỏi của cô giáo. Và rồi tôi bắt đầu nhận câu trả lời rất thành thật của học sinh xung quanh nhiệm vụ tự nâng cao văn hóa đọc của bản thân.
Tín hiệu vui là một vài cuốn sách khá “hot” trong thời gian gần đây được các em chia sẻ đã đọc trọn vẹn trong kỳ nghỉ như “Đắc nhân tâm”, “Cuộc đời rực rỡ, đừng sống không màu” hay các sách tâm lý học hợp với lứa tuổi như “Ơi cái tuổi trăng tròn” của nhà giáo – nhà văn Vũ Đức Sao Biển.
Dù vậy, nhiều em cũng thú thật là không còn nhớ cuốn sách gần đây đã đọc có tên là gì vì đã lâu không sờ đến sách, ngoại trừ những cuốn sách giáo khoa trong chương trình phổ thông. Có em thì nhắn tin riêng với cô giáo là có đọc sách nhưng chủ yếu là truyện ngôn tình trên mạng. Và nỗi thất vọng của tôi về tình hình đọc sách của bọn trẻ quanh mình càng dâng cao.
Trong nỗ lực không mệt mỏi của những người giàu tâm huyết cải thiện văn hóa đọc, quả thật nhiều gam màu sáng bắt đầu phớt lên bức tranh văn hóa đọc sách của người Việt.
Những đầu sách nổi tiếng trong nước và thế giới liên tục được xuất bản. Mô hình “Đường sách” được đẩy mạnh ở nhiều tỉnh thành. Sách điện tử lại không hề khan hiếm trên các trang mạng nhưng tiếc thay các em đều ngày ngày lướt smartphone lại không hề ngó ngàng gì đến việc đọc sách để bổ khuyết tri thức, trau dồi kỹ năng và làm đẹp cho tâm hồn.
Việc các bạn trẻ hôm nay muốn tìm một cuốn sách yêu thích, đọc vài cuốn sách bổ ích không hề khó khăn như chúng tôi hồi trước, vậy mà các em lại chẳng muốn đọc, không hứng thú đọc khiến tôi càng nghĩ đến lại càng thấy buồn.
Không ít lần tôi mượn cớ “than nghèo kể khổ” với con cháu, học trò về cái khoảng thời gian khó khăn ngày trước khi mà sách khan hiếm và quý giá vô cùng. Hễ được tặng một cuốn sách, chúng tôi mừng như bắt được vàng. Hễ mượn được một cuốn sách hay lại chong đèn đọc thâu đêm để kịp trả cho bạn.
Những quyển sách giấy vàng ố, bìa bong tróc ngày ấy lại có sức thu hút đến lạ kỳ. Giờ đây sách đầy trên giá, thơm nức mùi giấy mới, thể loại đa dạng, giá cả phải chăng lại chẳng được bao nhiêu bạn trẻ mê mẩn. Giờ đây ngày dài rỗi rãi cứ chầm chậm trôi lại chẳng được bọn trẻ tận dụng để thả hồn vào trang sách. Vậy nên, thỉnh thoảng vào lớp bắt gặp cô cậu học trò nào đó chăm chăm đọc sách hay cùng học sinh bàn luận về cuốn sách “hot” nào đó, tôi cảm thấy tâm hồn mình lâng lâng một niềm vui khó tả.
Vun bồi niềm đam mê đọc sách cho con trẻ không chỉ quy trách nhiệm cho mỗi gia đình, nhà trường hay xã hội. Cần có sự đồng lòng chung sức để trui rèn thói quen đọc sách cho bọn trẻ từ tấm bé đến khi trưởng thành.
Và trong bối cảnh dịch giã khiến ngày đến trường của trẻ ở nhiều địa phương bị đẩy lùi như hiện tại, trách nhiệm gieo trồng và uốn nắn thói quen đọc sách cho trẻ xin tha thiết gửi gắm cho gia đình. Niềm vui đọc sách tưới tắm cẩn thận bao nhiêu thì “quả ngọt” trong tâm hồn sẽ được gặt hái nhiều đến không tưởng.
Video đang HOT
Mong lắm thay, câu hỏi “Tên cuốn sách gần đây nhất em đọc là gì?” của tôi sẽ không rơi vào khoảng lặng hụt hẫng như thế nữa…
Ông Đỗ Quý Doãn: 'Muốn nhiều người đọc phải có sách hay'
Ông Đỗ Quý Doãn khẳng định sách hay mới có độc giả, vì vậy cần những chương trình xây dựng tủ sách thiết yếu, mang giá trị lâu bền.
Dù đã nghỉ công tác theo chế độ nhiều năm nay, ông Đỗ Quý Doãn - nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, nguyên Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam - vẫn theo dõi hoạt động của ngành sách, văn hóa đọc.
Ông đánh giá cao nỗ lực của giới xuất bản và cho rằng những chương trình như đề án Chương trình Sách quốc gia mà Cục xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) đang xây dựng là cần thiết.
Nỗ lực lớn của giới làm sách
- Ông đánh giá như thế nào về số lượng và chất lượng sách được xuất bản trong những năm gần đây?
- Tôi thấy xuất bản sách trong những năm vừa qua có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Về số lượng, hàng năm, chúng ta xuất bản 30.000-37.000 đầu sách với trên 400 triệu bản sách. Đó là nỗ lực rất lớn của các nhà xuất bản. Mức độ hưởng thụ bình quân đầu người nâng lên 4,6 bản/người/năm. Đây là mức mà nhiều năm trước chúng ta phấn đấu.
Về chất lượng, số sách xuất bản hàng năm có những cuốn hay, chất lượng tốt. Điều này đã được khẳng định qua Giải thưởng Sách quốc gia hàng năm mà Hội Xuất bản đánh giá từ nhiều kênh, chọn sách hay, giá trị để tôn vinh.
Tuy vậy, trong lượng lớn sách ra mắt hàng năm, sách chất lượng cao không nhiều. Sách "vô thưởng vô phạt" còn khá phổ biến. Loại sách chạy theo thị trường, đáp ứng thị hiếu một bộ phận công chúng được một số cơ sở xuất bản thực hiện. Các đơn vị ấy đã quên đi chức năng của sách, ngoài việc đáp ứng nhu cầu người đọc cần phải góp phần nâng cao nhận thức, hướng con người đến chân, thiện, mỹ.
Ông Đỗ Quý Doãn cho rằng hiện nay, sách chất lượng cao không nhiều. Sách "vô thưởng vô phạt" còn khá phổ biến. Ảnh: Bá Ngọc.
- Có một số ý kiến cho rằng ngày nay sách vở quá nhiều khiến người muốn đọc như bơi trong biển sách, không biết đâu là tác phẩm hay, đâu là cuốn phù hợp. Ông nghĩ sao về điều này? Chúng ta có cần thiết xây dựng một tủ sách để giới thiệu những cuốn thiết yếu tới bạn đọc?
- Nói sách quá nhiều, người đọc không biết thế nào để lựa chọn, cần phải có tủ sách thiết yếu là chưa thật chính xác.
Sách được làm ra đều tuân thủ chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ mục đích của nhà xuất bản. Nhà xuất bản nào có đối tượng phục vụ của nhà xuất bản đó. Nhìn tổng thể, có rất nhiều loại sách trên thị trường nhưng tôi tin rằng độc giả sẽ lựa chọn sách phù hợp cho mình.
Điều đó không ảnh hưởng việc xây dựng tủ sách thiết yếu. Đã gọi thiết yếu thì sách đó phải có tiêu chí nhiệm vụ, đối tượng cụ thể. Khi xác định rõ như vậy, chúng ta mới xây dựng được tủ sách đúng yêu cầu đề ra.
- Đề án Chương trình Sách quốc gia đang được xây dựng. Theo ông, chương trình như vậy có đủ để tạo nên một tủ sách thiết yếu, cung cấp tri thức nền tảng cho bạn đọc?
- Việc xây dựng đề án Chương trình Sách quốc gia với các đầu sách mang giá trị lâu bền là rất cần thiết.
Số lượng bao nhiêu cuốn, 400-500 hay nhiều hơn nữa, phụ thuộc từng thời điểm. Khi các bộ, ban, ngành, địa phương đã xác định là cần thiết thì phải tập trung để thực hiện cho thật hoàn chỉnh.
Công chúng, độc giả là người xem xét lựa chọn những sách nào phù hợp nhu cầu của mình. Xây dựng tủ sách thiết yếu là để tập hợp những cuốn giá trị, thiết yếu theo từng chủ đề mà trên thị trường chưa tập trung làm cho đầy đủ. Người có nhu cầu tìm hiểu một lĩnh vực nào đó có thể tìm đến một mảng trong tủ sách để tiếp cận.
- Ông nghĩ sao khi đề án chỉ thực hiện sách điện tử và sách nói?
- Làm sách điện tử, sách nói phù hợp xu hướng công nghệ hiện nay. Tuy nhiên, Chương trình Sách quốc gia cần quan tâm cả mảng sách in truyền thống để bảo đảm phù hợp từng bước phát triển xã hội qua mỗi giai đoạn.
Không phải ai, ở đâu, lúc nào cũng có điều kiện, phương tiện tiếp cận sách điện tử. Đây là vấn đề mà những người làm chương trình nên quan tâm.
- Nếu đề án Chương trình Sách quốc gia được thông qua, ông có góp ý gì để chương trình hoạt động hiệu quả, phục vụ tốt nhu cầu của công chúng?
- Việc đề án Chương trình Sách quốc gia được xây dựng, được thông qua là rất quan trọng. Quan trọng hơn là công chúng, độc giả được tiếp cận sách của chương trình hay không. Chính vì vậy, cần phải có một số giải pháp: Tạo điều kiện để độc giả được tiếp cận thuận lợi, dễ dàng; đảm bảo hệ thống cơ sở vật chất để thực hiện chương trình.
Chương trình mang tên "Sách quốc gia" nên sách lựa chọn vào phải thực sự có chất lượng. Tránh tình trạng biến chương trình này thành nơi giải quyết sách không bán được. Nên có một hội đồng để lựa chọn sách, thành phần phải tương đối sát, phù hợp từng lĩnh vực của sách.
Đội ngũ thực hiện chương trình có năng lực, kỹ năng để triển khai.
Hình ảnh tại lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ ba - hoạt động tôn vinh sách và người làm sách.
Phát triển văn hóa đọc từ nhu cầu thực chất, không phải từ phong trào
- Bên cạnh việc làm sách hay, chất lượng, công tác phát triển văn hóa đọc cũng được chú trọng. Những năm qua, chúng ta đã có những điểm sáng nào để thúc đẩy văn hóa đọc?
- Những năm qua, trong điều kiện khó khăn nhưng xuất bản vẫn phát triển. Ta cũng phải đối đầu với những thách thức; đặc biệt, xu hướng bùng nổ truyền thông xã hội khiến nhiều người lo ngại văn hóa đọc xuống cấp.
Bên cạnh thách thức, xu hướng ấy cũng tạo ra cơ hội với văn hóa đọc. Từ phương thức đọc sách in, một bộ phận chuyển sang hình thức đọc mới: Đọc trên máy đọc sách, điện thoại, máy tính bảng...
Sách hay mới có độc giả nên phải làm sao để có những đầu sách chất lượng, loại bỏ những sách vô bổ trong xã hội.
Ông Đỗ Quý Doãn
Các nhà xuất bản cần chú trọng vừa xuất bản sách in, chú ý cả mảng sách điện tử. Cần phát triển hệ thống thư viện bên cạnh thư viện của Nhà nước, phát triển những không gian đọc tư nhân, gia đình. Phát triển mô hình đường sách, đây cũng là một yếu tố quan trọng để giữ gìn và phát triển văn hóa đọc.
- Chúng ta cần làm gì để ngày càng có nhiều người đọc sách, phát triển văn hóa đọc hơn nữa ?
- Để có nhiều người đọc sách và phát triển văn hóa đọc, cần phải có những giải pháp đồng bộ, sự nỗ lực của Nhà nước, các đơn vị và toàn xã hội. Điều đó phải xuất phát từ nhu cầu thực chất chứ không phải là phong trào. Khi thấy đó là nhu cầu cần thiết, việc xây dựng, phát triển văn hóa đọc mới vững bền.
Trước hết, phải nhận thức đầy đủ vai trò của sách và đọc sách đối với đời sống xã hội. Lê Quý Đôn từng nói: "Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng / Không bằng kinh sử một vài pho".
Phải nâng cao hơn nữa chất lượng sách. Muốn có người đọc sách thì phải có sách hay. Sách hay mới có độc giả nên phải làm sao để có những đầu sách chất lượng, loại bỏ những sách vô bổ trong xã hội.
Tăng cường cơ sở vật chất, mở rộng hệ thống thư viện, tổng kết mô hình thư viện tư nhân, gia đình, phát triển thư viện công cộng, trường học... để nhu cầu đọc của công chúng được đáp ứng.
Mở rộng mô hình đường sách ở các thành phố, thị xã. Có chính sách tài trợ, đặt hàng, mua bản quyền của Nhà nước. Tạo điều kiện xuất bản những cuốn sách, bộ sách có giá trị.
Quan tâm đời sống của những người viết sách, mua lại những tác phẩm hay, công trình giá trị của họ để xuất bản phục vụ công chúng.
Trường Tiểu học Ngô Gia Tự giúp học sinh thấu hiểu giá trị của việc đọc sách Thông qua chuyên đề "Đọc một cuốn sách, đi muôn dặm đường", học sinh Trường Tiểu học Ngô Gia Tự thấu hiểu giá trị của việc đọc sách, đánh thức tiềm năng Văn học. Truyền đạt giá trị của việc đọc sách Ngày 27/4, thực hiện kế hoạch công tác Đội và phong trào thiếu nhi của Liên đội năm học 2020 -...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Đúng 12h30 ngày mai, thứ Hai 31/3/2025, 3 con giáp thời tới cản không nổi, sự nghiệp tăng tiến không ngừng, bội thu tiền bạc
Trắc nghiệm
3 giờ trước
Zoom cận nhan sắc xinh đẹp của Jisoo khi gặp fan Việt, khí chất sáng ngời chuẩn "hoa hậu Kpop"
Nhạc quốc tế
5 giờ trước
Âm Dương Lộ: Xem drama xe cứu thương chở diễn viên còn cuốn hơn bộ phim này!
Phim việt
5 giờ trước
Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt làm được điều chưa từng có trong lịch sử, đỉnh cỡ này thì Daesang trong tầm tay!
Hậu trường phim
5 giờ trước
Phim thất bại ê chề vì chỉ bán được 1 vé, netizen mỉa mai "diễn tốt nhất là con ngựa"
Phim châu á
5 giờ trước
"Nữ hoàng rồng" đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Xứng danh tuyệt sắc giai nhân, ngắm mê không dứt nổi
Sao châu á
5 giờ trước
Đặc sản chả cá Lã Vọng lọt top 100 món hải sản ngon nhất thế giới, trên cả sushi của Nhật Bản, dễ làm với nồi chiên không dầu
Ẩm thực
5 giờ trước
NSND Như Quỳnh xúc động tái ngộ người chồng màn ảnh sau 50 năm
Tv show
6 giờ trước
Ồn ào tình ái ViruSs, Ngọc Kem và Pháo: Trò tiêu khiển vô bổ
Sao việt
6 giờ trước
Rashford bùng nổ giúp Aston Villa vào bán kết FA Cup
Sao thể thao
6 giờ trước