Tây Ban Nha triệu Đại sứ tại Argentina về nước
Ngày 21/5, Ngoại trưởng Tây Ban Nha Jose Manuel Albares thông báo Madrid đã triệu hồi Đại sứ của nước này tại Buenos Aires (Argentina) về nước.
Động thái này tiếp tục làm leo thang tranh cãi về những bình luận của Tổng thống Argentina Javier Milei.
Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Buenos Aires. Ảnh: AFP
Ngoại trưởng Albares nêu rõ Đại sứ quán Tây Ban Nha ở Argentina kể từ nay sẽ do Đại biện lâm thời đứng đầu.
Trước đó, ngày 20/5, Bộ Ngoại giao Tây Ban Nha đã yêu cầu Argentina công khai xin lỗi về việc Tổng thống Argentina Milei chỉ trích phu nhân Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez trong sự kiện do đảng cực hữu Vox tổ chức và có sự tham dự của nhiều đồng minh quốc tế của đảng này.
Ngoại trưởng Tây Ban Nha José Manuel Albares yêu cầu Đại sứ Argentina tại Madrid Roberto Bosch xin lỗi Tây Ban Nha sau những phát ngôn “không thiện chí” của Tổng thống Milei đối với Phu nhân của Thủ tướng Sánchez, bà Begoa Gómez, trong chuyến thăm không chính thức 3 ngày tại quốc gia châu Âu này. Ông Albares đã triệu hồi Đại sứ Argentina để phản đối những hành vi không đúng mực của ông Milei, đồng thời yêu cầu Đại sứ nước này tại Buenos Aires, María Jesús Alonso Martínez, về nước.
Báo chí Argentina đưa tin Ngoại trưởng nước này Diana Mondino đã điện đàm với Đại sứ Tây Ban Nha tại Buenos Aires trước khi bà lên đường về nước.
Nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Argentina cho biết cuộc nói chuyện đã diễn ra “tốt đẹp”. Trong khi đó, người phát ngôn Phủ Tổng thống Argentina loại trừ khả năng xảy ra xung đột ngoại giao giữa hai nước.
Video đang HOT
Nguồn cơn sóng gió trên chính trường Tây Ban Nha
Vào ngày 29/4, Thủ tướng Pedro Sánchez, được mệnh danh là người sống sót vĩ đại và khó đoán của chính trường Tây Ban Nha, đồng thời là một nhà lãnh đạo "khó nhằn" đã vượt qua nhiều đối thủ, sẽ công bố liệu ông có tiếp tục làm Thủ tướng hay không.
Thông báo này được đưa ra 5 ngày sau khi ông Sánchez, vị thủ tướng theo đường lối xã hội, gây sốc cho chính trường Tây Ban Nha với một bức thư dài 4 trang đăng trên mạng xã hội, trong đó ông nói rằng "hoạt động quấy rối và bắt nạt" đang tiếp tục được giới chính trị và truyền thông Tây Ban Nha sử dụng để chống lại ông và vợ ông. Ông Sánchez cho rằng, hành động của các đối thủ đã buộc ông phải hủy bỏ các nghĩa vụ công cộng trong vài ngày để suy nghĩ và quyết định về tương lai chính trị của mình.
Thủ tướng Pedro Sánchez và vợ.
Vài giờ trước đó, một tòa án ở Madrid cho biết họ đã mở một cuộc điều tra sơ bộ đối với vợ ông Sánchez, bà Begoa Gómez, "vì bị cáo buộc phạm tội lợi dụng ảnh hưởng và tham nhũng". Tòa án mở cuộc điều tra sau khi nhận được đơn khiếu nại từ nhóm hoạt động chính trị, xã hội Manos Limpias (Bàn tay sạch), một tổ chức công đoàn tự phong có liên kết với phe cực hữu, lâu nay quen sử dụng tòa án để theo đuổi các vụ kiện tụng đối với những người mà họ cho là "gây ra mối đe dọa cho lợi ích của nền dân chủ Tây Ban Nha". Thủ tướng Sánchez viết: "Đã đến nước này rồi, tôi tự hỏi tất cả có đáng không? Tôi thực sự không hiểu. Tôi cần dừng lại và suy nghĩ về điều đó".
Ông Sánchez cho biết khiếu nại của tổ chức Manos Limpias dựa trên các thông tin báo cáo của các trang tin tức có khuynh hướng chính trị mà ông mô tả là "hữu khuynh và cực hữu". Ông nói thêm: "Theo logic, Begoa [vợ ông] sẽ bảo vệ danh dự của mình và sẽ hợp tác với hệ thống tư pháp đến mức cần thiết để làm sáng tỏ những sự thật".
Mặc dù, cho đến nay tòa án vẫn chưa cung cấp bất kỳ thông tin chi tiết nào nhưng trang tin trực tuyến El Confidencial cho biết các nhà điều tra đang kiểm tra mối liên hệ của bà Gómez với một số công ty tư nhân nhận được tài trợ của chính phủ hoặc giành được hợp đồng công cộng. Trang tin này cho biết cuộc điều tra có liên quan đến mối quan hệ của bà Gómez với tập đoàn du lịch Tây Ban Nha Globalia, công ty sở hữu hãng hàng không Air Europa, rằng bà đã 2 lần gặp Javier Hidalgo, Giám đốc điều hành của Globalia, khi hãng hàng không này đang đàm phán với chính phủ để đảm bảo một khoản cứu trợ khổng lồ sau khi hãng bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19. Vào thời điểm đó, bà Gómez đang điều hành Trung tâm IE châu Phi, một tổ chức liên kết với trường kinh doanh Instituto de Empresa (IE) của Madrid. Bà đã rời vị trí điều hành Trung tâm IE châu Phi vào năm 2022.
Bà Isabel Díaz Ayuso, Chủ tịch đảng PP khu vực Madrid
Trong một tuyên bố được đưa ra vào sáng 25/4, tổ chức Manos Limpias có vẻ thận trọng hơn về những cáo buộc làm cơ sở cho khiếu nại của mình. Nhóm này cho biết đã thu thập thông tin "thông qua nhiều tờ báo điện tử về thông tin vạch ra những điểm bất thường có thể bị coi là tội phạm". Ngay sau đó, các công tố viên Madrid đã yêu cầu tòa án tạm dừng cuộc điều tra đối với bà Gomez.
Ông Sánchez khẳng định vợ mình vô tội và công khai cáo buộc đảng Nhân dân (PP) bảo thủ và đảng Vox cực hữu thông đồng với tổ chức Manos Limpias và các bộ phận truyền thông thù địch nhằm cố gắng gây ra "sự sụp đổ cá nhân và chính trị" của ông bằng cách tấn công vợ ông.
Bức thư của ông Sánchez, được cho là do ông tự viết và không tham khảo ý kiến các cố vấn của mình, đã được các đồng minh của ông mô tả như một biện pháp cá nhân, biện pháp cuối cùng đối với một người đã chán ngấy các cuộc tấn công nhằm vào vợ mình, một chiêu trò chính trị đã leo thang trong những năm gần đây. Ông viết: "Chúng ta thường quên rằng có những người đứng sau các chính trị gia. Tôi không xấu hổ khi nói rằng tôi là một người đàn ông yêu vợ sâu sắc và phải sống trong sự bất lực khi nhìn thấy tất cả bùn đất được ném vào bà ấy mỗi ngày".
"Bùn đất" có lẽ là một lựa chọn từ ngữ lịch sự. Trong số tin đồn mà những người cánh hữu và cực hữu đã cố gắng lan truyền về bà Gómez cho rằng bà là một phụ nữ "chuyển giới", rằng bà "có liên quan đến buôn bán ma túy ở Maroc" và "gia đình bà điều hành một đường dây mại dâm".
Hôm 26/4, hai tờ báo của Tây Ban Nha là La Vanguardia và ElDiario.es đã công bố đoạn ghi âm và bản ghi của cuộc họp năm 2014 giữa một bộ trưởng cấp cao thuộc đảng PP và José Manuel Villarejo, một cựu thanh tra cảnh sát bị buộc tội theo dõi và bôi nhọ uy tín của một số cơ quan chính quyền Tây Ban Nha và các chính trị gia cao cấp. Trong đoạn ghi âm, hai người này đã thảo luận về kế hoạch theo dõi cha của bà Gómez nhằm tấn công ông Sánchez về mặt chính trị. Trong cuộc trò chuyện, cựu thanh tra Villarejo cũng đề cập rằng ông ta đang "chỉ đạo" các hoạt động của Manos Limpias.
Bản thân Thủ tướng Sánchez đã quá quen với những trò "đâm thọc sau lưng" thô thiển của các đối thủ trong chính trường Tây Ban Nha. Giới phân tích đánh giá nền chính trị đó hiện nay chứa đựng những chiêu trò tàn nhẫn đến mức độ vượt xa những màn công kích nhạt nhẽo trong Hạ viện. Và, ông cũng biết cách đáp trả lại những gì mà người ta nhắm vào ông.
Nhưng, việc ông Sánchez dựa vào sự ủng hộ trong Quốc hội của những người theo chủ nghĩa dân tộc xứ Basque và Catalan - chưa kể đến thỏa thuận ân xá gây chia rẽ và gây tranh cãi sâu sắc của người Catalan đã đưa ông trở lại chức vụ sau cuộc tổng tuyển cử bất phân thắng bại năm ngoái - đã khiến ông trở thành mục tiêu dễ nhắm và không thể cưỡng lại được của các đối thủ.
Chẳng hạn, cựu lãnh đạo đảng PP Pablo Casado đã triển khai một loạt mô tả không mấy hay ho về ông Sánchez, đại loại như là "kẻ phản bội", "kẻ phạm trọng tội", "kẻ nói dối cưỡng bức", "kẻ chiếm đoạt" và "thảm họa". Những người khác cũng thẳng thừng bôi bác ông theo cách tương tự. Một thẩm phán gọi ông Sánchez là "kẻ tâm thần không có giới hạn đạo đức", trong khi lãnh đạo của đảng Vox Santiago Abascal đã hô hào về cái ngày mà người Tây Ban Nha muốn nhìn thấy Thủ tướng Sánchez "bị trói".
Chống đối ông Sánchez căng nhất từ trước đến nay là bà Isabel Díaz Ayuso, Chủ tịch đảng PP khu vực Madrid và là kẻ thù truyền kiếp của Thủ tướng Sánchez. Bà Ayuso đã cáo buộc ông Sánchez đang triển khai một mô hình chính trị "toàn trị" và mở ra "một chế độ độc tài thông qua cửa sau".
Trong cuộc tranh luận vào tháng 11 năm ngoái, bà Ayuso đã bắt vào lời chế nhạo mà ông Sánchez đưa ra về gia đình bà - cụ thể là, việc anh trai bà bị cáo buộc có những giao dịch kinh doanh trong đại dịch COVID và bị ghi lại trên camera gọi Thủ tướng Sánchez là "hijo de puta", có nghĩa là "thằng khốn" theo tiếng Tây Ban Nha.
Vài tháng sau khi trở thành thủ tướng vào năm 2018, ông Sánchez đã nói đùa về cách đảng PP nhìn nhận ông. "Tôi biết bạn nghĩ tôi là một kẻ cánh tả cực đoan, nguy hiểm đang cố gắng chia rẽ Tây Ban Nha. Tôi biết rằng mọi việc tôi làm và mọi việc chính phủ của tôi làm đều bất hợp pháp, vô đạo đức và thậm chí là trục lợi béo bở", ông Sánchez nói.
Gần 6 năm trôi qua, tâm trạng trở nên tồi tệ hơn rất nhiều và tiếng cười cũng ít dần. Thỏa thuận ân xá ở Catalan đã kích động các thành phần cánh hữu và cực hữu, đồng thời đã xảy ra các cuộc đụng độ giữa cảnh sát chống bạo động với những kẻ phát xít và những kẻ theo chủ nghĩa tân phát xít bên ngoài trụ sở ở Madrid của những người theo đảng PSOE. Một hình nộm của ông Sánchez cũng bị người biểu tình đánh đập trong cuộc biểu tình đêm giao thừa ở thủ đô Madrid.
Lãnh đạo đảng PP Alberto Núez Feijóo.
Những người ủng hộ Thủ tướng Sánchez nhấn mạnh rằng bức thư của ông là bằng chứng cho thấy ông không phải là "cỗ máy chính trị xảo quyệt" mà những người gièm pha ông gán cho ông; đúng hơn ông chỉ đơn giản là một người chồng tận tụy khi hết trách nhiệm công vụ. Tuy nhiên, việc Thủ tướng Sánchez đề xuất thoái vị không gây được ấn tượng đối với đảng PP và đảng này lại tiếp tục cáo buộc ông "diễn bi kịch" và "đóng vai nạn nhân". Lãnh đạo đảng PP Alberto Núez Feijóo cho biết hôm 25/4: "Thủ tướng Tây Ban Nha không thể vung nắm đấm lên như một đứa trẻ để mọi người xếp hàng bảo ông ấy đừng buồn và hãy tiếp tục. Làm thủ tướng cần phải nghiêm túc hơn thế".
Bất chấp bị mang tiếng là "giỏi đánh bạc chính trị", Thủ tướng Sánchez khẳng định ông không phải là nhà lãnh đạo "cuồng quyền lực" mà các đối thủ đã cố gắng tô vẽ ông. Ông viết ở cuối bức thư hôm 24/4: "Đối với tất cả những bức tranh biếm họa mà phe cánh hữu và cực hữu đã cố gắng áp cho tôi, tôi chưa bao giờ gắn liền với quyền lực. Điều tôi gắn bó là nghĩa vụ, cam kết chính trị và dịch vụ công".
Hàng nghìn người đã tập trung bên ngoài văn phòng Madrid của đảng PSOE vào hôm 27/4 để thể hiện sự ủng hộ đối với ông Sánchez. Một số mang theo cờ đảng PSOE, những người khác mang biểu ngữ ghi "Ở lại!" và "Vâng, Sánchez, hãy tiếp tục!". Bên trong, Ủy ban Toàn quốc của đảng xã hội đã tập hợp và kêu gọi thủ tướng tiếp tục tại vị.
Nếu quyết định hôm 29/4 vẫn còn là một bí ẩn liệu ông Sánchez có "ra đi" hay không? Liệu ông có yêu cầu bỏ phiếu tín nhiệm mình hay không? Liệu Tây Ban Nha sẽ lại tiến hành cuộc tổng tuyển cử lần thứ 6 trong 9 năm vào tháng 7 tới? - điều chắc chắn duy nhất là tính khó đoán đặc trưng của ông Sánchez.
Ông Sánchez từng bị chính đảng của mình chỉ trích vào năm 2016 vì từ chối tạo điều kiện cho một chính phủ của đảng PP. Đến năm 2018, ông đã sử dụng cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm để lật đổ chính phủ PP sa lầy tham nhũng của ông Mariano Rajoy và nhậm chức thủ tướng. 2 năm sau, sau khi đảng PSOE về nhất trong hai cuộc tổng tuyển cử bất phân thắng bại trong vòng 7 tháng, ông Sánchez đã hợp tác với đảng cánh tả, chống thắt lưng buộc bụng Podemos để thành lập chính phủ liên minh đầu tiên của Tây Ban Nha sau 80 năm. Quyết định của ông về việc kêu gọi một cuộc tổng tuyển cử nhanh chóng vào mùa hè năm ngoái sau khi đảng của ông thất bại trong các cuộc bầu cử địa phương vào đầu năm cũng đã gặt hái thành công. Mặc dù đảng PP giành chiến thắng, nhưng đảng này lại không thể tập hợp được sự hỗ trợ cần thiết để thành lập chính phủ, dọn đường cho ông Sánchez và các đồng minh của ông thành lập một chính phủ liên minh thiểu số.
Không phải vô cớ mà ông Sánchez đã gọi cuốn hồi ký năm 2019 của mình là "Manual de resistencia" (Sách hướng dẫn về phản kháng). Câu hỏi bây giờ là liệu sự phản kháng ở một Tây Ban Nha bị chia rẽ và trong bối cảnh bầu không khí chính trị ngày càng độc hại vẫn còn giá trị?
Thủ tướng Tây Ban Nha tuyên bố tiếp tục tại vị Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez ngày 29/4 tuyên bố ông quyết định tiếp tục đảm đương trách nhiệm đứng đầu chính phủ sau nhiều ngày "cân nhắc về khả năng từ chức". Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez phát biểu tại cuộc họp báo ở thủ đô Madrid. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Giữa tuần trước, Thủ tướng Sanchez đã gây...