Tất cả những điều bạn cần biết về tế bào chết
Làn da sẽ đạt độ mịn màng và hấp thu dưỡng chất từ kem dưỡng tối đa nếu bạn thường xuyên tẩy da chết. Hãy xác định loại da của mình và Bazaar sẽ giúp bạn có cách tẩy da chết phù hợp nhất
Tẩy tế bào chết là giải pháp giúp lấy đi lớp da chết trên bề mặt da. Dù da có thể tự tiêu biến 30.000-40.000 tế bào chết mỗi phút nhưng có những tế bào cũ không chịu rơi rụng. Chúng trở nên khô xám khiến da xỉn màu. Không những thế, vì chứa đầy bụi bẩn và vi khuẩn nên tế bào chết còn có thể gây bít tắc lỗ chân lông và gây mụn.
Thường xuyên tẩy tế bào chết còn giúp da hấp thu kem dưỡng tốt hơn. Bạn nghĩ xem, làm sao lớp da tận sâu bên trong có thể nhận đủ dưỡng chất nếu lớp tế bào chết tạo thành một hàng rào ngăn chúng đi sâu vào da? Nếu muốn sở hữu làn da mịn màng như nhung, bạn cần phải đầu tư cho bước tẩy tế bào chết. Tuy nhiên, mỗi vùng da cũng như mỗi loại da có cách tẩy khác nhau. Bazaar hướng dẫn bạn những cách cơ bản nhất đối với từng trường hợp.
Tẩy tế bào chết đóng vai trò thế nào với da?
Nếu da bạn bị nhờn mụn
Da nhờn thường có những mảng tế bào chết cứng đầu vì lớp dầu thừa trên da đã dính chặt chúng lại. Điều này khiến các tế bào cũng không dễ dàng bong tróc, từ đó lỗ chân lông bị bít tắc và gây mụn. Sản phẩm tẩy tế bào chết sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy đi tế bào chết khỏi bề mặt da.
Nếu da bạn bị lão hóa
Da lão hóa đồng nghĩa với việc khả năng đào thải tế bào chết giảm đi đáng kể. Tích tụ lâu ngày, “đội quân” da chết sẽ kết dính lại gây nên tình trạng màu da xám xịt, kém mịn màng và khô kiệt. Khi da bước vào thời kỳ lão hóa, nhất là độ tuổi 30, bạn nên tẩy da chết thường xuyên để cơ thể tái tạo da tốt hơn.
Nếu da bạn mất nước
Nếu đang trong tình trạng “khát nước”, sức khỏe của làn da cũng sẽ bị suy yếu, tăng sinh tế bào chết, tăng tiết tuyến bã nhờn khiến các tế bào chết bị giữ chặt lại không thể tự bong tróc. Nếu không tẩy lớp da chết ấy đi, kem dưỡng ẩm không thể đi sâu vào tận lớp da bên dưới để cung cấp nước và những dưỡng chất cần thiết.
Tẩy da chết cơ thể
CÁCH 1: Tẩy da chết không cần nước. Thực hiện trên da khô trước khi tắm.
- Mua một cây bàn chải lông cứng cán dài dành cho cơ thể.
- Chà xát theo hình vòng tròn, trong phạm vi nhỏ.
- Luôn bắt đầu từ chân và di chuyển dần dần về phía tim, sau đó thực hiện từ cổ xuống thắt lưng.
- Sau khi chà xát bàn chân, bạn di chuyển lên bắp chân, đùi, bụng, lưng và cánh tay. Bạn hãy nhẹ tay hơn với vùng da mỏng và nhạy
cảm ở ngực và vùng bikini. Không được chà xát trên vùng da viêm, loét, cháy nắng.
- Sau đó, bạn cần tắm lại với nước để loại bỏ tế bào chết trên da.
Mẹo nhỏ: Khi tắm, bạn nên luân phiên nước nóng và lạnh nhằm kích thích tuần hoàn máu, giúp máu về nuôi da tốt hơn. Thay đổi nhiệt độ nước từ từ. Cuối cùng, hãy thoa kem hoặc dầu dưỡng ẩm cho cơ thể.
Cách khác để tẩy tế bào chết không cần dùng mỹ phẩm
Bạn có thể mua miếng xơ mướp, bọt biển hoặc găng tay tắm. Cho một chút sữa tắm ra tay, tao bọt và thoa lên cơ thể rồi nhẹ nhàng dùng xơ mướp, bọt biển hoặc găng tay tắm chà xát lên cơ thể. Với khu vực khó với tới như lưng, bạn dùng đến bàn chải cán dài. Đừng quên thoa kem hoặc dầu dưỡng ẩm cho cơ thể sau khi tắm.
Các sản phẩm tẩy tế bào chết không cần dùng mỹ phẩm
CÁCH 2: Tẩy da chết với mỹ phẩm chuyên dụng cho cơ thể
Video đang HOT
- Mua một loại kem tẩy tế bào chết có chứa hạt, đường, muối hoặc bất cứ thành phần tẩy tế bào chết nào, tùy vào y thích của bạn. Chỉ cần trên nhãn sản phẩm có các từ “body scrub”, “cleansing body scrub”.
- Làm ướt cơ thể vài phút với nước ấm, chỉ ấm thôi, không dùng nước quá nóng nếu bạn không muốn da bị khô. Sau đó vặn nước lạnh để xối lại mọt lần nữa.
- Thoa kem tẩy tế bào chết dành cho cơ thể lên da ẩm theo chuyển động tròn rồi xả sạch.
- Cuối cùng, thoa kem hoặc dầu dưỡng dành cho cơ thể. Thực hiện việc tẩy da chết cho cơ thể mỗi 3-7 ngày.
CHÚ Ý: Nếu không bổ sung độ ẩm, làn da sau khi tẩy tế bào chết sẽ dễ bị khô cũng như không đủ nước và dưỡng chất để tái tạo tế bào da mới. Đừng quên bước quan trọng là thoa kem dưỡng ẩm nhé bạn.
Đừng quên thoa lotion dưỡng ẩm sau khi tẩy tế bào chết
Tẩy da chết cho da mặt
Đầu tiên, bạn hãy xác định loại da của mình để có cách tẩy da chết cho phù hợp vì mỗi loại da đều có cách thức và nhu cầu tẩy tế bào chết hoàn toàn khác nhau
Tẩy tế bào chết cho da nhạy cảm
Dùng một loại sữa rửa mặt dịu nhẹ dành cho da nhạy cảm. Loại da này rất dễ dị ứng với các loại scrub hoặc sản phẩm có chứa a-xít.
BƯỚC 1: Làm ướt mặt. Nhúng khăn lau mặt sạch vào nước ấm, vắt bớt nước và đắp lên mặt trong 1-2 phút để mở to lỗ chân lông.
BƯỚC 2: Cho sữa rửa mặt lên chiếc khăn mặt hoặc miếng bọt biển rửa mặt. Vò nhẹ để tạo bọt.
BƯỚC 3: Chà nhẹ khăn hoặc bọt biển rửa mặt trên mặt theo chuyển động hình tròn, bắt đầu từ mũi, di chuyển lên trán và cuối cùng là những phần còn lại trên mặt. Không nên thực hiện quá một phút để tránh làm khô da.
BƯỚC 4: Rửa mặt sạch với nước ấm và thấm khô bằng khăn sạch.
BƯỚC 5: Thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi vừa tẩy da chết. Tẩy tế bào chết có thể để lại những đốm đỏ trên da nhạy cảm và sẽ biến mất sau vài giờ. Nên thực hiện vào buổi tối để da hồi phục khi bạn ngủ. Nếu da quá khô, hãy thoa một lớp mỏng tinh dầu dưỡng ẩm trước khi tẩy da chết 5 phút.
TẨY TẾ BÀO CHẾT CHO DA THƯỜNG
CÁCH 1: Có hai từ phổ biến thường thấy trên sản phẩm tẩy tế bào chết: exfoliator và scrub. Exfoliator tác dụng mạnh và sâu hơn scrub nên chỉ dùng 1-2 lần/tuần. Riêng scrub, chúng tẩy tế bào chết nhờ những hạt nhỏ chứa trong sản phẩm. Chúng vừa tẩy da chết vừa có tác dụng làm mềm da nên có thể sử dụng hàng ngày. Bạn nên mua loại có đề nhãn “mild facial scrub”. Các bác sỹ da liễu thường khuyến khích dùng scrub có chứa hạt jojoba hoặc đường.
CÁCH 2: Cho sữa rửa mặt công thức dịu nhẹ ra tay, tạo bọt, thoa lên mặt và dùng bàn chải rửa mặt di chuyển theo hướng vòng tròn trên mặt trong 1 phút. Rửa sạch với nước và thấm khô.
TIẾP THEO: Sau khi rửa mặt sạch với hai cách trên, bạn đắp mặt nạ chứa glycolic lên da. Thành phần này có thể giúp bạn lấy đi tế bào da chết nhờ thành phần a-xít dịu nhẹ như alpha-hydroxy acid và beta-hydroxy. Số lượng sử dụng trong tuần tùy theo hướng dẫn trên sản phẩm.
Thoa kem dưỡng ẩm ngay sau đó để tránh bị khô, ửng đỏ và giúp tái tạo da.
TẨY TẾ BÀO CHẾT CHO DA BỆNH LÝ
CÁCH 1: Khi da bị mụn, bạn không nên tẩy tế bào chết bằng đường, muối hay những hạt thô. Nên thay bằng bột yến mạch. Pha bột yến mạch với nước ấm tạo thành hỗn hợp sền sệt rồi thoa lên da, chà nhẹ để lấy đi tế bào chết.
CÁCH 2: Tuy nhiên, da bị mụn thường dễ viêm nhiễm khiến tình trạng nặng thêm. Vì thế, khi muốn tẩy tế bào chết, bạn nên đặt hẹn ở những thẩm mỹ viện lớn có bác sỹ chuyên khoa da liễu. Tại đây, bác sỹ sẽ dựa trên tình trạng da để đưa ra cách tẩy da chết phù hợp nhất.
Có thể các bác sỹ sẽ sử dụng các máy móc, thiết bị để lấy đi tế bào da chết hoặc cho bạn dùng kem lột chuyên dụng có chứa các a-xít mạnh dùng trong liệu trình trị mụn. Đây là những loại nên dùng theo chỉ định, bạn không nên tự y sử dụng.
TẨY TẾ BÀO CHẾT CHO DA DẦU
BƯỚC 1: Da dầu cần tẩy tế bào chết hàng ngày để làm thông thoáng lỗ chân lông. Hãy chọn loại “facial scrub” hoặc “daily scrub” trên nhãn. Hoặc dùng miếng rửa mặt facial buffer.
BƯỚC 2: Dùng toner hoặc lotion có chứa a-xít glycolic như Serum Vegetal Radiance Lotion của Yves Rocher.
BƯỚC 3: Thoa kem dưỡng ẩm và kem chống nắng cho da.
Hỗn hợp tẩy tế bào da chết homemade
Đơn giản, dễ làm với nguyên vật liệu lấy từ căn bếp. Đừng quên thoa dưỡng ẩm sau đó!
Muối & chanh
Bạn sở hữu làn da siêu nhờn? Hãy áp dụng một tuần một lần công thức sau: Trộn muối với nước cốt chanh, thoa lên mặt rồi nhẹ nhàng massage. Nước cốt chanh sẽ lấy đi dầu thừa trong khi muối sẽ lấy đi tế bào da chết.
DẦU DỪA & ĐƯỜNG
Trộn một thìa dầu dừa với ba thìa đường. Nếu dầu dừa bị đông đặc, bạn hãy bỏ vào lò vi ba trong 20 giây. Trộn đều hai thành phần này lại và massage mặt. Không áp dụng với da mụn vì các loại dầu đều có thể gây bít lỗ chân lông.
DỨA VÀ ĐU ĐỦ
Ép một miếng dứa và một miếng đu đủ lấy nước, trộn đều trong một chiếc tô. Cho thêm bột yến mạch và một thìa cà-phê mật ong. Trộn đều. Làm ướt mặt với nước ấm. Dùng hỗn hợp trên massage theo đường tròn trên mặt. Rửa mặt sau 5 phút.
Các loại mỹ phẩm tẩy tế bào chết
Xét về mặt thành phần, có ba loại kem tẩy tế bào chết căn bản: scrub, hóa học và enzyme. Chúng khác nhau như thế nào?
Scrub: Thường chứa nhiều hạt nhỏ và chúng sẽ lấy đi tế bào chết khi bạn chà xát nhẹ những hạt này trên mặt. Chúng có thể chứa những hạt lớn (đường, muối) đến những hạt mịn hơn. Sản phẩm này phù hợp với người có làn da dầu.
Tẩy da chết từ a-xít trái cây: Tẩy tế bào chết hóa học có chứa a-xít alpha-hydro (AHA) từ trái cây. Chúng phân hủy tế bào chết mà không phải chà xát. Chúng hoạt động sâu hơn chứ không chỉ trên bề mặt như scrub. Vì vậy không nên dùng hàng ngày mà chỉ 1-2 lần/tuần.
Enzyme: Những sản phẩm này giúp phân hủy các tế bào chết nên phù hợp với những ai sở hữu làn da nhạy cảm. Bạn hãy tìm các loại kem tẩy tế bào chết có thành phần đu đủ hoặc dứa.
Theo tapchilamdep
Sản phẩm làm đẹp cho lứa tuổi 30
Bạn có chọn đúng sản phẩm làm đẹp phù hợp với lứa tuổi của mình hay không?
Tất cả các sản phẩm làm đẹp có trên thị trường đều nhằm phục vụ lợi ích làm đẹp của bạn nhưng không phải sản phẩm nào cũng hợp với tất cả mọi người. Bạn nên chọn sản phẩm phù hợp với làn da hay chất tóc và độ tuổi của mình. Bởi ở mỗi độ tuổi, sức khỏe của da, tóc đã có những sự thay đổi khác nhau.
Ở tuổi 30 đa phần chị em đều thực hiện các thiên chức và nghĩa vụ như đã kết hôn, làm mẹ, công việc cơ quan... nên ít nhiều đều chịu những áp lực và căng thẳng của cuộc sống đem đến. Khuôn mặt bạn lúc này có thể mang dấu vết của việc thiếu ngủ, một vài nếp nhăn bắt đầu xuất hiện.... Vì thế bạn cần chọn cho mình sản phẩm chăm sóc cho da và tóc phù hợp.
Dưới đây là một vài gợi ý cho bạn:
Rất nhiều không có thói quen sử dụng sản phẩm dưỡng tóc mỗi khi gội đầu. Bạn có biết rằng khi bạn 16 tuổi, da đầu bạn sản xuất rất nhiều dầu giúp làm tóc mềm mại. Nhưng ở độ tuổi 30, lượng dầu này giảm sút rõ rệt, tóc bạn mỏng hơn và không được suôn mượt như trước, kém đàn hôì dễ gãy. Do đó bạn nên sử dụng dầu dưỡng tóc mỗi khi gội đầu để đảm bảo tóc bạn được chăm sóc đúng cách và suôn mượt như trước.
Các sản phẩm như sữa tắm, kem dưỡng và kem chống nắng có thể giúp giữ cho làn da bạn đẹp như khi bạn còn trẻ nhưng thực chất những gì bạn dùng cho da bây giờ sẽ có tác dụng nhiều trong tương lai. Vì thế bạn có thể dùng sản phẩm tẩy da chết mỗi ngày với các sản phẩm như The Progressive hoặc Neutrogena. Để ngăn chặn tác động của ánh nắng mặt trời, bạn có thể dùng huyết thanh chống oxy hóa và chống nắng hoặc một sản phẩm có cả hai công dụng trên như Beauty Antioxidant Day Crème Broad Spectrum SPF 20.
Neutrogena giúp làm giảm nếp nhăn và vết thâm nám
Chất chống lão hóa của Estée Lauder giúp làm giảm rõ rết các dấu hiệu lão hóa da như nếp nhăn, quầng thâm, da khô; thúc đẩy quá trình phục hồi da tự nhiên trong giấc ngủ.
Beauty Antioxidant Day Crème Broad Spectrum SPF 20
Tuổi 30, dấu hiệu căng thẳng và thiếu ngủ thể hiện ở quầng thâm trên mắt cùng những đốm nám da. Lựa chọn tốt nhất là bạn nên tìm loại kem che khuyết điểm để có thể che đi vết thâm quầng, nết nám hay những phần da không đồng đều. Sản phẩm Bobbi Brown Creamy Concealer Kit là lựa chọn thích hợp của bạn.
Bobbi Brown Creamy Concealer Kit làm da trắng sáng tự nhiên
Bạn cũng có thể thử Chanel Les Beiges Healthy Glow Fluid hay Olay Total Effects Pore Minimizing CC Cream, với tác dụng như một loại kem có tác dụng dưỡng da và trang điểm.
Chanel Les Beiges Healthy Glow Fluid
Olay Total Effects Pore Minimizing CC Cream
Để việc chăm sóc da thực sự có hiệu quả, bạn nên chọn sản phẩm rửa mặt phù hợp để lỗ chân lông của bạn được thông thoáng, các chất bụi bẩn và tế bào da chết được loại bỏ, làn da sẽ trắng sáng. Vì thế, mỗi tuần bạn nên sử dụng sản phẩm Biore Pore Deep Cleaning Strips ở phần mũi, cằm, trán. Hoặc bạn sử dụng mặt nạ GlamGlow PowerMud giúp lấy đi hết những chất bẩn tận sâu trong lỗ chân lông.
Biore Pore Deep Cleaning Strips
GlamGlow PowerMud
Theo tapchilamdep
Cách chăm sóc da sau khi xăm Xăm hình là cách thể hiện cá tính, là cách để một số người ghi nhớ một số ngày quan trọng hay sự kiện đáng nhớ trong cuộc đời của họ. Để hình xăm đẹp tránh những tổn thương trên da do xăm hình mang lại thì chúng ta cần chăm sóc da một cách kỹ lưỡng, sau đây là một số cách...