Tập yoga tốt thì ai cũng biết nhưng tại sao người khỏe, người phải đi bác sĩ?
Phong trào tập yoga càng ngày càng nhiều người tập từ văn phòng tới gia đình, khu dân phố, nhiều người tranh thủ tập yoga cho dẻo gân cốt.
Đau lưng dữ dội sau tập yoga
Gần đây chị Nguyễn Minh Yến – 31 tuổi, Đống Đa, Hà Nội thường xuyên bị đau cổ vai gáy do công việc văn phòng ít được vận động. Chị Yến cùng vài đồng nghiệp cùng rủ nhau mua thảm tập yoga buổi trưa ngay tại văn phòng. Cả nhóm 5,6 người thuê một huấn luyện viên về hướng dẫn.
Vì mới tập nên chị Yến cũng gặp phải nhiều khó khăn, đau các vùng cơ nhưng được trấn an do mới tập 1,2 tuần sẽ hết. Tuy nhiên, mới tập được hơn 2 tuần, chị Yến bị đau lưng dữ dội. Lưng đau tới mức chị còn không muốn đứng ngồi, chỉ thích nằm cho giãn lưng. Chị Minh đi khám, bác sĩ cho chụp Xquang nhưng không thấy bất thường của cột sống.
Kiểm tra kỹ bác sĩ chẩn đoán chị Yến bị đau lưng cấp do giãn dây chằng. Nguyên nhân là do chấn thương khi tập yoga.
Nguyên nhân do tư thế cúi – ngửa tối đa làm các dây chằng dọc đốt sống và các cơ cạnh sống lưng bị căng giãn quá mức. Bác sĩ yêu cầu bệnh nhân phải uống kháng viêm, kháng sinh và nằm yên nghỉ ngơi 1 tuần. Chị Yến cho biết niềm vui từ yoga chưa được hưởng đã phải ngồi một chỗ vì chấn thương.
Chị Đào Thị Hằng – Mỹ Đình, Hà Nội cũng bị trượt đốt sống vì tập yoga. Chị Hằng kể chị bị đau lưng do lồi đĩa đệm. Bác sĩ khuyến cáo nên tập nhiều. Chị Hằng về nhà đăng ký 1 lớp học yoga online được giáo viên chỉnh qua online. Sau một thời gian tập yoga, chị Hằng thấy đau lưng hơn nhất là vùng thắt lưng khiến việc đứng lên cũng khó khăn. Khi đi khám chị chụp MRI, bác sĩ cho biết chị bị trượt đốt sông lưng do tập yoga không đúng cách.
Suốt thời gian sau đó chị Hằng phải điều trị vật lý trị liệu bệnh để bớt đau và bắt đầu lại cuộc sống bình thường. Bác sĩ cho biết tình trạng này nếu không vật lý trị liệu thì sẽ ngày càng nặng hơn.
Nhiều người khi có dấu hiệu đau lưng, đau mỏi xương khớp không đến bệnh viện kiểm tra nguyên nhân mà nghĩ rằng yoga sẽ giúp họ giải quyết được vấn đề này và kết quả là sau thời gian tập thì bệnh nặng hơn, càng tập càng đau.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Tiến sĩ, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh (Giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp – Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. HCM) cho biết thực tế ghi nhận nhiều trường hợp chấn thương do tập yoga đa số là dân văn phòng.
Theo bác sĩ, do mọi người thường bị mắc các chứng đau vổ vai gáy nên họ nghĩ rằng tập yoga sẽ tốt cho các triệu chứng trên nhưng tập không đúng cách dẫn tới chấn thương nặng hơn phải vào viện.
Đặc biệt là tình trạng nở rộ các trung tâm yoga, các giáo viên hướng dẫn cũng khó biết rõ về chất lượng chuyên môn, hầu hết là qua giới thiệu truyền tai nhau, dẫn đến tập yoga thay vì tốt lại trở thành hại sức khỏe.
Các chấn thương sau tập yoga hay gặp phải đó là thoái hóa cột sống, hội chứng ống cổ tay, u hoạt dịch ở cổ tay, bong gân háng, gối, cổ tay…Vì vậy bác sĩ Nam Anh khuyến cáo nếu đang có bất kỳ bệnh hay chấn thương nên tham khảo các bác sĩ trước khi tham gia tập yoga.
Cách tránh chấn thương
HLV Trần Lan Anh – Giám khảo của Liên đoàn Yoga Châu Á cho biết yoga đang là một trong những giải pháp khoa học giúp bảo vệ sức khỏe ở nhiều độ tuổi khác nhau. Nếu người tập không tập đúng cách, không tuân theo hướng dẫn của huấn luyện viên thì sẽ gặp rất nhiều chấn thương. Chị Lan Anh chia sẻ có nhiều người tập sai tư thế, tập theo hướng dẫn trên mạng nên không mang lại hiệu quả mà chủ yếu là chấn thương.
Để tránh chấn thương khi tập yoga, chị Lan Anh hướng dẫn trước khi tập luyện chị em cần có các động tác khởi động, làm nóng cơ thể, giãn cơ để thích hợp với các bài tập. Cần biết rõ vùng tác động của bài tập như thế nào để tránh các chấn thương khi tập bài tập đó.
Nhiều chị em đi tập thường vội vàng muốn giảm cân, muốn hiệu quả nhanh nên tập quá gắng sức, HLV Lan Anh cho biết khi tập cần theo đúng giáo trình, tâm trạng tập phải luôn thoải mái.
Bỗng nhiên nặng mình, hay ngủ ngày, thức khuya, ăn không ngon miệng cần dùng ngay 4 vị thuốc đơn giản nhưng hiệu quả này
Thời tiết đang chuyển mùa, mưa nắng thay đổi thất thường nên nhiều người tự dưng sẽ thấy mệt mỏi, nặng mình, ăn uống kém, ngủ kém, lười làm, đau đầu... Cần dùng ngay 4 vị thuốc sau để sớm khỏi bệnh.
Ảnh minh họa
Bỗng nhiên thấy trong người nặng mình, ăn uống không ngon miệng, tiêu hóa kém, ngủ không ngon hoặc không sâu giấc, hoặc có thể sẽ thích nằm, thích ngủ, lười dậy làm vì luôn cảm thấy đuối sức, mệt mỏi, kém tập trung, đau mỏi người, đau lưng, đau cổ vai gáy, đau đầu... là những triệu chứng của người có bệnh thấp.
Bệnh thấp theo Đông y là thấp trệ ngăn trở ở bên trong, làm cho khí cơ không được thư sướng, khí huyết thăng giáng kém, khí dương không đưa lên trên được, nhất là khi nằm rồi tỉnh dậy thấy người nặng nề như có vật đè nặng, ngại việc, sợ việc, nhác hoạt động...
Nguyên nhân sâu xa do tỳ hư thấp trệ, thường bắt nguồn từ chứng thận dương hư. Bệnh phần nhiều do tà khí hàn thấp từ phủ tạng sinh ra, hoặc do cảm nhiễm từ bên ngoài, làm tổn thương cả ba tạng: phế, tỳ, thận. Nhưng bệnh thường tích tụ ở tạng tỳ.
Người mắc bệnh thường thấy biểu hiện bụng đầy khó chịu, đau âm ỉ, ăn uống kém, hoặc chán ăn, miệng đầy nhớt, hay buồn nôn, tay chân rã rời, người luôn mệt mỏi, nặng mình, yếu ớt, hơi tí là mệt, ăn ngủ kém, ngủ không sâu giấc, hay mộng mị, sắc mặt vàng bủng... nếu để lâu ngày không chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới tay chân phù...
Nguyên nhân bệnh thấp sinh ra do thói quen ăn uống nhiều thức ăn sống lạnh, làm tỳ vị bất hòa, tỳ khí hư suy mất chức năng kiện vận, thủy thấp không hóa được, tụ lại thành đờm, ẩm nhập vào phế mà sinh bệnh...
Cách điều trị
Y học cổ truyền chữa trị cơ bản là kiện tỳ vị, táo thấp, hành khí đạo trệ... trong đó có bài thuốc cổ phương "Bình Vị Tán", rất đơn giản nhưng nổi tiếng hiệu quả. Các bệnh viện y học cổ truyền đều có bào chế thuốc này cho bệnh nhân. Cần đến các bệnh viện thăm khám chẩn bệnh trước. Bài thuốc này cũng không khó làm vì chỉ gồm 4 vị thuốc chính, những người ở xa bệnh viện có thể làm như sau:
- Thương truật sao 12g
- Cam thảo sao 6g
- Hậu phác sao10g
- Trần bì sao 8g
Có thể gia giảm thêm táo đỏ 6g, gừng tươi 4g để tăng hiệu quả của bài thuốc.
Cách dùng
Sắc các vị thuốc trên rồi chia đều sử dụng 3 lần trong ngày, hoặc sao khô, tán bột dùng dần.
Phân tích bài thuốc
Vị thương truật để táo thấp, kiện tỳ làm chủ dược.
Vị hậu phác để táo thấp trừ chướng mãn.
Vị trần bì để lý khí hóa trệ, trừ đàm thấp là các thuốc phụ trợ chính.
Cam thảo, gừng táo để hòa trung, điều hòa tì vị...
Đây là phương tễ kiện tỳ, táo thấp, hóa đàm. Cổ nhân thường nói, nếu phương thuốc gồm các vị tân, táo, khổ thì có thể tiêu thực, tán đàm thấp. Vì vậy bệnh có trệ, có thấp, có tích đều dùng được hiệu quả, bao gồm các bệnh nhân có bệnh đường tiêu hóa, tỳ vị kém, nặng mình, mệt mỏi... như các triệu chứng trên đã nói.
Có lưu ý là bài thuốc vị đắng cay, ôn táo nhưng dễ tổn thương tân dịch, âm huyết. Vì vậy cần có chỉ định của bác sĩ mới được dùng, nhất là phụ nữ có thai.
Cai nghiện bằng thiền, yoga Cơ sở xã hội Nhị Xuân (huyện Hóc Môn, TPHCM) đang quản lý, chăm sóc 1.800 học viên là người nghiện ma túy không nơi cư trú ổn định và 350 học viên đến cai nghiện tự nguyện. Trong thời gian qua, cơ sở đã xây dựng mô hình cai nghiện thân thiện, bằng cách tiên phong ứng dụng thiền, yoga, âm nhạc......