Tất tật những điều các mẹ cần biết về mũi gây tê ngoài màng cứng – phương pháp giảm đau khi sinh nở
Những thông tin về mũi gây tê ngoài màng cứng sẽ giúp mẹ bầu quyết định phương pháp giảm đau phù hợp nhất trong quá trình sinh nở của mình.
Các bà mẹ đều đồng ý rằng: cho dù đọc bao nhiêu quyển sách, hay nghe bao nhiêu câu chuyện từ những người bạn, họ sẽ chẳng bao giờ hiểu được cảm giác sinh nở chừng nào thực sự trải qua quá trình đó. Để chuẩn bị cho việc sinh nở, một trong những điều mẹ bầu cần làm là tìm hiểu về các phương pháp giảm đau. Và gây tê ngoài màng cứng là lựa chọn gây tê phổ biến hàng đầu hiện nay. Dưới đây là những điều mẹ bầu cần biết về phương pháp này.
Gây tê ngoài màng cứng là lựa chọn gây tê phổ biến hàng đầu hiện nay.
Gây tê ngoài màng cứng là gì?
Theo giải thích của Bác sỹ Sangeeta Kumaraswami, chuyên gia gây mê sản khoa thuộc Bệnh viện Weschester – đơn vị hàng đầu trong mạng lưới các Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Westchester ở Valhalla, New York, “ Gây tê ngoài màng cứng để giảm đau trong sinh nở là một dạng gây tê mà ở đó thuốc giảm đau được tiêm vào vùng cột sống bên dưới. Nó làm tê liệt cơ thể bên dưới mũi tiêm, cho phép người mẹ duy trì trạng thái tỉnh táo và giúp họ thoải mái hơn trong quá trình chuyển dạ, đồng thời có áp lực ‘rặn’ khi đến thời điểm đứa trẻ cần chào đời. Phương pháp này cũng được biết đến với tên gọi giảm đau ngoài màng cứng hoặc tiêm ngoài màng cứng.”
Gây tê ngoài màng cứng làm tê liệt cơ thể bên dưới mũi tiêm.
Gây tê ngoài màng cứng hoạt động như thế nào?
Khi đến thời gian chuyển dạ, tử cung của người mẹ co lại, khiến họ cảm nhận được cơn đau truyền từ tử cung qua các dây thần kinh trong cột sống đến não bộ, Bác sỹ Kumaraswami giải thích. “Cơn đau thường không quá khó chịu khi người mẹ mới chuyển dạ, nhưng sẽ càng tồi tệ hơn khi gần kề thời điểm sinh nở.”
Phương pháp gây tê ngoài màng cứng giúp người mẹ ngăn chặn được cơn đau dữ dội này. Bác sỹ Iffath Hoskins – phó giáo sư lâm sàng Khoa Sản Nhi thuộc Bệnh viện Langone, Đại học New York (Thành phố New York), giải thích rằng thuốc tê được tiêm vào khoang trên màng cứng bao quanh các dây thần kinh trong cột sống. “Thuốc gây tê sau đó phủ kín các dây thần kinh, khiến chúng bị tê liệt và nhờ đó ngăn chặn quá trình dẫn truyền cảm giác đau”, bà cho biết.
Gây tê ngoài màng cứng khác gây tê tủy sống như thế nào?
Video đang HOT
Gây tê tủy sống: Phương pháp này có thể sử dụng một mình hoặc kết hợp với phương pháp gây tê ngoài màng cứng. Bác sỹ Kumaraswami giải thích: “Khi dùng một mình, nó được truyền qua một mũi kim cắm sâu qua vùng lưng dưới vào ống tủy sống. Tác dụng giảm đau xuất hiện ngay lập tức, thường kéo dài từ 1,5 đến 3 tiếng và có thể hết tác dụng trước khi thai nhi chào đời”.
Gây tê ngoài màng cứng: Phương pháp này cho phép đặt thêm ống gây tê (ống này được luồn vào khoang trên màng cứng và dính vào lưng người mẹ khi mũi kim được tháo ra). Ống gây tê cố định trong suốt ca sinh nở. Bác sỹ Kumaraswami cho biết: “Liều gây tê nhỏ có thể được truyền vào lúc các bác sỹ nghỉ tay nếu cần thiết”. Bác sỹ Hoskins giải thích thêm: “Tác dụng giảm đau có thể duy trì trong suốt ca sinh, lên tới 24-36 tiếng và một vài giờ sau đó”.
Minh họa phương pháp gây tê ngoài màng cứng.
Chú ý rằng vị trí giảm đau trên thực tế có thể được điều chỉnh bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng so với gây tê tủy sống. Tại một vài bệnh viện, bạn có thể tìm đến phương pháp gây tê ngoài màng cứng di động, giúp người mẹ không bị giới hạn không gian hoạt động trên giường. Như vậy, Bác sỹ Kumaraswami cho biết: “Bạn có thể không được phép đi lại một khi ông gây tê được cố định vì lý do an toàn và yêu cầu theo dõi từ phía bệnh viện”.
Nếu người mẹ cần thực hiện ca sinh mổ hoặc phẫu thuật thắt ống dẫn trứng sau khi trẻ chào đời, bác sỹ có thể tiếp tục sử dụng gây tê ngoài màng cứng cho người mẹ.
Gây tê ngoài màng cứng gây ra tác dụng phụ như thế nào?
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sớm gây tê ngoài màng cứng không làm gia tăng khả năng sinh mổ hoặc ảnh hưởng đến thời gian người mẹ chuyển dạ. Về vấn đề sức khỏe của trẻ, các nhà nghiên cứu cho biết gây tê ngoài màng cứng không ảnh hưởng đến cân nặng, chỉ số APGAR (chỉ số đánh giá nhanh tình trạng của trẻ sơ sinh ngay sau khi chào đời) hoặc các phương pháp đánh giá khác.
Bác sỹ Kumarswami cho biết, người mẹ có thể gặp phải các tác dụng phụ như huyết áp giảm, nổi mẩn nhẹ, đau lưng, đau đầu. Bà nói: “Biến chứng lớn như tổn thương thần kinh, xuất huyết, nhiễm trùng cột sống và tê liệt là cực kỳ hiếm gặp”.
Gây tê ngoài màng cứng không làm gia tăng khả năng sinh mổ hoặc ảnh hưởng đến thời gian người mẹ chuyển dạ, không ảnh hưởng đến cân nặng, chỉ số APGAR hoặc các phương pháp đánh giá khác (Ảnh minh họa).
Để giảm tối thiểu nguy cơ xảy ra biến chứng, người mẹ cần trao đổi với bác sỹ về bất kỳ vấn đề y khoa nào họ đang gặp phải, như dị ứng thuốc tê, các vấn đề về hô hấp, xuất huyết, phẫu thuật cột sống… Bác sỹ Hoskins khuyến cáo người mẹ cũng cần cẩn thận khi bắt đầu chuyển động lại. Bà cho biết: “Sau khi sinh, hãy đợi đến khi bạn lấy lại toàn bộ cảm giác ở cùng cơ thể dưới bởi nhiều khả năng bạn có thể bị ngã hoặc chấn thương nếu dấu hiệu tê liệt vẫn tồn tại”.
Cuối cùng, đau khi chuyển dạ và sinh nở là khác nhau ở mỗi người phụ nữ và mỗi ca sinh. Bác sỹ Kumaraswami khuyên sản phụ nên cân nhắc kỹ lưỡng giữa các phương pháp giảm đau bằng cách trao đổi với các chuyên gia, bác sỹ và hộ lý sản khoa chịu trách nhiệm chăm sóc họ và sau đó lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.
Nguồn: Parent, Mum
Theo Helino
Bạn có biết: Són tiểu là nỗi lo của nhiều người hơn bạn tưởng?
Chỉ có 1 trong số 12 người gặp vấn đề són tiểu dám tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ mà không biết đây là tình trạng hoàn toàn kiểm soát được.
Són tiểu là 'chuyện thường ngày ở huyện' của phụ nữ tại các nước phát triển
Vậy tại Việt Nam, đâu là bí quyết cho cảm giác sạch sẽ và tự tin của phụ nữ hiện đại, biết chăm sóc bản thân đúng cách?
Cô bạn thân có thể cũng đang gặp vấn đề són tiểu nhưng không chia sẻ chuyện này với bạn!
Són tiểu là tình trạng rò rỉ nước tiểu ngoài ý muốn, chủ yếu do sự suy yếu của cơ sàn chậu vốn là hệ quả của quá trình lão hóa tự nhiên và mang thai, sinh nở. Người bệnh thường bị són tiểu ngay cả khi ho, hắt hơi, cười lớn, nâng nhấc vật nặng hoặc chơi thể thao.
Theo báo cáo U&A 2015, phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi 35 - 55, cứ 3 người thì có 1 người bị són tiểu ở các mức độ khác nhau. Ở các nước có mức sống và chất lượng sống cao như Anh, Pháp, Đức thì con số phụ nữ gặp vấn đề són tiểu chưa bao giờ dưới mức 32%. Hơn 16 năm qua, Giáo sư Elaine Waetjen, bác sĩ sản phụ khoa tại Bệnh viện UC Davis, Hoa Kỳ, nghiên cứu về tình trạng són tiểu ở phụ nữ. Sau một chương trình nghiên cứu kéo dài 9 năm với 3.000 phụ nữ trong độ tuổi 42 - 64, bác sĩ Elaine cho biết có tới 68% phụ nữ trong nhóm này bị són tiểu ít nhất một lần trong tháng.
Theo bác sĩ Elaine, những lo lắng do són tiểu gây ra khiến không ít phụ nữ sống kém vui. Họ sẽ quyết định dừng việc tập thể dục do lo sợ són tiểu khi vận động, từ chối tham gia những buổi gặp mặt do tự ti về mùi, hoặc hạn chế di chuyển xa vì họ cần phải sử dụng nhà vệ sinh thường xuyên. Rất nhiều người trong số họ không biết rằng, hiện nay đã có rất nhiều lựa chọn để giải quyết vấn đề són tiểu.
Bác sĩ Mehmet Oz, giáo sư khoa giải phẫu và chuyên gia tâm lý tại Trường đại học Columbia, cho biết: "Đa số mọi người đều xấu hổ khi nói mình bị són tiểu. Thực tế, chỉ có 1 trong số 12 người bệnh tìm đến sự trợ giúp, nhưng họ không biết rằng són tiểu có thể được xử lý hiệu quả chỉ bằng những biện pháp đơn giản".
Phụ nữ Nhật Bản đối phó với són tiểu như thế nào?
Phụ nữ Nhật Bản luôn chọn các sản phẩm chăm sóc cá nhân phù hợp với nhu cầu
"Bà và mẹ tôi cũng đều gặp tình trạng són tiểu. Bản thân tôi cũng bị són tiểu ở tuổi 38 sau khi sinh con", chị Setsuko Ogaware, nhân viên văn phòng 45 tuổi, cho biết. "Tuy nhiên các bác sĩ sản phụ khoa đã tư vấn cho tôi rất nhiều cách để khắc phục, ví dụ như tập thể dục kegel để cải thiện sức chịu đựng của cơ sàn chậu; tránh xa các thực phẩm quá ngọt, quá mặn và các đồ uống có ga, có cồn và cà phê. Ngoài ra tôi cũng sử dụng băng thấm tiểu để giữ vệ sinh và loại bỏ mùi khó chịu. Tôi biết rằng xung quanh tôi có rất nhiều phụ nữ cũng trải qua những vấn đề như thế".
Són tiểu là triệu chứng phổ biến xảy ra đối với 2/3 phụ nữ trên 40 tuổi tại đất nước mặt trời mọc. Tuy nhiên, phụ nữ trung niên Nhật vốn thường được biết đến với lối sống trẻ trung và tích cực, són tiểu từ lâu đã không còn là vấn đề khiến họ phải âm thầm chịu đựng.
Với những tiêu chuẩn cao trong việc chăm sóc bản thân, từ lâu phụ nữ Nhật đã tìm đến những sản phẩm chăm sóc vệ sinh chuyên dụng cho vấn đề són tiểu, còn được gọi là băng thấm tiểu, để giúp loại bỏ cảm giác ẩm ướt và nỗi lo về mùi. Đối với phụ nữ Nhật, sử dụng băng thấm tiểu khi gặp vấn đề són tiểu cũng quen thuộc như việc sử dụng băng vệ sinh trong những ngày "đèn đỏ" vậy.
Tại Việt Nam, phụ nữ thường có thói quen tự "chữa cháy" són tiểu bằng cách sử dụng khăn giấy, băng vệ sinh hằng ngày, băng vệ sinh ban ngày (của kỳ kinh nguyệt). Tuy vậy, đa số phụ nữ gặp vấn đề này vẫn thiếu tự tin vì các giải pháp "chữa cháy" này không thấm được nhiều, bề mặt thấm ẩm, bí, không sử dụng được trong thời gian dài, dễ bị tràn và không khử được mùi nước tiểu. Đặc biệt, nếu tiếp tục sử dụng các biện pháp này, chị em sẽ có nguy cơ bệnh lý phụ khoa và thường xuyên cảm thấy thiếu an tâm, ảnh hưởng tới chất lượng sống.
Băng thấm tiểu Caryn Ufree nhập khẩu từ Nhật Bản, là sản phẩm chuyên dụng cho vấn đề són tiểu
Nhãn hàng Caryn đã giới thiệu tới thị trường Việt Nam sản phẩm băng thấm tiểu Caryn Ufree. Sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp tại Nhật Bản và đồng thời là giải pháp mới trên thị trường tại thời điểm này xử lý hiệu quả vấn đề són tiểu.
Chị em có thể mua Caryn Ufree tại các hiệu thuốc, cửa hàng tiện ích và các siêu thị trên toàn quốc.
Theo thanhnien.vn
Kết hôn càng trễ, nguy cơ hiếm muộn càng cao "Trong điều trị hiếm muộn thì người phụ nữ luôn luôn thiệt thòi hơn nam giới vì bất kỳ lý do gì thì người nữ vẫn là người phải can thiệp trực tiếp, phải mang thai, sinh nở. Độ tuổi người vợ càng lớn thì nguy cơ càng cao", Bác sĩ Dư Huỳnh Hồng Ngọc, Trưởng khoa hiếm muộn, Bệnh viện quốc tế...