Teen thiếu coi trọng việc viết chữ đẹp
Các bạn học sinh và thầy cô giáo lý giải thế nào về nguyên nhân của thực trạng này?
“Nét chữ nết người”, chỉ cần nhìn qua nét chữ của một con người là có thể biết được một phần tính cách của người đó… Tuy nhiên, việc luyện chữ đẹp ngày nay ít được coi trọng, chữ viết của HS ngày càng xấu đi.
Bạn Trần Minh Huy (học sinh lớp 10, trường THPT Phan Huy Chú)
Mình thấy chuyện viết chữ đẹp hay xấu bây giờ có gì quan trọng đâu!? Học sinh THCS, THPT đều có máy tính rồi nên chúng mình toàn đánh máy cho nhanh. Bài kiểm tra ngoại khóa, bản tự kiểm điểm, đề cương môn học… đánh máy để tiện “cóp” lại chứ chép tay thì lâu lắm. Quen đánh máy nhiều nên khi viết tay, chữ mình rất xấu nhưng làm bài kiểm tra chỉ cần làm đúng là được, chữ xấu hay đẹp thì cũng thế mà thôi. Với những môn học thuộc, cô giáo vừa giảng vừa đọc, chúng mình phải chép bài nhanh lắm mới kịp nên khó mà tập trung, nắn nót từng nét chữ. Mấy quyển vở ghi bài trên lớp của mình, chữ như “cua bò” lại còn tẩy xóa, gạch chéo, viết tắt… hệt như quyển nháp.
Bạn Phan Hoàng Linh (học sinh lớp 9, trường THCS Ái Mộ)
Video đang HOT
Đúng là học sinh chúng tớ không còn quan trọng chuyện luyện viết chữ đẹp nữa. Nhưng theo tớ, viết chữ đẹp vẫn là một yêu cầu quan trọng đối với học sinh. Viết chữ càng đẹp, tập vở ghi chép bài càng sạch sẽ, rõ ràng, dễ nhìn càng khiến chúng tớ tập trung học bài tốt hơn. Khi làm bài kiểm tra cũng vậy, chữ xấu, giải bài gạch xóa sẽ khiến thầy cô khó “dịch”, đôi khi sẽ mất điểm oan. Nhận thấy tầm quan trọng của viết chữ đẹp, tớ đã đăng kí một khóa chuyên luyện chữ.
Cô Nguyễn Thị Duyên (giáo viên cấp I, trường tiểu học Ngọc Lâm)
Ngay từ khi học cấp I, thầy cô đã tập rèn viết chữ đẹp cho học sinh. Nhà trường cũng tổ chức những cuộc thi vở sạch, chữ đẹp. Tuy nhiên, đến THCS, THPT, việc rèn chữ không còn được coi trọng bằng việc truyền giảng kiến thức. Do vậy, nhiều em khi còn học cấp I viết chữ rất đẹp nhưng lên các cấp trên chữ viết bắt đầu cẩu thả và xấu đi rất nhiều. Đây đang là một trong những “căn bệnh” mà cả nhà trường, thầy cô và học sinh cần lưu ý trong quá trình giáo dục, dạy dỗ và học tập.
Vì duy trì nét chữ đẹp không phải là một việc dễ, nó cần một quá trình xuyên suốt, đòi hỏi ở các bạn phải chăm chỉ, cẩn thận trong từng nét chữ viết hằng ngày. Viết chữ đẹp cũng rất quan trọng khi ghi chép bài và làm bài kiểm tra. Sẽ thật đáng tiếc nếu như một bài kiểm tra đúng với đáp án nhưng do chữ xấu, làm bài gạch xóa khiến thầy cô khó chấm và không cho được điểm tối đa.
Theo PLXH
Nữ sinh cấp 2 má hồng, chuốt mi, đeo lens giả
"Trong cặp mình ngoài sách vở ra, lúc nào cũng phải có một bộ gương lược, đặc biệt son thì không thể quên" - Nguyễn Hồng Trang (trường THCS Nam Trung Yên, Hà Nội) hồn nhiên nói.
Trang không phải là trường hợp đặc biệt, thậm chí còn được coi là "giản dị" so với những cô học trò cấp 2 đã đánh má hồng, chuốt mi, đeo lens giả (kính áp tròng tạo cảm giác mắt to hơn)...
"Bạn mình ai chẳng tô son, đánh má hồng cho tự tin khi đến lớp. Nhưng cũng chỉ nhẹ nhàng thôi. Ai chơi trội mới dám đeo lens, nhuộm tóc. Đương nhiên, đi chơi thì khác hoàn toàn" - Trang kể.
"Khác hoàn toàn" ở đây là những buổi sinh nhật, hội trường, các nữ sinh sẽ được lột xác với đôi mắt to như diễn viên Hàn Quốc, tóc uốn lọn bồng bềnh, xúng xính váy áo như những thiếu nữ trưởng thành thực thụ.
Tuổi "trăng náu" đẹp ở sự hồn nhiên, trong sáng, vốn không cần đến mỹ phẩm màu mè. (Ảnh minh họa)
Trốn phụ huynh trang điểm, nên các cô nàng này tranh thủ đi học sớm, vào nhà vệ sinh của trường chải chuốt, tô son phấn. "Nhanh thôi ạ, mất tầm 5 phút là cùng. Có tý son phấn vào nhìn mặt sáng sủa, tự tin lên lớp hẳn" - Trang cười tít mắt nói.
Với những trường bán trú, thời gian nghỉ trưa dài được các cô học trò tận dụng mở khóa học tự dạy trang điểm cho nhau. Phấn son đủ loại từ không nhãn hiệu đến tầm trung như Oriflame, Essance, thậm chí có cả mỹ phẩm đắt tiền.
Tiền tiêu vặt, tiền ăn sáng những cô bé này đều tiết kiệm đầu tư mỹ phẩm, tuy nhiên không ít học sinh gia đình khá giả, bố mẹ suy nghĩ thoáng cho hẳn tiền riêng để mua.
Mất thời gian, tiền bạc đầu tư sớm cho nhan sắc, nhưng không phải nữ sinh nào cũng nhận được sự hưởng ứng từ bạn học khác giới. "Xinh thì xinh thật đấy nhưng học hơi kém. Theo mình các bạn ấy cứ để mặt bình thường trông tự nhiên, dễ gần hơn. Một bạn nữ trường mình đến lớp đánh phấn đậm bị đình chỉ học mấy ngày" - Nguyễn Hồng Sơn (THCS Mễ Trì, Hà Nội) bày tỏ quan điểm.
Phạm Thị Huế (trường THCS Minh Khai, Hà Nội) thật thà nói: "Nhìn mọi người trang điểm mình thấy xinh hơn bình thường. Mình cũng muốn nhưng sợ bị phạt. Ở trường mình, môi đỏ quá thì bị phạt đứng trước cột cờ, đánh đậm quá có thể bị đình chỉ học, lập biên bản cam kết lưu vào học bạ nữa".
Chẳng phụ huynh nào muốn con mình già trước tuổi. "Tôi cũng hay kiểm tra cặp cháu lắm, bọn nó còn bé chưa gì đã phấn phấn son son dễ hỏng da mặt" - cô Đỗ Thị Kim Long (40 tuổi, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội) quả quyết.
Tuy nhiên, khi được hỏi nếu các bạn đến trường mới trang điểm làm sao kiểm tra được, cô Long chỉ cười trừ: "Lúc đó nhờ vào nhà trường thôi"!
"Ngay từ đầu năm, nhà trường đã đưa ra nội quy cam kết cho từng học sinh, thống nhất phương pháp giáo dục với phụ huynh. Nhiều khi học sinh tuổi mới lớn, dễ bị tác động lôi kéo a dua, có những học sinh nhiều lần nhắc nhở vẫn tái phạm thì phải kiên trì. Ngoài khuyên răn, nhà trường còn áp dụng nhiều biện pháp cứng rắn để uốn nắn các em. Có như vậy, học sinh mới phát triển đúng hướng được" - cô Đỗ Thị Ánh Tuyết (Hiệu trưởng trường THCS Minh Khai, Hà Nội) cho biết.
Theo Bee
Xung quanh bản kiểm điểm: Người lớn phản ứng thái quá? Trên các diễn đàn mạng đã có hàng trăm ý kiến về vấn đề này. Diễn đàn sôi sục Xung quanh bản kiểm điểm của một học sinh lớp 6 tại Hà Nội gây xôn xao dư luận trong những ngày qua, trên các diễn đàn mạng đã có hàng trăm ý kiến về vấn đề này. Đa phần các ý kiến đều...