Tàu sân bay Mỹ lặn xuống biển tránh đòn diệt hạm
Để tránh thảm họa trong trường hợp bị tên lửa chống hạm tấn công, Mỹ có thể tái khởi động dự án tàu sân bay biết lặn AN-1.
Dự án tàu sân bay AN-1 ra đời từ những năm 1950 để tăng khả năng cơ động lực lượng không quân hải quân trước sự phát triển của vũ khí hạt nhân.
Dù Dự án tàu sân bay ngầm AN-1 chưa bao giờ được thiết kế mẫu, nhưng đó là một quan điểm vượt thời gian đến nhiều thập kỷ và có thể hiện thực hóa trong giai đoạn ngày nay khi Mỹ đã có những bước tiến vượt bậc về công nghiệp quốc phòng.
Dự án tàu sân bay ngầm AN-1.
AN-1 là một tàu ngầm lớn, có độ dài 500 feet (152 m) chiều rộng nhất của tàu là 44 feet (13,4m).
Tàu có tốc độ bơi ngầm là 16 hải lý, sử dụng trạm nguồn điện hạt nhân công suất 15.000 mã lực, có thể cơ động đến bất kỳ điểm nào trên trái đất.
Tàu ngầm được trang bị theo thiết kế 6 ống phóng ngư lôi phía trước và hai ống phóng ngư lôi phía sau.
Sức mạnh chiến đấu chính của tàu ngầm sân bay là một phi đội gồm tám máy bay tiêm kích cất cánh thẳng đứng.
Video đang HOT
Những chiếc máy bay này do Boeing phát triển, được nâng lên trên các bệ phóng hướng mũi vào không trung, khi có lệnh phóng sẽ được đẩy lên bầu trời bởi ba động cơ tua-bin Wright SE-105 23.000 pound (10,432 kg).
Hai trong số các động cơ rơi xuống nước được vớt, tái phục hồi và sử dụng sau này. Tiêm kích phản lực siêu âm này (mới được thiết kế trên bảng vẽ và chưa bao giờ được chế tạo) có tốc độ tối đa Mach 3.
Trong quá khứ, lực lượng vũ trang Mỹ tập trung vào định hướng tiến hành một cuộc chiến tranh nguyên tử. Trong cuộc chiến tranh hạt nhân, tàu ngầm sân bay AN-1 sẽ là đòn tấn công nguy hiểm nhất.
Những tàu sân bay dự án AN-1 không thể triển khai một lượng máy bay chiến đấu đủ lớn cho cuộc chiến tranh tổng hợp, nhưng tàu ngầm có thể bất ngờ nổi lên gần Liên Xô hoặc Trung Quốc, phóng các máy bay chiến đấu mang đầu đạn hạt nhân từ một hướng bất ngờ.
Đặc biệt, tàu ngầm nguyên tử dự án AN-1 có thể tuần tra chiến đấu ngầm trên vùng nước châu Á và châu Âu, hình thành hệ thống phòng thủ tầm xa của Mỹ, tiến công vào các máy bay ném bom chiến lược liên lục địa mang bom hạt nhân, ngăn chặn kẻ thù xa lục địa Mỹ.
Việc không thể xác định chắc chắn về vị trí các tàu ngầm sân bay sẽ buộc đối thủ phải suy nghĩ rất kỹ, đánh giá khả năng khả thi tiến công hạt nhân bất ngờ tấn công Mỹ.
Chính vì những lợi thế to lớn của dự án tàu sân bay ngầm AN-1, nhiều chuyên gia cho rằng rất có thể Mỹ sẽ tính đến phương án tái khởi động chương trình vũ khí đặc biệt này.
Tuy nhiên, nếu dự án này được hiện thực hóa Mỹ sẽ phải tính đến bài toán đối phó thế nào với lực lượng săn ngầm cực tinh vi của những đối thủ như Nga và cả Trung Quốc hiện nay.
Bởi tại thời điểm ra đời Dự án tàu sân bay ngầm AN-1, các nhà sáng chế Mỹ chưa tính đến tình huống này.
Và nếu không tính toán hợp lý, con tàu với công nghệ được đánh giá là đi trước thời đại hàng chục năm này hoàn toàn có thể bị trực thăng, hay chiến hạm săn ngầm đối phương hạ gục khi chưa kịp hoàn thành nhiệm vụ.
Đan Nguyên (Tổng hợp)
Theo baodatviet
Tàu sân bay Trung Quốc tự đóng mới dính "đòn" từ Mỹ
Tàu sân bay này sẽ được tích hợp công nghệ hiện đại nhất như hệ thống phóng điện từ giống tàu sân bay Mỹ.
Tàu sân bay Type 001A của Trung Quốc.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), tiến độ đóng tàu sân bay mới của Trung Quốc đang bị chậm lại vì căng thẳng với Mỹ và cải cách quân đội đã khiến ngân sách bị ảnh hưởng.
Tân Hoa Xã hôm 25.11 nói tàu sân bay Type 002 thế hệ mới đang được gấp rút hoàn thiện. Giới quan sát dự đoán con tàu sẽ được bàn giao cho hải quân Trung Quốc vào ngày 1.10 năm sau, nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Tàu sân bay mới sẽ được tích hợp công nghệ hiện đại nhất như hệ thống phóng điện từ giống tàu sân bay Mỹ. Nhưng tiến độ đóng tàu đã chậm lại đáng kể vì chi phí leo thang cũng như căng thẳng với Mỹ.
"Tiến độ đóng tàu Type 002 chậm lại trong khi kế hoạch đóng thêm tàu sân bay cũng bị hoãn... vì căng thẳng trong thương mại với Mỹ", nguồn tin nói trên SCMP. "Bắc Kinh không muốn chọc giận Washington hơn nữa, bởi nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển chậm lại khi hai quốc gia không ngừng tăng thuế các mặt hàng xuất khẩu của nhau".
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng gặp nhiều thách thức trong việc đóng tàu sân bay mới. "Trung Quốc vẫn chưa thể phát triển được mẫu tiêm kích hạm mới phù hợp với tàu sân bay Type 002", nguồn tin quân sự cho biết.
Tiêm kích hạm J-15 được coi là mẫu chiến đấu cơ hoạt động không đáng tin cậy, hay gặp trục trặc kỹ thuật. Toàn bộ phi đội J-15 từng bị cấm bay để điều tra sau tai nạn chết người năm 2016.
Động cơ Trung Quốc hoạt động kém bền bỉ và thiếu tin cậy so với động cơ Mỹ hay Nga.
"Một vấn đề khác là tuổi thọ động cơ J-15 khá ngắn, dù đã sử dụng động cơ WS-10H Taihang, mạnh mẽ và hiện đại hơn", nguồn tin am hiểu về dự án đóng tàu sân bay cho biết.
Động cơ mới giúp tăng giờ bay từ 800 lên 1.500, nhưng vẫn khá lép vế so với động cơ F414 của General Electric, sử dụng trên tiêm kích hạm F-18 Super Hornets. Động cơ này giúp máy bay Mỹ hoạt động tới 4.000 giờ mới phải thay thế.
"Động cơ Trung Quốc hoạt động kém bền bỉ, phải thay thế nhiều hơn, tiêu tốn nhiều tiền của hơn", nguồn tin nói.
Trung Quốc dự tính đóng 4 tàu sân bay nội địa cho đến năm 2030, nhưng kế hoạch này có thể phãi trì hoãn vì những khó khăn liên quan đến kinh tế và chính trị.
Do đó, hải quân Trung Quốc vẫn còn kém xa Mỹ trong thời gian dài. Hải quân Mỹ hiện có 11 nhóm tác chiến tàu sân bay và có thể huy động 8 tàu chiến đấu vào bất cứ thời điểm nào.
Theo Danviet
Biện pháp chống do thám của tàu sân bay Mỹ cập cảng Hong Kong Tàu sân bay Mỹ được cho là đã bí mật thực hiện các biện pháp chống do thám đối với Trung Quốc khi cập cảng Hong Kong trong tuần này. Tàu sân bay USS Ronald Reagan tới Hong Kong ngày 21/11 (Ảnh: AFP) Tàu sân bay USS Ronald Reagan của Hải quân Mỹ đã cập cảng Hong Kong vào chiều ngày 21/11. Theo...