Tàu Giao Long – Trung Quốc làm gì trên Biển Đông suốt 103 ngày?
Tàu lặn Giao Long của Trung Quốc bắt đầu hoạt động thăm dò Biển Đông kéo dài 103 ngày bắt đầu từ sáng 25/6, Tân Hoa Xã đưa tin.
Tàu lặn Giao Long.
Tàu lặn sẽ tới khu vực dự kiến vào chiều nay và bắt đầu hoạt động lặn tùy thuộc điều kiện biển, theo thông tin từ trụ sở của tàu Giao Long.
Theo Tân Hoa Xã, tàu Giao Long sẽ thực hiện quan sát thực tế, lấy mẫu vật từ đáy biển và khảo sát địa hình đáy biển.
Video đang HOT
Trước đó, Giao Long đã thực hiện 4 cuộc lặn sâu từ hôm 17 đến 20/6, thu thập mẫu các sinh vật và khoáng sản quý hiếm.
Sau khi lên tàu hỗ trợ là Hướng Dương Hồng 9, tàu lặn có người lái Giao Long bắt đầu cuộc hành trình vào 10/6 vừa qua.
Đây là lần đầu tiên Giao Long chở theo các nhà khoa học. Cho tới nay đã có 14 nhà khoa học đủ điều kiện tham gia hoạt động thăm dò này. Mỗi đợt lặn sẽ có 2 chuyên gia lặn và 1 nhà khoa học tham gia.
Hành trình sẽ kéo dài trong 103 ngày, Giao Long có sẽ tiến hành các hoạt động thăm dò, thám hiểm địa chất tại khu vực Biển Đông, Đông Bắc Thái Bình Dương và Tây Thái Bình Dương.
Nhiệm vụ 103 ngày này đánh dấu khởi đầu cho một giai đoạn thử nghiệm kéo dài 5 năm trước khi tàu Giao Long bắt đầu đi vào hoạt động thường xuyên trên Biển Đông.
Tháng 6/2012, Giao Long đã lập kỷ lục lặn xuống độ sâu 7.062 mét dưới mực nước biển trong Rãnh Mariana, Thái Bình Dương trong cuộc thử nghiệm kéo dài 44 ngày.
Trung Quốc bắt đầu xây dựng Giao Long từ năm 2002 với chi phí là 74 triệu USD. Giao Long được hoạt động thử nghiệm ở độ sâu 1.000m lần đầu tiên vào năm 2009. Tất cả các thiết kế và công nghệ cốt lỗi của tàu lặn này đề do các nhà khoa học Trung Quốc phát triển
Theo xahoi
Trung Quốc có thêm động thái mới ở Biển Đông
Trung Quốc đang chuẩn bị đưa tàu lặn Giao Long tới Biển Đông để... khảo sát.
Nghiên cứu chế tạo và chạy thử tàu lặn Giao Long là hạng mục quan trọng của Chương trình nghiên cứu phát triển công nghệ cao quốc gia Trung Quốc (Chương trình 863), do Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc thực hiện.
Báo chí Trung Quốc ngày 25/3 cho hay tàu lặn Giao Long của Trung Quốc đã trải qua các cuộc nâng cấp và dự kiến sẽ tới Thái Bình Dương và Biển Đông vào tháng 6 tới để tiến hành các hoạt động mà phía Trung Quốc gọi là "khảo sát khoa học".
Theo đó, chuyến lặn biển đầu tiên ở Biển Đông sẽ diễn ra vào tháng 6 để nghiên cứu khoa học. Các chuyến lặn biển khác sẽ được tiến hành tại 2 khu vực ở Tây Thái Bình Dương vào tháng 7.
Tàu Giao Long đã đạt độ sâu kỷ lục 7.062m tại rãnh Mariana hồi tháng 6 năm ngoái, cho thấy Trung Quốc có khả năng thám hiểm 99,8% đáy biển của thế giới. Giới chức Trung Quốc hy vọng, tàu lặn Giao Long sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc khám phá đáy biển và tăng cường hiểu biết về đại dương của nước này.
Tàu Giao Long dài 8,2m, rộng 3m, nặng gần 22 tấn và có thể chở 3 người. Trung Quốc bắt đầu xây dựng Giao Long từ năm 2002. Theo kế hoạch 5 năm (2011 - 2015), Trung Quốc sẽ chế tạo một tàu mẹ nặng 4.000 tấn cho các tàu lặn nước sâu và một tàu phục vụ nghiên cứu khoa học biển.
Trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và biển Hoa Đông đang diễn biến căng thẳng, những động thái này của Trung Quốc chỉ làm phức tạp thêm tình hình.
Theo xahoi
Tàu lặn Trung Quốc sắp thực nghiệm ở Biển Đông Giao Long, tàu lặn có người lái của Trung Quốc, vừa trải qua một số đợt nâng cấp và sẽ tiến ra Biển Đông và Thái Bình dương vào tháng 6 tới để thực nghiệm. Tàu lặn Giao Long trong một chuyến lặn thử. Ảnh: xinhua "Giao Long đang bước vào thời kỳ thử nghiệm trước một lịch trình bận rộn", China Daily...