Tập thể dục khi mang thai có thể làm giảm tình trạng béo phì ở trẻ
Hình thành thói quen tập thể dục không chỉ giúp mẹ bầu khỏe mạnh mà còn giúp thai nhi khỏe mạnh. Tập thể dục khi mang thai không chỉ giúp bà bầu tránh bị béo phì mà còn giảm tình trạng béo phì diễn ra ở trẻ sơ sinh.
Các nhà khoa học đã đưa ra khuyến cáo rằng khi chuẩn bị thế lực tốt cho con cái trong tương lai thì bà bầu cần tập thể dục. Lựa chọn các bài tập thể dục phù hợp với sức khỏe, tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé để áp dụng giúp mẹ khỏe, con khỏe.
1. Tập thể dục khi mang thai đem lại lợi ích gì cho mẹ bầu?
Tập thể dục khi mang thai thật sự đã được chứng minh đem lại nhiều lợi ích dành cho mẹ và bé. Dù quá trình mang thai đối với mẹ bầu là hành động bà bầu cần thời gian để nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng.
Thậm chí nhiều trường hợp cho rằng phụ nữ mang thai sẽ yếu ớt hơn, do đó phụ nữ khi mang thai thường lười vận động thể dục hơn so với phụ nữ bình thường.
Tuy nhiên, tập thể dục khi mang thai đem lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe như:
Video đang HOT
- Giúp phụ nữ mang thai thư thái, dễ chịu, giảm tình trạng căng thẳng khi mang thai, trầm cảm,…
- Giúp cơ thể phụ nữ mang thai dẻo dai, có thể lực ổn định, sung sức hơn.
- Chăm sóc cơ bắp giúp phụ nữ mang thai giữ thăng bằng tốt.
Tập thể dục khi mang thai giúp bà bầu giữ thăng bằng tốt – Ảnh Internet
- Hiểu cơ thể, chăm sóc cơ thể tốt hơn để mẹ và con khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.
2. Tập thể dục khi mang thai đem lại lợi ích gì cho trẻ?
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng việc tập thể dục khi mang thai có thể kích thích sản xuất mô mỡ nâu ở thai nhi và đang phát triển. Điều này khác với lượng mỡ trắng gây tăng cân ở mẹ và tăng cân ở trẻ.
Trong khi đó lượng mô mỡ nâu ở trong cơ thể thai nhi lúc này giúp đốt cháy calo, giúp trẻ kiểm soát cân nặng và giúp em bé phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm trước khi chào đời.
Thử nghiệm tập thể dục trên chuột mang thai cho kết quả những con chuột sức khỏe về thể chất, tham gia hoạt động thể dục khi đang mang thai cho thấy tỷ lệ mỡ nâu so với trọng lượng cơ thể và mỡ trắng bị đốt cháy nhanh hơn so với nhóm chuột mang thai kiểm soát không hoạt động.
Tập thể dục khi mang thai giúp giảm nguy cơ béo phì ở trẻ – Ảnh Internet
Chính vì thế quá trình vận động này giúp ngăn ngừa tình trạng béo phì ở chuột con, giúp cải thiện sự trao đổi chất ở chuột con khiến chuột con khỏe mạnh.
Theo đó, các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc tập thể dục ở phụ nữ thừa cân khi mang thai giúp bảo vệ, chống lại rối loạn chức năng trao đổi chất và béo phì ở trẻ nhỏ. Các dữ liệu này cho thấy điểm tích cực rằng những lợi ích này đều có thể lan rộng sang con cái của người phụ nữ có sức khỏe và thể lực tốt hơn so với những phụ nữ không vận động, không tập thể dục khi mang thai.
Hiện nay, thói quen tập thể dục khi mang thai diễn ra không quá phổ biến. Do đó, tỷ lệ béo phì ở trẻ nhỏ có sự gia tăng ở các bà mẹ có chỉ số khối cơ thể khác nhau. Dù các nhà khoa học cho biết họ hi vọng kết quả tốt này có thể dễ dàng thuyết phục phụ nữ mang thai có lối sống lành mạnh hơn, tích cực vận động hơn để bảo vệ sức khỏe của mẹ và con nhỏ trong suốt quá trình mang thai và sau khi sinh.
Béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Những người béo phì sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Một nghiên cứu vào tháng 4-2020 được công bố trên tạp chí Diabetologia cho biết, béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, theo The Health Site.
Những người béo phì sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ảnh: Internet
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu hơn 4.700 người mắc bệnh tiểu đường loại 2 và hơn 5.400 người không mắc bệnh. Thời gian theo dõi nghiên cứu là 14,7 năm.
Từ nghiên cứu các chuyên gia đánh giá, những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 5 lần so với những người có trọng lượng cơ thể cân đối.
Ở những người béo phì, khả năng tổng hợp insulin của tuyến tụy giảm, nên kéo theo khả năng chuyển hóa glucose sẽ giảm theo. Từ đó khiến cho người thừa cân, béo phì có nguy cơ cao dư lượng đường trong máu.
Để ngăn ngừa bệnh tiểu đường cần kiểm soát cân nặng để kiểm soát lượng đường trong máu. Duy trì cân nặng bằng cách ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên. Ngoài ra, cần hạn chế chất béo chuyển hóa và thực phẩm chế biến. Tăng cường rau quả, thực phẩm nhiều chất xơ, theo The Health Site.
Khi cơ thể có 1 trong 8 triệu chứng này, hãy tìm cách kiểm soát cân nặng ngay trước khi để ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe Trong cuộc đời phụ nữ, có những thời điểm dễ bị tăng cân vì trải qua giai đoạn sinh lí tự nhiên, tuy nhiên, đôi khi chúng ta không hề nhận ra được sự thay đổi trong cân nặng của chính mình... Tăng cân nhanh là một trong những nỗi sợ muôn thuở của chị em phụ nữ. Một thân hình nặng nề...