Tập huấn giáo viên theo chương trình mới bằng trực tuyến
Bộ GD-ĐT đã triển khai chương trình tập huấn và bồi dưỡng cho giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông xoay quanh chương trình phổ thông mới và những thay đổi liên quan kiểm tra, đánh giá học sinh.
Giáo viên tham gia các chương trình tập huấn – ĐÀO NGỌC THẠCH
Theo chương trình tập huấn, mỗi giáo viên tiểu học, THCS, THPT và cán bộ quản lý được cấp một tài khoản cố định riêng để tập huấn. Người được tập huấn truy cập vào địa chỉ taphuan.csdl.edu.vn của Bộ GD-ĐT, sau đó đăng ký môn học theo chuyên môn của mình để tham gia bồi dưỡng đại trà. Có 9 mô đun cho 19 môn học của giáo viên phổ thông
Sự đổi mới về hình thức tập huấn lần này có nhiều lợi thế, tích cực. Người được bồi dưỡng trực tuyến nên không phải mất thời gian đi lại, tốn kém đồng thời phát huy thêm kỹ năng và ý thức cho giáo viên về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Hơn nữa, tính hiệu quả rất cao do chương trình thiết kế rất chặt chẽ, khoa học.
Bắt buộc người học phải học đủ, học hết, đạt được kết quả tối thiểu khi khảo sát, làm được bài tập ứng dụng sau khi chấm mới được công nhận, và mới được chuyển sang học phần tiếp theo.
Tuy nhiên, chỉ mới học mô đun 1, nhiều giáo viên đã phản ảnh chương trình tập huấn khá nặng, bị hối thúc gấp rút. Trong khi đó cũng có nhiều bài làm của giáo viên bị “treo” quá lâu khi chờ chấm.
Video đang HOT
Mong muốn của nhiều giáo viên là được giảm nhẹ những phần không cần thiết, ít bị áp lực về thời gian hơn vì còn lo việc giảng dạy. Bộ phận chấm bài của giáo viên cần kịp thời để giáo viên còn chỉnh sửa…
Đổi mới giáo dục: Quá trình lâu dài nhưng kết quả bước đầu có nhiều nỗ lực
Quá trình đổi mới giáo dục đã làm được rất nhiều việc, như đưa ra những quy định về chuẩn đội ngũ, từ giáo viên đến cán bộ quản lý giáo dục, đổi mới thi cử, đánh giá học sinh, đổi mới chương trình và SGK...
Trong khuôn khổ phiên họp toàn thể lần thứ 14 của Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng (VHGDTNTN&NĐ) Quốc hội, Ủy ban đã có buổi làm việc với Bộ GD&ĐT về kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13, Nghị quyết số 51/2017/QH14 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2015-2020. Thời gian qua, toàn ngành giáo dục đã rất nỗ lực để triển khai có hiệu quả đổi mới.
Lựa chọn sách giáo khoa đúng quy định
Dự thảo báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 về đổi mới chương trình SGK giáo dục phổ thông giai đoạn 2015-2020 của Ủy ban VHGDTNTN&NĐ cho thấy, việc tuyên truyền, quán triệt tinh thần Nghị quyết 88 đã được Bộ GD&ĐT và các địa phương chú trọng triển khai sớm với nhiều hình thức đa dạng, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của lãnh đạo cũng như sự đồng thuận của giáo viên, phụ huynh, học sinh trong quá trình triển khai thực hiện.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được ban hành tương đối đầy đủ, đã từng bước thể chế hóa các chủ trương, quan điểm lớn của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản GD&ĐT, tạo hành lang pháp lý cho thực hiện chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới.
Quy chế, quy trình biên soạn chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, chương trình các môn học và hoạt động giáo dục được ban hành theo Luật định, tương đối đầy đủ, khoa học. Lần đầu tiên trong lịch sử ngành giáo dục Việt Nam, Bộ GD&ĐT đã xây dựng và ban hành được chương trình giáo dục phổ thông hoàn chỉnh trước khi tổ chức biên soạn SGK.
Việc lựa chọn SGK cho năm học 2020-2021 được thực hiện theo đúng quy định của Nghị quyết 88, tạo tiền đề hướng dẫn việc lựa chọn SGK theo quy định của Luật Giáo dục 2019 trong những năm tới. Việc xã hội hóa biên soạn SGK bước đầu thành công đối với lớp 1, hiện nay các NXB đang hoàn thiện bản thảo đối với sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 để Bộ GD&ĐT tổ chức thẩm định, phê duyệt và sử dụng theo lộ trình.
Bên cạnh đó, công tác quản lý Nhà nước về giáo được tăng cường và đã có bước chuyển biến tích cực theo hướng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới cơ chế quản lý tài chính của ngành; tăng cường phân cấp quản lý giáo dục; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm của các cơ sở giáo dục.
Đầu tư cho giáo dục được ưu tiên, cơ sở vật chất nhà trường từng bước được cải thiện, nâng cấp theo hướng chuẩn hóa. Việc chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất được nhiều địa phương quan tâm đầu tư, theo các chuẩn quy định để bảo đảm điều kiện triển khai chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho biết: Hiện nay Bộ GD&ĐT đã chọn 5 bộ SGK mới để thay thế bộ SGK lớp 1 cũ. Tuy nhiên, qua khảo sát trực tiếp, nhiều giáo viên vẫn thích được dạy một bộ sách giáo khoa như trước. Điều này cho thấy, một bộ phận giáo viên vẫn "còn ngại đổi mới".
Còn đại biểu Tăng Thị Ngọc Mai cho rằng, vấn đề mấu chốt là phải làm cho mỗi giáo viên, cán bộ quản lý hiểu và nhận thức đúng, từ đó trở thành một tuyên truyền viên về đổi mới chương trình, SGK. Giai đoạn này vẫn là giai đoạn chuyển tiếp, việc hiểu chưa nhất quán nên tuyên truyền càng cần thực hiện đồng bộ.
Quá trình đổi mới giáo dục đã làm được rất nhiều việc, như đưa ra những quy định về chuẩn đội ngũ, từ giáo viên đến cán bộ quản lý giáo dục, đổi mới thi cử, đánh giá học sinh, đổi mới chương trình và SGK... (Ảnh: T.F)
Quá trình đổi mới đã đi đúng hướng
Theo Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTN&NĐ Phan Thanh Bình, công tác chỉ đạo của Chính phủ và triển khai của Bộ GD&ĐT về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết 88 cố gắng này đã đi đến kết quả tốt.
Đại biểu Chu Lê Chinh cho rằng, 3 kết quả nổi bật của ngành giáo dục trong năm học 2019-2020 phải kể đến: Trước tiên là việc toàn ngành đã thực hiện tốt nhiệm vụ kép vừa hoàn thành kế hoạch năm học, thực hiện tốt chủ trương "tạm dừng đến trường, không dừng việc học", vừa bảo đảm an toàn sức khỏe cho giáo viên, học sinh sinh viên. Tiếp theo là kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 được tổ chức thành công, an toàn. Và cuối cùng là việc chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai chương trình, SGK mới, được phụ huynh, học sinh đón nhận với tâm thế chủ động.
Đại biểu Tăng Thị Ngọc Mai đánh giá, trong nhiệm kỳ này, Bộ GD&ĐT đã làm được rất nhiều việc, một trong số đó là đưa ra những quy định về chuẩn đội ngũ, từ giáo viên đến cán bộ quản lý giáo dục.
Tạo động lực cho giáo viên bằng các cơ chế chính sách về tuyển dụng, sử dụng hợp lý, trong đó có thể tính đến việc xây dựng một đề án riêng về phát triển đội ngũ giáo viên nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng cho quá trình đổi mới; tiếp tục bố trí, sử dụng hợp lý các nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, đặc biệt là với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn; không thực hiện sáp nhập trường lớp theo cách cơ học, ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục... cũng là những vấn đề được các đại biều Quốc hội đề cập và kiến nghị tới Chính phủ, Bộ GD&ĐT.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, thời gian qua, toàn ngành đã rất nỗ lực để triển khai có hiệu quả Nghị quyết 88 và Nghị quyết 51 của Quốc hội. Theo Bộ trưởng, đổi mới giáo dục là một quá trình lâu dài, đặc biệt với một chủ trương lớn như Nghị quyết 88 thì qua 6 năm chưa thể có nhiều kết quả ngay.
Tuy nhiên, với những kết quả đạt được có thể thấy, ngành giáo dục đã đi đúng hướng, đúng tinh thần của Nghị quyết. Bộ GD&ĐT sẽ tiếp thu toàn bộ những nhận xét, đánh giá trong báo cáo và những góp ý của các đại biểu để có kế hoạch, chương trình hành động tiếp theo.
Gắn bồi dưỡng giáo viên với đổi mới chương trình, sách giáo khoa Đây là một trong những nội dung tại hướng dẫn mới đây của Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa về công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý các trường THCS và các đơn vị trực thuộc sở năm học 2020-2021. Quang cảnh một lớp bồi dưỡng cho giáo viên tại TP. Nha Trang. Theo đó, nội...