Tây Phi “nóng như lửa” vì Niger phớt lờ cảnh báo
Các lệnh trừng phạt mới tiếp tục được đưa ra nhằm vào Niger sau khi chính quyền quân sự nước này từ chối tiếp đón phái đoàn ngoại giao ECOWAS, khiến triển vọng khôi phục trật tự hiến pháp tại Niger càng mong manh.
Theo Reuters, Tổng thống Nigeria Bola Tinubu đã ra lệnh áp đặt các biện pháp mới thông qua ngân hàng trung ương Nigeria nhằm siết chặt trừng phạt đối với các nhân vật đứng sau cuộc đảo chính tại Niger. Trước đó, Nigeria đã thông báo quyết định đóng cửa biên giới trên bộ với Niger.
Các biện pháp trừng phạt được áp dụng sau khi chính quyền quân sự Niger từ chối tiếp một phái đoàn ngoại giao chung từ các quốc gia Tây Phi, Liên minh châu Phi (AU) và Liên hợp quốc vì lý do “an ninh”.
Các thành viên của hội đồng quân sự tổ chức đảo chính ở Niger tham dự một cuộc biểu tình tại sân vận động ở Niamey, Niger,
“Bối cảnh công chúng giận dữ và nổi loạn sau khi Cộng đồng Kinh tế Các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) áp trừng phạt khiến điều kiện an ninh không đảm bảo để tiếp đón phái đoàn của khối”, chính quyền quân sự Niger cho biết trong thư ghi ngày 7/8 gửi đại diện ECOWAS tại Niamey.
Video đang HOT
ECOWAS cuối ngày 8/8 (giờ địa phương) xác nhận sứ mệnh đàm phán chung đã bị hủy bỏ song cho biết trong một tuyên bố rằng họ sẽ “tiếp tục triển khai tất cả các biện pháp để khôi phục trật tự hiến pháp ở Niger”.
Những ngày qua, các cường quốc khu vực châu Phi và phương Tây lo ngại cuộc đảo chính xảy ra ngày 26/7 tại Niger với việc Tổng thống Mohamed Bazoum bị bắt giữ tại dinh thự sẽ gây bất ổn cho khu vực Sahel, một trong những khu vực nghèo nhất thế giới đang phải đối phó với một loạt các cuộc đảo chính và cuộc nổi dậy của lực lượng Hồi giáo cực đoan.
Bên cạnh đó, việc đóng cửa biên giới và không phận do chính quyền quân sự Niger công bố đã cắt đứt nguồn cung cấp thuốc men và thực phẩm, cản trở hoạt động viện trợ nhân đạo của Liên hợp quốc. Lợi ích của Mỹ và phương Tây ở Niger cũng đang bị đe dọa, Reuters nhận định.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho biết tài trợ cho giáo dục và đào tạo quân sự quốc tế, các hoạt động gìn giữ hòa bình và các chương trình tài trợ quân sự nước ngoài hỗ trợ khả năng chống khủng bố của Niger nằm trong số những hỗ trợ mà Mỹ đã tạm dừng kể từ cuộc đảo chính.
Các nguyên thủ quốc gia của ECOWAS dự kiến sẽ tham gia hội nghị thượng đỉnh bất thường trong ngày 9/8 để thảo luận về thế bế tắc ngoại giao trong vấn đề Niger. Trước đó, ECOWAS đã ra tối hậu thư, yêu cầu Niger trao trả quyền lực cho ông Bazoum trước đêm 6/8, cảnh báo có thể can thiệp quân sự nước này. Song, hạn chót đã trôi qua với không động thái nào từ hai bên.
Theo người phát ngôn Tổng thống Nigeria, giải pháp ngoại giao vẫn là điều ECOWAS mong đợi hơn. “Không có lựa chọn nào được đưa ra khỏi bàn đàm phán”, người phát ngôn nói với các phóng viên ở Abuja, nhấn mạnh “các quyết định sâu rộng” sẽ được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh liên quan đến các bước tiếp theo của khối
Lý do ECOWAS chưa có động tĩnh gì về kế hoạch can thiệp ở Niger
Khối Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) cần thêm thời gian để xây dựng sức mạnh quân sự nhằm đảm bảo một chiến dịch can thiệp toàn diện thành công.
Tư lệnh quốc phòng các nước thuộc Cộng đồng Kinh tế Tây Phi chụp ảnh chung tại phiên họp bất thường của ECOWAS về Niger ở Abuja, Nigeria ngày 4/8/2023. Ảnh: AP/TTXVN
Dẫn nguồn tin biết rõ vấn đề, Tạp chí Phố Wall (WSJ) của Mỹ cho biết các nước thành viên của ECOWAS chưa sẵn sàng tiến hành một cuộc can thiệp toàn diện vào Niger - nơi vừa diễn ra một cuộc đảo chính và đang được chính quyền quân sự nắm giữ quyền kiểm soát.
Tháng trước, ECOWAS - một khối khu vực bao gồm 15 quốc gia - đã đưa ra tối hậu thư trong 7 ngày, đe dọa sẽ hành động quân sự nếu như quyền lực của Tổng thống bị phế truất Mohamed Bazoum không được khôi phục. Tuy nhiên, chính quyền quân sự đã từ chối nhượng bộ.
Hạn chót mà ECOWAS đặt ra là vào ngày 6/8. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu can thiệp hoặc huy động vũ trang nào ở các quốc gia có chung biên giới với Niger.
Trả lời phỏng vấn WSJ, một chỉ huy cấp cao giấu tên từ một trong các quốc gia ECOWAS nói rằng khối này vẫn chưa chuẩn bị cho một chiến dịch toàn diện. Nguồn tin tiết lộ: "Hiện tại, chúng tôi cần xây dựng sức mạnh cho các đơn vị của mình trước khi tham gia vào một hành động quân sự như vậy". Người này cũng cho biết thêm thành công của một chiến dịch can thiệp quân sự phụ thuộc vào việc có chuẩn bị tốt hay không.
Sự chậm trễ trong một hành động quân sự cùng lúc khi Burkina Faso và Mali, hai quốc gia trong khu vực do chính quyền quân sự lãnh đạo, cảnh báo bất kỳ hành động can thiệp quân sự nào vào Niger "sẽ tương đương với một lời tuyên chiến" nhằm vào họ.
Trong bối cảnh đó, vị chỉ huy giấu tên nói với WSJ rằng ECOWAS sẽ tiếp tục siết chặt chính quyền ở Niger bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế trong khi tìm cách gia hạn lệnh cấm vận thương mại bằng cách yêu cầu các cơ quan quốc tế khác như Liên minh châu Phi tham gia với các lệnh trừng phạt.
Cuộc đảo chính ở Niger diễn ra vào ngày 26/7 khi lực lượng cận vệ của tổng thống bắt giữ Bazoum và gia đình ông, khiến cộng đồng quốc tế lên án, bao gồm cả Mỹ, Pháp, EU và Nga. Trong khi đó, Đại tá Amadou Abdramane, phát ngôn viên của nhóm quân sự nắm quyền, cho biết cuộc đảo chính đã tìm cách "chấm dứt chế độ mà việc quản lý đang ngày càng trở nên kém đi".
Chính phủ chuyển tiếp của chính quyền quân sự hiện do Tướng Abdourahamane Tchiani, người đứng đầu lực lượng bảo vệ tổng thống từ năm 2011, đứng đầu.
Trước căng thẳng trong khu vực đang gia tăng, chính quyền quân sự tại Niger đã thề "đứng vững và chiến đấu" chống lại bất kỳ sự can thiệp nào có thể xảy ra trong khi đóng cửa không phận của đất nước "cho đến khi có thông báo mới". Nhóm này cũng khẳng định bất kỳ hành vi vi phạm nào sẽ nhận được phản ứng mạnh mẽ và tức thì.
Tây Phi sẵn sàng cho "phương án cuối cùng" tại Niger Quan chức quốc phòng của các nước Tây Phi đã vạch ra một kế hoạch can thiệp quân sự nếu cuộc đảo chính tại Niger không bị lật đổ, sau khi nỗ lực hòa giải thất bại dẫn đến nguy cơ khủng hoảng an ninh khu vực này. Al Jazzera ngày 4/8 (giờ địa phương) đưa tin, Cộng đồng kinh tế của các...