Tập đoàn ASG chuẩn bị niêm yết trên HOSE
Công ty cổ phần Tập đoàn ASG (ASG) có tên cũ là Công ty cổ phần Dịch vụ sân bay.
Ngày 20/7 vừa qua, Công ty cổ phần Tập đoàn ASG (ASG) – tên cũ là Công ty cổ phần Dịch vụ sân bay đã nhận được quyết định chấp thuận niêm yết cho hơn 63 triệu cổ phiếu từ Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE), với giá tham chiếu trong phiên giao dịch đầu tiên là 36.000 đồng/cổ phiếu.
Trong bản cáo bạch của ASG, giá tham chiếu của cổ phiếu được tính toán dựa trên 2 phương pháp so sánh P/E và P/B, lấy trung bình giá theo 2 phương pháp trên là 45.573 đồng/cổ phiếu.
Tuy nhiên, khi xét đến các diễn biến khó lường trên thị trường chứng khoán hiện nay, ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với ngành hàng không và nhu cầu của nhà đầu tư đối với các cổ phiếu trong ngành phục vụ hàng không, ASG quyết định mức giá tham chiếu dự kiến trong phiên giao dịch đầu tiên cần được chiết khấu thêm 20% là 36.000 đồng/cổ phiếu. Room cho nhà đầu tư nước ngoài tối đa là 49%.
Được thành lập vào ngày 15/10/2010, ASG có trụ sở tại Khu dịch vụ logistics, Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Báo cáo vốn đầu tư chủ sở hữu của ASG cho thấy, tại ngày 24/4/2020 vốn góp của chủ sở hữu là 630,45 tỷ đồng và thặng dư vốn cổ phần là 68 tỷ đồng.
ASG chỉ có hai cổ đông lớn là Công ty cổ phần Giao nhận và Kho vận Quốc tế (8,89%) và Công ty cổ phần Đầu tư và Tư vấn Long Thành (6,48%).
Phạm vi hoạt động của ASG trải dài trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, tập trung tại các sân bay quốc tế lớn và khu công nghiệp lớn của Việt Nam.
Trong cơ cấu doanh thu hợp nhất của Công ty năm 2018 và 2019, khoảng hơn 40% doanh thu đến từ hoạt động dịch vụ phục vụ hàng hóa hàng không và chủ yếu là dịch vụ cung cấp tại kho hàng không kéo dài.
Về dịch vụ này, ASG cho biết tổng công suất phục vụ khoảng 360 nghìn tấn – 540 nghìn tấn/năm.
Video đang HOT
Doanh thu thuần hợp nhất và lợi nhuận gộp hợp nhất 3 năm gần nhất của ASG.
Dịch vụ phục vụ hành khách hàng không của ASG, bao gồm dịch vụ tiện ích tại nhà ga và dịch vụ phục vụ mặt đất được thực hiện thông qua 2 công ty con là Công ty CIAS và Công ty AGS.
Trong đó, CIAS chuyên về các dịch vụ tiện ích tại nhà ga như: phòng khách hạng thương gia; đưa đón tổ bay/ hành khách đi sân bay; bán hàng quà tặng lưu niệm; ăn uống,… phục vụ hành khách trong nhà ga.
Còn AGS chuyên về các dịch vụ phục vụ mặt đất như checkin, kéo đẩy tàu bay, cân bằng trọng tải, chuyển chở hành khách trong sân đỗ, phục vụ hàng hóa,…
Với dịch vụ vận tải hàng hóa hàng không, ASG có đội xe gần 110 xe tải chuyên dụng theo tiêu chuẩn vận tải kho hàng không kéo dài với tải trọng chuyên chở từ 1,25 tấn đến 14 tấn. Công ty có hệ thống kho bãi bao gồm nhà kho, nhà văn phòng và khu vực phụ trợ
Một trong những khách hàng lớn đang làm việc với ASG là Công ty TNHH Samsung SDS GSCL Việt Nam với giá trị hợp đồng trên 360 tỷ đồng/năm.
Theo Báo cáo tài chính riêng kiểm toán năm 2019, công ty mẹ có mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 13,21% và 17,56%. Tuy nhiên, Báo cáo tài chính hợp nhất thì cho thấy lợi nhuận năm 2019 giảm 5,25%.
Về kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020, Ban lãnh đạo Công ty xây dựng kế hoạch doanh thu hợp nhất đạt 775 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 105 tỷ đồng, tương ứng giảm 12% và giảm 33% so với thực hiện năm 2019.
Kết quả kinh doanh quý I/2020 hợp nhất được kiểm toán của Công ty cho thấy, doanh thu thu thuần và lợi nhuận sau thuế là 197 tỷ đồng và 22,6 tỷ đồng, lần lượt đạt 25% và 21,5% kế hoạch năm.
Đối với năm 2021, lãnh đạo ASG đặt chỉ tiêu doanh thu đạt 1.062 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 135 tỷ đồng, tương ứng tăng 37% và 29% so với năm 2020.
Tuy nhiên, kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2021 vẫn thấp hơn so với thực hiện 156 tỷ đồng đạt được trong năm 2019, ban lãnh đạo ASG cho rằng trong thời gian ngắn nền kinh tế vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn.
Trong giai đoạn 2020-2021, cùng với định hướng mở rộng hoạt động kinh doanh và đa dạng hóa ngành nghề, ASG có kế hoạch sẽ tiến hành mở rộng đầu tư vào lĩnh vực vận chuyển, kho bãi.
Chứng khoán ngày 23/7: Nhắm cổ phiếu nào trong lúc thị trường lình xình?
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 23/7.
Mở vị thế mua HAH tại vùng giá 11.000 đồng/cp
CTCK Ngân hàng Đầu tư Phát triển (BSC) : HAH đã có một phiên bứt phá sau khi tạo ngưỡng hỗ trợ 10.000 đồng/cp.
Thanh khoản cổ phiếu đã vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng của cổ phiếu. Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều đang ủng hộ xu hướng tích cực này.
Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đã hình thành.
Như vậy, nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng giá 11.000 đồng/cp chốt lãi tại ngưỡng giá 13.000 đồng/cp và cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 10.000 đồng/cp.
Khuyến nghị phù hợp với PVD với giá 10.600 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Tổng CTCP Khoan và dịch vụ khoan dầu khí (PVD) đã công bố KQKD sơ bộ 6 tháng đầu năm 2020, với doanh thu đạt 3,2 nghìn tỷ đồng ( 66% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 85 tỷ đồng so với lợi nhuận ròng đạt 28 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2019.
KQKD này chủ yếu đến từ 1) giá thuê ngày giàn khoan tự nâng (JU) tăng 9% YoY; 2) hiệu suất hoạt động của giàn JU cải thiện đạt 89% trong 6 tháng đầu năm 2020 so với mức 86% trong 6 tháng đầu năm 2019; 3) lợi nhuận cao hơn từ mảng dịch vụ giếng khoan; và 4) đóng góp từ trung bình 2,4 giàn khoan cho thuê so với không có giàn khoan nào trong 6 tháng đầu năm 2019.
Doanh thu và LNST sau lợi ích CĐTS sơ bộ 6 tháng đầu năm 2020 lần lượt hoàn thành 65,2% và 52,5% dự báo cả năm và phù hợp với kỳ vọng.
VCSC hiện có khuyến nghị phù hợp thị trường cho PVD với giá mục tiêu 10.600 đồng/cp (tổng mức sinh lời dự phóng 2,4%).
Khuyến nghị nắm giữ NT 2 với giá mục tiêu 23.400 đồng/cp
CTCK MB (MBS) : Khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu NT2 với giá mục tiêu 23.400 đồng/cp. Trong 6 tháng đầu năm 2020, NT2 đạt lợi nhuận sau thuế khoảng 428 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ và hoàn thành 69% kế hoạch năm nhờ giá dầu giảm mạnh đã tác động tích cực đến biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp.
MBS lưu ý rằng, kết quả kinh kinh doanh trong 2 quý còn lại của năm sẽ khó đạt kết quả cao do ảnh hưởng từ mùa mưa bão trong quý 3 trong khi doanh nghiệp tiến hành trung tu trong 32 ngày trong giai đoạn này.
Khuyến nghị mua PTB với giá mục tiêu 66.000 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): CTCP Phú Tài (PTB) công bố KQKD sơ bộ 6 tháng 2020, bao gồm doanh thu đạt 2,6 nghìn tỷ đồng (đi ngang YoY) và LNTT đạt 185 tỷ đồng (-21% YoY).
Tính riêng trong quý 2/2020, PTB ghi nhận tăng trưởng doanh thu đi ngang và mức giảm LNTT 18%, theo ước tính của chúng tôi
Các kết quả kém tích cực này đến từ khoản lỗ nhẹ từ mảng đại lý ôtô khi dịch COVID-19 ảnh hưởng đến tiêu thụ ôtô trong nước - bên cạnh mức giảm 33% YoY LNTT mảng đá.
Theo ban lãnh đạo, LN mảng đá giảm do nhu cầu đá granite trong nước kém tích cực và ưu tiên dòng tiền của PTB, đã ảnh hưởng đến biên LN.
Cụ thể, nhằm giảm hàng tồn kho và hỗ trợ dòng tiền, PTB đã gia tăng chiết khấu giá bán trong 6 tháng 2020, dẫn đến biên LNTT mảng đá giảm 9 điểm % YoY.
Công ty kỳ vọng các khoản chiết khấu giá bán này sẽ giảm bớt trong quý 3/2020 và biên LNTT mảng đá sẽ phục hồi lên 20,7% trong quý 3/2020 so với 15,4% trong 6 tháng 2020 và 23,6% năm 2019.
Mảng gỗ tiếp tục ghi nhận KQKD tích cực trong 6 tháng 2020 với doanh thu và LNTT tăng mạnh 36% YoY và 66% YoY, nhờ các đơn hàng trực tuyến tăng mạnh tại Mỹ.
Trong quý 3/2020, PTB đặt kế hoạch LNTT đạt 143 tỷ đồng ( 32% YoY nhưng -3% YoY), chủ yếu nhờ sự phục hồi của biên LN mảng đá đề cập ở trên.
VCSC hiện có khuyến nghị mua và giá mục tiêu 66.000 đồng/cp dành cho PTB, tương ứng với tổng mức sinh lời 36,7%, bao gồm lợi suất cổ tức 5,0%.
Pin Ắc quy Miền Nam (PAC): Quý II/2020, lợi nhuận đạt 26,7 tỷ đồng, giảm 40,3% Công ty cổ phần Pin Ắc quy Miền Nam (PAC - sàn HOSE) công bố báo cáo tài chính quý II/2020 với doanh thu 684,6 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 26,7 tỷ đồng, lần lượt giảm 17% và 40,3% so với cùng kỳ. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2020, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu là 1.505,5 tỷ đồng, lợi...