Tàu hải quân Nhật sẽ ghé cảng Cam Ranh
Tàu chiến của Lực lượng Tự vệ Biển Nhât Bản sẽ ghé cảng Cam Ranh của Viêt Nam vào năm tới, theo thông tin đăng tải ngày 30.10 của hãng tin Nikkei (Nhât Bản).
Khu trục hạm Kurama của Lực lượng Tự vệ Biển Nhât Ban dẫn đầu đoàn tàu chiến tuần tra ngoài khơi Yokohama – Anh: Reuters
Nhật đang lên kế hoạch đưa tàu ghé Cam Ranh trong năm tài khóa 2016 để được tiếp nhiên liệu, lương thực thực phẩm cùng các loại hàng tiếp tế khác. Đây cũng là lần đầu tiên Tokyo có kế hoạch cho tàu ghé cảng Cam Ranh, theo Nikkei.
Hãng tin Nhật còn tiết lộ rằng ông Gen Nakatani, bộ trưởng quốc phòng nước này, cho hay nhiều khả năng sẽ ký kết với Đại tướng Phùng Quang Thanh tại một cuộc gặp gỡ giữa 2 ông ở Hà Nội vào ngày 6.11 tới về một thỏa thuận liên quan đến việc tàu Nhật vào cảng Việt Nam để được tiếp tế.
Video đang HOT
Hồi giữa năm 2014, hãng tin Kyodo (Nhật Bản) từng dẫn nguồn tin từ chính phủ Nhật cho biết sẽ cung cấp cho Việt Nam 6 tàu tuần tra biển trong khuôn khổ gói viện trợ 500 triệu yen (gần 5 triệu USD).
Trong số 6 tàu Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam có 2 chiếc là tàu kiểm ngư của Cơ quan Ngư nghiệp Nhật, và 4 chiếc là tàu cá thương mại. Các tàu này đều đã qua sử dụng, lượng giãn nước từ 600 – 800 tấn. Nhật hy vọng các tàu này sẽ được Việt Nam cải tiến để phục vụ mục đích tuần tra an ninh trên biển.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Chiến dịch tự do hàng hải ở Biển Đông tiềm ẩn xung đột Mỹ - Trung
Gần đây, giới chức Mỹ đã nói đến khả năng hải quân nước này sẽ thực hiện tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp trái phép ở Biển Đông trong khuôn khổ chiến dịch tự do hàng hải ở vùng biển này.
Tất cả các động thái ngoại giao và chính trị hiện nay ngày càng chứng tỏ rằng Mỹ đang chuẩn bị thực hiện chiến dịch tự do hàng hải ở Biển Đông, nơi Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ.
Nếu Mỹ tiến hành "Chiến dịch tự do hàng hải" ở Biển Đông thì có thể sẽ xảy ra cuộc chạm trán lần đầu tiên giữa các cường quốc tại một trong những điểm nóng nhất của thế giới. Chiến dịch này có nhiều khả năng liên quan đến một số tàu hải quân Mỹ tìm cách thực hiện "quyền đi lại hợp pháp" trong phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc. Hành động này của Mỹ sẽ trở thành đỉnh điểm của cuộc đối đầu ngoại giao, chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc từ đầu năm 2015 đến nay, chủ yếu là do hoạt động cải tạo bất hợp pháp quy mô lớn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Lập trường của Mỹ là không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ đang diễn ra ở khu vực này nhưng luôn khẳng định rằng: tất cả các tranh chấp phải được giải quyết một cách hòa bình và tự do hàng hải, hàng không phải được tôn trọng. Chính phủ Australia cũng đã lặp lại quan điểm này. Vấn đề là liệu Australia có tham gia cùng với Mỹ trong việc khẳng định quyền tự do hàng hải hay không? Cựu ngoại trưởng Australia Gareth Evans mới đây cho rằng không chỉ có lực lượng hải quân mà cả các tàu thương mại của Australia đều có thể thực hiện những hành động đó.
Chiến dịch tự do hàng hải ở Biển Đông tiềm ẩn xung đột Mỹ - Trung
Dựa trên quan điểm sai trái rằng Trung Quốc có chủ quyền lãnh thổ và hàng hải cũng như quyền chủ quyền liên quan trong "đường 9 đoạn," nước này đã tiến hành các hoạt động cải tạo đất đá trái phép quy mô lớn trên một số đảo ở Biển Đông dẫn đến những lo ngại về việc Trung Quốc quân sự hóa các hòn đảo được mở rộng. Quan điểm của Trung Quốc đối với Biển Đông và các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và hàng hải là rất phức tạp do sự lệ thuộc của Bắc Kinh vào cái gọi là "đường 9 đoạn". Mặc dù "đường 9 đoạn" không có tiền lệ trong luật pháp quốc tế nhưng đã được Trung Quốc trắng trợn thúc đẩy từ cuối những năm 1940. Không một quốc gia nào trên thế giới công nhận "đường 9 đoạn" và Philippines bắt đầu thủ tục tố tụng pháp lý thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc từ năm 2013.
Theo các chuyên gia phân tích, phản ứng của Mỹ sẽ nằm trong khuôn khổ của chương trình "tự do hàng hải" được nước này đưa ra từ năm 1979 và được thiết kế để thúc đẩy tự do hàng hải và hàng không phù hợp với luật pháp quốc tế. Đối với Mỹ, quyền tự do hàng hải rất quan trọng đối với thương mại toàn cầu. Đây là những quyền tự do được gắn vào Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, đặc biệt là quyền tự do đi lại không bị cản trở trong vùng lãnh hải.
UNCLOS công nhận rằng những thực thể đất đai - bao gồm các đảo - tất cả sẽ tạo ra một lãnh hải 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa tối thiểu là 200 hải lý. Đến nay, UNCLOS đã có tổng cộng 166 nước tham gia (bao gồm cả chính Trung Quốc) và được công nhận là "Hiến pháp Đại dương". Tuy nhiên, Mỹ đến nay vẫn chưa tham gia Công ước này.
Việc Mỹ không ký UNCLOS vô tình tạo ra đòn bẩy cho Trung Quốc có những hành động cải tạo trái phép vừa qua. Trái ngược những từ ngữ chính xác trong UNCLOS, Trung Quốc tuyên bố rằng các tàu chiến nước ngoài phải xin phép trước khi đi qua lãnh hải của Trung Quốc và đây là vấn đề tiếp tục gây căng thẳng.
Nếu Mỹ quyết tâm tiến hành chiến dịch tự do hàng hải, ít nhất Trung Quốc sẽ hiểu được điều gì sẽ xảy ra. Cả Mỹ và Trung Quốc đều sẽ muốn hành động kiềm chế vì hai nước nhận thức đầy đủ về hậu quả của một cuộc chạm trán lần đầu tiên giữa hai cường quốc tại một trong những điểm nóng nhất của thế giới.
Theo An ninh Thủ đô
Philippines tuyên bố ủng hộ kế hoạch tuần tra của Mỹ trên Biển Đông Ngày 13/10, Philippines lên tiếng ủng hộ kế hoạch của Mỹ nhằm triển khai một tàu hải quân gần đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng trên Biển Đông. Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, kế hoạch của Mỹ "phù hợp với luật pháp quốc tế và đảm bảo an ninh trật tự của khu vực". Báo US Navy Times (Mỹ)...