Tập tạ giúp giảm mỡ xấu xung quanh tim
Khi tập thể dục, bắt đầu ăn uống lành mạnh hơn và giảm vài cân, bạn có thể giảm được mỡ ở vùng bụng, nhưng có một loại giảm mỡ khác cũng quan trọng không kém – đó là giảm mỡ xung quanh tim.
Kết hợp tập tạ với chạy có thể là một mũi tên mạnh trúng hai đích.
Một nghiên cứu mới được công bố trên JAMA Cardiology gợi ý rằng tập sức mạnh có thể là một trong những cách tốt nhất để làm điều đó.
Đầu tiên, hãy điểm lại về giải phẫu: Bạn có hai loại mô mỡ chính của tim. Mô mỡ thượng tâm mạc (epicardial) bao quanh cơ tim và các động mạch vành. Mô mỡ ngoại tâm mạc (pericardial) nằm ngoài các mô thượng tâm mạc nói trên.
Mặc dù sát gần nhau, mỗi loại mô có các đặc tính khác nhau. Ví dụ, loại thượng tâm mạc có chung nguồn cung cấp máu với tim. Ngoại tâm mạc được tăng cường máu từ các mạch máu khác.
Do tiếp xúc trực tiếp với tim và có chung nguồn cung cấp máu, mô mỡ thượng tâm mạc liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Người ta còn ít biết về những nguy cơ liên quan đến mỡ ngoại tâm mạc, vì nó không tiếp xúc trực tiếp với tim, nhưng các chuyên gia tin rằng nó có thể ảnh hưởng đến chức năng mạch vành và tim theo cách gián tiếp hơn nhưng vẫn có ý nghĩa.
Điều này đưa chúng ta trở lại với nghiên cứu mới.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu ở Đan Mạch đã thực hiện một thử nghiệm lâm sàng ngẫu hóa với 50 người bị béo bụng, để tìm hiểu xem liệu cả tập sức bền và tập kháng lực có ảnh hưởng đến mô mỡ thượng tâm mạc và ngoại tâm mạc hay không.
Những người tham gia được chia thành ba nhóm: tập cường độ cao ngắt quãng (HIIT) 3 lần/tuần, tập kháng lực /sức mạnh 3 lần/tuần hoặc không tập. Chương trình diễn ra trong 12 tuần.
Cả hai nhóm tập thể dục đều có VO2 max tốt hơn, trong khi chỉ có nhóm tập kháng lực tăng sức mạnh. Những người trong nhóm tập sức bền và kháng lực cũng giảm đáng kể mô mỡ thượng tâm mạc lần lượt là 32% và 24%.
Còn đối với mỡ ngoại tâm mscj? Tập sức bền không có tác dụng gì đối với nó, nhưng tập kháng lực thì có: Những người tham gia trong nhóm đã giảm được 32% loại mỡ này ở tim.
Tuy các phát hiện đáng phấn khởi, thì còn quá sớm để biến nghiên cứu này thành các hướng dẫn lâm sàng cụ thể, theo tác giả nghiên cứu chính, TS. Regitse Hjgaard Christensen, Bệnh viện Đại học Copenhagen.
Nhưng, nghiên cứu này rất đáng quan tâm vì nó cung cấp bằng chứng mới cho thấy các loại bài tập khác nhau có thể ảnh hưởng đến mô mỡ tim theo những cách khác nhau, đặc biệt là không đi kèm với bất kỳ thay đổi nào về chế độ ăn.
Việc giảm cả hai loại mỡ tim được thấy khi tập luyện kháng lực chứ không phải khi tập sức bền là một bất ngờ.
Một lý do có thể là tập kháng lực kích thích khối cơ nhiều hơn và tăng chuyển hóa cơ bản, hay số calo cần thiết để giữ cho cơ thể hoạt động khi nghỉ ngơi. Và cơ nhiều hơn có nghĩa là đốt cháy nhiều calo hơn trong một thời gian dài sau khi tập. Có thể điều này hoạt động như một chiếc chảo làm tam mỡ ở tim được đặt trên lửa nhỏ.
Tuy nhiên, chiến lược tốt nhất là kết hợp cả hai ở một mức độ nào đó trên cơ sở nhất quán – một mặt, tập sức bền cho thấy sự gia tăng nhiều hơn đáng kể trong giảm mỡ thượng tâm mạc, nhưng tập kháng lực, giảm cả hai loại mỡ, cũng tăng sức mạnh.
Thông điệp ở đây là mọi người nên có động lực để tham gia vào bất kỳ loại hình tập thể dục nào như một biện pháp phòng ngừa, vì mô mỡ tim là một yếu tố nguy cơ tim mạch mới được phát hiện.
Cẩm Tú
Theo RW/Dân trí
Liệu pháp tế bào gốc cũng có thể gây nguy hiểm
Các nhà nghiên cứu mới đây cho biết tế bào gốc cũng có nguy cơ gây nguy hiểm khi được tiêm như một liệu pháp vì chúng có thể mất kiểm soát và trở thành các tế bào rogue, thậm chí các tế bào ung thư.
Khi các tế bào gốc được phát hiện lần đầu tiên cách đây 30 năm, đã có một số dự đoán rằng việc sử dụng chúng sẽ trở thành một cuộc cách mạng hóa về chăm sóc sức khỏe. Nhưng những nguy hiểm tiềm ẩn của các tế bào gốc này cũng xuất hiện nhanh chóng. Một số nghiên cứu sớm nhất vào cuối thập kỷ 90 liên quan đến cấy ghép tế bào gốc bào thai vào não bộ của bệnh nhân Parkinson.
Người phát ngôn của Hiệp hội Bệnh Parkinson chia sẻ: "Một số người đã khỏe hơn, tệ hơn, và một số không hề thay đổi. Tồi tệ hơn, ở một số người các tế bào được cấy ghép của họ đã mất kiểm soát, tăng nguy cơ ung thư".
Khi các nhà khoa học tiếp tục những nỗ lực để biến công nghệ tế bào gốc thành phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn, các vấn đề vẫn tiếp tục nảy sinh.
Ngay cả một trong những ứng dụng hứa hẹn nhất là điều trị suy tim, nghiên cứu cũng cho thấy các tế bào gốc có thể gây hại nhiều hơn lợi.
Tháng 6 vừa qua, một nhà tim học hàng đầu của Israel, giáo sư Jonathan Leor, thuộc Đại học Tel Aviv, đã cảnh báo rằng ở bệnh nhân suy tim, các tế bào gốc không chỉ không có hiệu quả, mà còn có thể làm trầm trọng thêm bệnh tình.
Tế bào gốc cũng xuất hiện trong phẫu thuật thẩm mỹ nhưng những loại tế bào gốc này không được phân loại là "điều trị y tế" và có thể thấy phương pháp làm đẹp bằng tế bào gốc cũng tiềm ẩn nguy cơ rõ ràng.
Cách đây 5 năm, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ người Mỹ Allen Wu đã báo cáo trường hợp gây sốc của một phụ nữ 60 tuổi đã không thể mở được mắt sau khi tiến hành tiêm tế bào gốc được lấy từ mỡ bụng và tiêm vào da quanh mắt. Người phụ nữ này đã phải trả 20.000 đô la để thực hiện cuộc phẫu thuật thẩm mỹ. Tuy nhiên, thay vì phát triển thành những mô mới, những tế bào gốc này lại biến đổi thành xương. Các bác sĩ đã phải mất 6 giời để phẫu thuật loại bỏ khối xương nhỏ từ mí mắt và mô xung quanh của người phụ nữ này.
Huy Hoang
Theo: dailymail/vietQ
Vitamin D có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường Công trình nghiên cứu mới của các nhà khoa học Canada khẳng định bổ sung vitamin D liều cao có tác dụng cải thiện hiệu quả insulin, tăng cường chuyển hóa glucose giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tiểu đường. Bổ sung vitamin D có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường bằng cách cải thiện hiệu quả insulin - Ảnh:...