Tàu hải quân Việt Nam thăm hữu nghị Indonesia
Ngày 12/10, hai tàu khu trục Đinh Tiên Hoàng HQ-011 và Lý Thái Tổ HQ-012 của Hải quân Việt Nam đã cập cảng Tanjung Priok ở thủ đô Jakarta, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị Indonesia, điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm 3 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Lễ tiễn tàu HQ-011 và HQ-012 tại Quân cảng Cam Ranh chiều 5/11. Ảnh: qdnd.vn
Đây là chuyến thăm có ý nghĩa đặc biệt vì đánh dấu lần đầu tiên Hải quân Việt Nam cử 2 tàu tới thăm hữu nghị các nước láng giềng, lần lượt tới Indonesia, Brunei và Philippines. Vì thế chuyến thăm được phía Việt Nam chuẩn bị rất chu đáo và các nước cũng hết sức mong đợi, chào đón.
Chuyến thăm của đoàn tàu hải quân Việt Nam tới Indonesia được thực hiện trong bối cảnh hai nước đã nâng tầm quan hệ lên Đối tác chiến lược và đang tich cực chuẩn bị kỷ niệm 60 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2015.
Lễ đón đoàn tàu Hải quân Việt Nam được Bộ Tư lệnh Hải quân vùng III thuộc Hạm đội miền Tây của Hải quân Indonesia tổ chức. Buổi lễ diễn ra chân tình, nồng nhiệt và ấm áp tình cảm với đầy đủ lễ nghi quân đội tại cảng Tanjuung Priok, cảng lớn nhất của đất nước “vạn đảo”.
Video đang HOT
Tại lễ đón, Đại tá Wiweka – Chỉ huy trưởng căn cứ Hải quân vùng III Jakarta – đã nồng nhiệt chúc mừng Chuẩn Đô đốc Nguyễn Văn Kiệm cùng toàn bộ 228 sĩ quan và thủy thủ đoàn của hai tàu hải quân Việt Nam. Đại tá Wiweka nêu bật ý nghĩa của chuyến thăm và đánh giá cao sự hợp tác ngày càng thường xuyên, chặt chẽ, thiết thực, hiệu quả giữa Hải quân hai nước, góp phần tăng cường hiểu biết giữa quân đội và nhân dân hai nước, tăng cường đảm bảo hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực.
Trong lời đáp, Chuẩn Đô đốc Nguyễn Văn Kiệm nhấn mạnh đến quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Indonesia. Chuẩn Đô đốc cho rằng việc tăng cường tình hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân và quân đội hai nước, trong đó có Hải quân, có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là khi Việt Nam và Indonesia cùng là những thành viên tích cực, có trách nhiệm của ASEAN trong nỗ lực hoàn thành mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Chuẩn Đô đốc Nguyễn Văn Kiệm cho biết các sáng kiến tăng cường hợp tác trong các hoạt động trên biển đã được triển khai ở tất các cấp với các nội dung và hình thức ngày càng phong phú, thiết thực, giúp tăng cường sức mạnh và khả năng hoàn thành nhiệm vụ của Hải quân hai nước.
Cùng ngảy, Đoàn đại biểu Hải quân Việt Nam do Chuẩn Đô đốc Nguyễn văn Kiệm làm trưởng đoàn đã đến chào xã giao lãnh đạo Hải quân Indonesia và chính quyền thành phố Jakarta.
Theo kế hoạch, trong 4 ngảy ở thăm Indonesia, Hải quân Việt Nam và Hải quân Indonesia sẽ tiến hành huấn luyện chung về tìm kiếm và cứu nạn trên biển. Hai bên cũng sẽ thi đấu giao hữu bóng chuyền và có nhiều hoạt động giao lưu khác.
Ngày 15/11 Đoàn tàu hải quân Việt Nam sẽ rời Indonesia tới thăm Brunei.
Đức Vũ
Theo Dantri
Nhà máy Z173 nỗ lực làm chủ công nghệ đóng tàu hải quân
Nhà máy Z173 là một trong những đơn vị tiên phong về nghiên cứu phát triển, làm chủ và ứng dụng công nghệ mới vào đóng tàu.
Nhà máy Z173 là một trong những đơn vị tiên phong về nghiên cứu phát triển, làm chủ và ứng dụng công nghệ mới vào đóng tàu.
Với những chủ trương, định hướng phù hợp, giải pháp mang tính đột phá, nhà máy đã đóng thành công nhiều loại tàu hiện đại phục vụ quân đội, các ngành kinh tế và tham gia đóng tàu xuất khẩu.
Đại tá Nguyễn Văn Đắc, Chính ủy Nhà máy Z173, khẳng định: Để phát triển và làm chủ công nghệ đóng tàu hiện đại, trước hết, nhà máy quan tâm đầu tư xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật tay nghề cao. Cùng với cán bộ, kỹ thuật viên đào tạo tại các học viện, nhà trường quân đội trên điều động về, nhà máy còn tuyển dụng, áp dụng chính sách thu hút sinh viên giỏi, kỹ thuật viên trình độ cao vào nhà máy làm việc. Nhà máy tổ chức đào tạo lại cán bộ, công nhân viên; gửi cán bộ, công nhân kỹ thuật vào đào tạo tại các nhà trường trong và ngoài nước; đào tạo theo các dự án chuyển giao công nghệ với nước ngoài... Đến nay, nhà máy đã có gần 150 cán bộ, kỹ thuật viên trình độ đại học và sau đại học; hơn 500 lao động trình độ tay nghề cao, bảo đảm khả năng làm chủ thiết kế, thi công và vận hành trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại vào thực hiện nhiệm vụ.
Cán bộ, kỹ thuật viên nhà máy kiểm tra hệ thống điều khiển trên tàu HQ276.
Những năm gần đây, Nhà máy Z173 tập trung đầu tư trang bị máy móc, thiết bị đóng tàu hiện đại. Đáng kể là: Máy ép thủy lực 20 tấn, 700 tấn; cẩu chân đế 25 tấn, tầm vươn 16m; cẩu trục lăn dầm thép 20 tấn, máy lốc tôn 3 trục, máy hàn ống tự động và bán tự động, máy cắt lập trình CNC, máy siêu âm kiểm tra khuyết tật đường hàn, máy đo chiều dày của tôn, máy phun sơn, máy tiện băng dài 8m, âu chìm 6000 tấn... Với cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ đồng bộ, nhà máy đã nghiên cứu, đóng mới được nhiều sản phẩm chất lượng cao, như tàu chở dầu 1000 tấn, tàu Cảnh sát biển TT-400, TT-200, tàu vận tải, tàu tuần tra cao tốc, tàu khảo sát, chở quân... Đặc biệt, nhà máy đã nghiên cứu, xây dựng và áp dụng quy trình công nghệ đóng tàu tuần tra cao tốc TT-400, được tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ; tàu trải nhựa đường VP ASPHALT được Giải thưởng Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VIFOTEC).
Nói về sự phát triển và làm chủ công nghệ đóng tàu hiện đại, Đại tá Lâm Trọng Đông, Chủ nhiệm chính trị Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, đánh giá, đó là do Nhà máy Z173 đã thực hiện tốt ba khâu đột phá là: Triển khai có hiệu quả các dự án đầu tư trọng điểm, nâng cao chất lượng sản phẩm quốc phòng và đẩy mạnh sản xuất kinh tế. Nhà máy Z173 triển khai đúng tiến độ dự án đầu tư nhà xưởng đóng tàu; hoàn thiện hồ sơ, nghiệm thu Dự án Phân xưởng vũ khí - khí tài và các dự án được giao. Thực hiện phương châm "chất lượng sản phẩm là tài sản của nhà máy", cùng với nâng cao chất lượng sản phẩm quốc phòng, nhà máy chú trọng nâng cao chất lượng các sản phẩm cho các ngành kinh tế và xuất khẩu. Đến nay, nhà máy đã hoàn thành đóng mới tàu TT-400TP số 3, 4 và đang triển khai các tàu tiếp theo theo dự án đã phê duyệt; triển khai sửa chữa hàng chục tàu cho các đơn vị quân đội và các ngành Hải quan, Kiểm ngư, Cảnh sát biển...
Theo Đại tá Lương Thanh Chương, Giám đốc Nhà máy Z173, những năm gần đây, nhà máy đã hợp tác với các đối tác uy tín như: Nga, Ukraine, Anh, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Australia nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực đóng tàu, đáp ứng yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm của các nước châu Âu và quốc tế. Cùng với việc học tập, chuyển giao công nghệ, nhà máy đã làm chủ khai thác, ứng dụng các phần mềm hỗ trợ thiết kế như: Phần mềm INVENTOR thiết kế trực tiếp trong môi trường 3D, phần mềm FASTSHIP ứng dụng cho tàu cao tốc, phần mềm kiến tạo vỏ tàu thủy HCS3.0, phần mềm thiết kế đường ống tàu thủy PCPS4.0, phần mềm thiết kế điện, ống thông khí, thông gió và điều hòa... Hiện nay, nhà máy đã phát triển công nghệ, có năng lực đóng tàu trọng tải đến 6.500 tấn, các loại tàu chiến, tàu tuần tra cao tốc đặc chủng.
Cùng với phát triển, ứng dụng công nghệ mới, Nhà máy Z173 còn khai thác, sử dụng hiệu quả các máy móc, trang thiết bị đã có; đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Trong thời gian qua, nhà máy đã có 33 đề tài sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm cho ngân sách hàng chục tỷ đồng.
Theo_Kiến Thức
Tàu hải quân Mỹ hủy cập cảng Philippines vì vụ sát hại người đẹp chuyển giới Hải quân Mỹ đã hủy các chuyến thăm tới cảng Subic của Philippines trong bối cảnh công chúng giận dữ trước các cáo buộc một thủy quân lục chiến Mỹ sát hại một người đẹp chuyển giới. Tàu chiến Mỹ neo đậu tại vịnh Subic, Philippines. Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Philippines Charles Jose cho hay các chuyến thăm của 3 tàu...