Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh đến trường
Năm học 2019-2020, thành phố Hồ Chí Minh tăng thêm 75 nghìn học sinh so với năm học 2018-2019, nâng tổng số học sinh trên địa bàn thành phố lên hơn 1,7 triệu học sinh.
Mặc dù số lượng học sinh hằng năm tăng cao nhưng thành phố vẫn bảo đảm tất cả con em sinh sống trên địa bàn được học tập trong môi trường thuận lợi nhất.
Học sinh Trường THPT Lương Thế Vinh (quận 1) thực nghiệm nghiên cứu giống cây trồng.
Trong hơn 75 nghìn học sinh tăng thêm trong năm học này, có gần 63 nghìn học sinh được học các trường công lập và khoảng 12 nghìn học sinh học các trường ngoài công lập. Số học sinh tăng nhiều ở quận, huyện có sự đô thị hóa nhanh, dân số tăng cơ học cao, như các quận 7, 9, 12, Gò Vấp, Tân Phú, Bình Tân, Thủ Đức và các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi. Để đáp ứng nhu cầu học tập của toàn bộ học sinh, năm học này, thành phố đưa vào sử dụng 1.476 phòng học mới với tổng mức đầu tư 4.965 tỷ đồng. Cụ thể, số phòng học mới bậc mầm non là 281 phòng, tiểu học là 499 phòng, trung học cơ sở (THCS) là 382 phòng, trung học phổ thông (THPT) là 276 phòng và 38 phòng học khác. Các địa phương có tổng số phòng học mới nhiều nhất là quận Thủ Đức với 208 phòng, quận 9 là 183 phòng, Bình Tân 180 phòng, huyện Hóc Môn 160 phòng.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) thành phố Lê Hồng Sơn cho biết: “Mặc dù thành phố đã chú trọng xây dựng trường lớp mới nhưng trước áp lực học sinh gia tăng nhanh qua từng năm đã làm gia tăng sĩ số học sinh/lớp học và kéo giảm số học sinh tham gia học hai buổi/ngày. Tại một số quận, huyện có nhiều trường học quy mô từ 40 đến 50 học sinh/lớp đã làm hạn chế công tác quản lý và chất lượng giảng dạy”. Cụ thể, quận Tân Phú là một trong những địa phương có số học sinh tăng cao và không có phòng học mới kịp đưa vào sử dụng vào đầu năm học 2019-2020 cho nên đã điều chỉnh tỷ lệ học sinh học hai buổi/ngày từ 30% giảm xuống 23% để bảo đảm tất cả học sinh của quận đều được giải quyết chỗ học.
Video đang HOT
Thực hiện mục tiêu thành phố đưa ra đến năm 2020 đạt 300 phòng học/10 nghìn dân số trong độ tuổi đi học, Sở GD-ĐT thành phố đã phối hợp các đơn vị liên quan và 24 quận, huyện rà soát, triển khai kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016 – 2020 với 832 dự án, quy mô 15.940 phòng học với tổng kinh phí 69.929 tỷ đồng. Tính đến tháng 6 năm nay đã đạt 278 phòng học/10 nghìn dân số trong độ tuổi đi học. Chỉ tiêu đến cuối năm 2019 là đạt 288 phòng học/10 nghìn dân số trong độ tuổi đi học. Đối với việc sửa chữa, mua sắm trang thiết bị cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học cho năm học mới, ở khối quận, huyện đầu tư 467 tỷ đồng và khối THPT đầu tư 86 tỷ đồng. Từ sự nỗ lực đầu tư giáo dục của thành phố, năm học mới bảo đảm 100% con em sinh sống trên địa bàn thành phố có đủ chỗ học trong điều kiện tốt nhất.
Theo Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Hồng Sơn, trong năm học mới này, ngành giáo dục thành phố tiếp tục tập trung thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và tích cực chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng cho việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Đồng thời, việc chủ động xây dựng đội ngũ giáo viên có nghiệp vụ chuyên môn cao vẫn được ngành ưu tiên hàng đầu để nâng cao chất lượng giáo dục theo định hướng hội nhập khu vực và quốc tế. Do đó, ngành giáo dục tập trung thực hiện chín nhiệm vụ trọng tâm, như: rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở GD-ĐT; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau THCS, tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên; nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục; tăng cường giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở GD-ĐT; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao…
Để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục theo xu hướng hội nhập quốc tế, trong năm học này, Sở GD-ĐT thành phố triển khai thí điểm xây dựng mô hình trường học thông minh tại năm trường THPT, gồm: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, THPT Lê Quý Đôn, THPT Nguyễn Hiền và Trường THPT Nguyễn Du. Năm trường này được đầu tư các hệ thống công nghệ thông tin; phòng học tiên tiến; phòng tin học, ngoại ngữ, thi trắc nghiệm; thiết bị thực hành thí nghiệm; thư viện thông minh, đào tạo trực tuyến. Đồng thời, được trang bị hệ thống ca-mê-ra giám sát, thông tin giáo dục, thông tin quản lý, điểm danh thông minh, phần mềm phục vụ dạy và học. Đây là cơ sở quan trọng để các đơn vị này triển khai phương pháp dạy học, thi cử, đánh giá đổi mới, phân hóa theo năng lực nhận thức của học sinh dựa trên chuẩn kiến thức. Sau khi đánh giá, tổng kết, mô hình trường học thông minh sẽ được nhân rộng ra các trường học tiếp theo. Song song đó, Sở GD-ĐT thành phố cũng đang xây dựng và triển khai Trung tâm điều hành thông minh để quản lý cơ sở dữ liệu dùng chung của ngành, giúp người dân thuận tiện trong tra cứu, tìm hiểu thông tin.
Trước áp lực số lượng học sinh mỗi năm ngày càng tăng, nhu cầu tuyển dụng giáo viên các cấp tại thành phố Hồ Chí Minh là không ít. Năm học 2019 – 2020, chỉ tính riêng khối THPT, thành phố tuyển dụng 531 viên chức cho các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sở. Trong đó, tuyển dụng 443 giáo viên, gồm: 82 giáo viên tiếng Anh, 61 giáo viên Ngữ văn, 54 giáo viên Toán… và 88 nhân viên ở các khối trực thuộc.
KHÁNH TRÌNH
Theo Nhân dân
TP.HCM tăng hơn 75 ngàn học sinh trong năm học mới
Ngày 11/7, kỳ họp lần thứ 15, HĐND TPHCM khóa IX đã khai mạc.
Học sinh Trường THCS-THPT Đào Duy Anh, TP.HCM. Ảnh minh họa
Tại kỳ họp này, ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM đã báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của năm học 2018 - 2019, công tác chuẩn bị cho năm học 2019 - 2020.
Theo đó, năm học 2019 - 2020, TP dự kiến tăng khoảng 75.434 học sinh.
Trong số này, số học sinh tăng nhiều nhất là cấp THCS, với gần 26.500 học sinh, kế đến là tiểu học tăng hơn 21.700 học sinh, rồi tới trung học phổ thông và mầm non.
Số học sinh tăng nhiều nhất tại các Quận 7,9,12, Gò Vấp, Tân Phú, Bình Tân, Thủ Đức và một số huyện ở ngoại thành đang đô thị hóa nhanh, dân số tăng cơ học cao.
Dự kiến đến ngày 5/9, thành phố sẽ đưa vào hoạt động thêm gần 1.500 phòng học mới, gồm xây thay thế 237 phòng học, tăng thêm hơn 1.200 phòng học.
Tính đến tháng 6/2019, thành phố đã đạt 278 phòng học/10.000 dân số trong độ tuổi đi học là từ 3 đến 18 tuổi, còn chỉ tiêu đặt ra trong năm nay là 288 phòng học.
Cũng như mọi năm, TP.HCM vẫn đảm bảo 100% con em sinh sống trên địa bàn có đủ chỗ học. Tuy nhiên, thực tế với tốc độ dân số tăng nhanh, sĩ số học sinh tăng cao, nên TP.HCM vẫn còn gặp khó khăn về giảm sĩ số học sinh/lớp, tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày để đáp ứng cho chương trình GD phổ thông mới.
Để đảm bảo chỉ tiêu đến năm 2020 đạt chỉ tiêu 300 phòng học/ 10.000 dân số trong độ tuổi đi học theo Nghị quyết ĐH Đảng bộ TP.HCM lần thứ X, Sở đã rà soát với 24 quận, huyện về kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016 - 2020, với 832 dự án, quy mô hơn 15.940 phòng học, với tổng kinh phí đầu tư hơn gần 70 ngàn tỷ đồng.
Để chuẩn bị năm học mới, TP.HCM kịp thời rà soát cấp kinh phí cho các cơ sở GD cải tạo cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị trong hè 2019 với tổng kinh phí khoảng 533 tỷ đồng.
Thảo Nguyên
Theo GDTĐ
Sở Giáo dục kết luận hàng loạt sai phạm của Hiệu trưởng trường Nguyễn Du Hàng loạt sai phạm của Hiệu trưởng bị giáo viên tố cáo và Sở Giáo dục và Đào tạo đã có kết luận liên quan đến vụ việc. Ngày 18/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Kết luận nội dung tố cáo số 2463/KL-GDĐT-TTr đối với ông Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng trường Trung...