Tàu hải cảnh Trung Quốc ‘rình rập’ tàu cá Nhật
Hai tàu tuần tra Trung Quốc tìm cách áp sát tàu cá Nhật Bản gần nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, lần đầu sau khi Luật Hải cảnh có hiệu lực.
Cảnh sát biển Nhật Bản cho biết hai tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động trong vùng biển gần nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông vào sáng sớm 6/2. Nhóm tàu hải cảnh Trung Quốc hướng mũi về phía hai tàu cá Nhật Bản trong khu vực, dường như tìm cách tiếp cận chúng, Bộ Chỉ huy Cảnh sát biển Vùng 11 của Nhật Bản cho biết trong thông cáo.
Cảnh sát biển Nhật Bản đã lập tức điều tàu tuần tra tới bảo vệ hai tàu cá của nước này trước khi tàu hải cảnh Trung Quốc tiếp cận. Bộ Chỉ huy Cảnh sát biển vùng 11 của Nhật Bản cho biết hai tàu hải cảnh khác của Trung Quốc, trong đó một chiếc được trang bị pháo, hoạt động tại khu vực giáp vùng biển Nhật Bản tuyên bố chủ quyền quanh nhóm đảo tranh chấp.
Tàu hải cảnh Trung Quốc trong một lần tiếp cận nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: JCG .
Đây là ngày thứ 8 liên tiếp các tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động quanh nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư và khu vực lân cận, nhưng là lần đầu tiên sau khi Luật Hải cảnh được Trung Quốc thông qua có hiệu lực từ ngày 1/2.
Video đang HOT
Luật này cho phép hải cảnh Trung Quốc được nổ súng vào tàu thuyền nước ngoài mà Bắc Kinh cho là “hoạt động trái phép” trong vùng biển nước này tuyên bố chủ quyền.
Các tàu hải cảnh Trung Quốc từ đầu năm 4 lần áp sát nhóm đảo tranh chấp, khiến chính phủ Nhật Bản phải thành lập tổ công tác đặc biệt tại văn phòng thủ tướng để phân tích tình hình, các quan chức nước này cho biết.
Các tàu hải cảnh Trung Quốc thường xuyên hoạt động xung quanh nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản kiểm soát, trong bối cảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặt mục tiêu đưa nước này trở thành “cường quốc hàng hải”.
Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga hồi cuối tháng 1 tái khẳng định “cam kết kiên định” của nước này trong việc bảo vệ Senkaku/Điếu Ngư theo hiệp ước an ninh lâu dài giữa hai nước.
Vị trí nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đồ họa: Reuters .
Trong cuộc họp trực tuyến về các vấn đề hàng hải ngày 3/2, Nhật Bản bày tỏ “quan ngại sâu sắc” trước việc Trung Quốc ban hành luật hải cảnh cho phép bắt hoặc nổ súng vào tàu nước ngoài đi vào vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 4/2 cho biết Luật Hải cảnh của nước này “phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế”, bất chấp nhiều quốc gia và chuyên gia cảnh báo nguy cơ leo thang căng thẳng.
Khi bình luận về Luật Hải cảnh mới của Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng ngày 29/1 đề nghị các nước “tuân thủ luật pháp và các điều ước quốc tế” trong việc “ban hành và triển khai văn bản pháp luật quốc gia liên quan đến biển”.
Tàu hải cảnh Trung Quốc áp sát đảo tranh chấp với Nhật lâu kỷ lục
Hai tàu hải cảnh Trung Quốc hiện diện gần nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật trên biển Hoa Đông gần 58 tiếng trước khi rút đi.
Hai tàu hải cảnh của Trung Quốc tiến gần nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư lúc 10h47 ngày 11/10 và chỉ rời đi lúc 20h19 ngày 13/10, cảnh sát biển Nhật Bản (JCG) hôm 14/10 cho biết. Với thời gian hiện diện liên tục 57 giờ 39 phút, đây là lần áp sát Senkaku/Điếu Ngư lâu nhất từ trước tới nay của tàu hải cảnh Trung Quốc.
Trong thời gian hoạt động gần nhóm đảo, hai tàu hải cảnh Trung Quốc tìm cách tiếp cận một tàu cá Nhật Bản. JCG điều một số tàu tuần tra tới khu vực và yêu cầu tàu hải cảnh Trung Quốc rời đi, song họ phớt lờ.
Tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động gần nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, tháng 11/2013. Ảnh: JCG.
Tàu hải cảnh Trung Quốc thường xuyên xuất hiện gần Senkaku/Điếu Ngư từ khi chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa một số đảo ở đây từ tháng 9/2012. Hồi tháng 7, một số tàu hải cảnh Trung Quốc tiến vào khu vực 12 hải lý quanh nhóm đảo, ở lại trong khu vực trong gần 39 tiếng rưỡi trước khi rời đi.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Katsunobu Kato ngày 13/10 cho biết các tàu Trung Quốc áp sát nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư "trong hơn hai ngày là điều rất đáng tiếc". Kato nói đã bày tỏ "phản đối mạnh mẽ" với Trung Quốc thông qua đường ngoại giao và khẳng định Nhật Bản "sẽ tiếp tục tuần tra và giám sát" quanh nhóm đảo tranh chấp.
Nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm ở biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc đơn phương áp đặt vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) hồi năm 2013. Căng thẳng Trung - Nhật quanh nhóm đảo đang nóng trở lại trong bối cảnh Trung Quốc liên tục điều tàu tuần tra hiện diện gần khu vực trong thời gian dài.
Vị trí nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đồ họa: Reuters.
Trung Quốc năm nay 21 lần điều tàu hải cảnh áp sát nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư. Nhật Bản đang kiểm soát và tuyên bố chủ quyền với nhóm đảo, trong khi Trung Quốc thường xuyên điều tàu công vụ tới khu vực xung quanh để thách thức tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản.
Trung - Nhật nhất trí hợp tác trên biển Hoa Đông Ngoại trưởng Trung - Nhật nhất trí nối lại lưu thông giữa hai nước, tiếp tục trao đổi về nhóm đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông. "Điều quan trọng là sự tương tác và trao đổi trực tiếp với nhau. Tôi hy vọng thỏa thuận này sẽ đóng góp vào quá trình hồi sinh nền kinh tế Nhật Bản và Trung Quốc,...