Tạo chuyển biến căn bản, toàn diện chương trình giáo dục phổ thông
Con người luôn là nhân tố quan trọng trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Chúng tôi mong Đại hội XIII sẽ đưa ra những giải pháp đẩy nhanh thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo.
Để thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông và giáo dục toàn diện trong các nhà trường, cần thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiều yếu tố.
Từ chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên; chất lượng đào tạo; công tác tuyển dụng, cơ chế quản lý, chế độ chính sách, chương trình sách giáo khoa, cơ sở vật chất thiết bị trường học, công tác kiểm tra, đánh giá xếp loại, tổ chức thi cử…
Trước hết, cần nâng cao nhận thức cho đội ngũ nhà giáo về đổi mới giáo dục; tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị, triển khai tuyên truyền và thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết về giáo dục.
Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên cần thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng phẩm chất chính trị; kết hợp giữa bồi dưỡng tập trung và tự bồi dưỡng, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm.
Cán bộ quản lý giáo dục phải được trang bị những kiến thức về lý luận quản lý hiện đại, có tầm nhìn chiến lược; kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề; có năng lực hoạt động thực tiễn… Đội ngũ giáo viên cần được đào tạo, cập nhật kiến thức, kỹ năng, nâng chuẩn đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Video đang HOT
Có chính sách động viên, khuyến khích những giáo viên giỏi luân chuyển công tác để bảo đảm sự cân bằng về chất lượng đội ngũ giữa các nhà trường. Nâng cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu các cơ sở giáo dục; đổi mới công tác tự đánh giá, đánh giá chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
Đây là giải pháp nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quả công tác của cán bộ, là một trong những căn cứ để tuyển chọn, xây dựng quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, bố trí sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý.
Để tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo yên tâm cống hiến cho sự nghiệp trồng người, cần thực hiện tốt hơn nữa chế độ chính sách đối với giáo viên, nhằm thúc đẩy nỗ lực sáng tạo; phát huy sức mạnh tổng hợp của đội ngũ nhà giáo. Đây là giải pháp quan trọng, thiết thực, cùng với đầu tư kinh phí, trang bị các phương tiện, điều kiện làm việc cho giáo viên các nhà trường theo hướng hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
Yên Bái: Sắp xếp quy mô mạng lưới trường lớp, đầu tư hợp lý cho giáo dục
Điểm nhấn của năm học này là tỉnh Yên Bái đã hoàn thành Đề án "Sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái" giai đoạn 2016 - 2020.
Nắn từng nét chứ cho học sinh lớp 1 Trường TH&THCS số 2 Hồng Ca, Trấn Yên
Việc sắp xếp lại quy mô, mạng lưới trường lớp, được Yên Bái thực hiện không đơn thuần là sự thay đổi chỗ học, mà là giải quyết vấn đề mấu chốt trong đầu tư cho phát triển giáo dục, góp phần từng bước rút ngắn khoảng cách giữa vùng dân tộc thiểu số, miền núi với miền xuôi.
Cần có những đổi thay
Nói như Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy: Bằng cách làm sáng tạo, linh hoạt, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, vừa điểu chỉnh kịp thời nhiệm vụ giải pháp và lộ trình thực hiện - Đề án đã hoàn thành tốt đẹp. Đề án đã giải quyết được những vấn đề bất cập trong việc tổ chức các lớp học ở điểm lẻ, sự bất bình đẳng trong thụ hưởng chất lượng GD và chăm sóc trẻ. Thông qua việc thực hiện Đề án đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp tinh giản đầu mối, biên chế và tiết kiệm chi phí chi thường xuyên, bố trí chi trở lại cho GD.
Các thầy cô đều vui và hạnh phúc với sự nghiệp trồng người
Nếu như trước năm 2016, là một tỉnh vùng cao, để thu hút học sinh người dân tộc thiểu số đến trường, Yên Bái thực hiện mô hình trường học thôn bản đối với bậc học mầm non, tiểu học và THCS. Bên ngoài điểm trường chính, mỗi xã thường có từ 5 - 10 các điểm lẻ ở các thôn bản. Nhờ có việc phủ kín trường lớp này mà Yên Bái đã thực hiện thành công phổ cập giáo dục.
Tuy nhiên, bước sang giai đoạn mới, đòi hỏi giáo dục cần có những thay đổi để phù hợp hơn với tình hình thực tiễn. Sứ mệnh của mô hình trường học thôn, bản đã không còn phù hợp.
Nhà giáo Vương Văn Bằng, Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Vấn đề đặt ra đối với Yên Bái là cần phải có những đổi thay để giáo dục có những chuyển biến mạnh mẽ, tích cực hơn. Tìm tòi, nghiên cứu và phân tích chúng tôi thấy được việc cần thiết phải thay đổi là có một hệ thống trường lớp được đầu tư hiện đại nhằm đáp ứng tốt hơn việc dạy - học. Chỉ có cách đó mới góp phần thu hẹp khoảng cách giữa giáo dục vùng cao với các vùng khác. Đặc biệt trong thời kỳ cả nước bước vào cuộc cách mạng 4.0, giáo dục là một trong những hạt nhân để tạo đà cho phát triển.
Thầy cô trách nhiệm với nghề
Bí thư Đảng ủy xã Hưng Thịnh nguyên là Hiệu trưởng Trường THCS số 2 Hồng Ca, huyên Trấn Yên, chia sẻ: Phải nói là quyết liệt và mạnh mẽ, quan điểm chỉ đạo từ lãnh đạo tỉnh đến ngành GD đều xác định rõ nhiệm vụ chính trị quan trọng, nhưng đồng thời cũng là trách nhiệm của các thầy cô giáo.
Chúng tôi háo hức thực hiện. Trường có nhiều học sinh dân tộc Mông nên thời điểm đầu triển khai cũng gặp nhiều khó khăn vì các em thấy lớp xa nhà nên ngại đi. Tuy nhiên, sự kiên trì của các thầy cô giáo đã giải thích để học sinh và gia đình các em hiểu trường lớp mới khang trang sạch đẹp hơn, điều kiện học tốt hơn sẽ có lợi cho con em mình hơn.
Giờ chơi của các cháu mầm non ở điểm trường MN xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên
Nhà giáo Vương Văn Bằng, tâm sự: Thực hiện Đề án, khó khăn nhất là sắp xếp đội ngũ. Ai đi ai ở, làm thế nào để hài hòa các điều kiện cho từng nhà trường phù hợp với hoàn cảnh từng giáo viên là những trăn trở lớn của chúng tôi. Thật đáng mừng là khi triển khai thực hiện.
Các địa phương vận dụng linh hoạt, xây dựng phương án với những tiêu chí cụ thể, quy trình làm việc khoa học, bước làm thận trọng. Trong đó, quan tâm đến công tác tuyên truyền, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của cán bộ, giáo viên. Hầu hết các thầy cô đều nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp giáo dục chung. Nhiều cán bộ giáo viên, nhân viên đã tự nguyện chuyển vị trí việc làm, tại vị trí mới họ đều tích cực rèn luyện không ngừng nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ.
Không sợ khó chỉ sợ không công bằng, ở huyện Văn Yên một việc làm tưởng như rất khó nhưng cũng đã làm được. Huyện đã bổ nhiệm 24 hiệu trưởng làm hiệu phó, miễn nhiệm 35 hiệu phó làm giáo viên, 1 hiệu trưởng trường THCS làm giáo viên; sắp xếp lại 53 giáo viên từ đơn vị thừa sang đơn vị thiếu.
Đồng thời phân công 16 giáo viên THCS dôi dư làm công tác thư viện, thiết bị và công tác quản sinh để chờ thay thế số giáo viên nghỉ chế độ. Cho đến thời điểm này, các thầy cô giáo đều đã tiếp tục thực hiện chức trách của mình làm quản lý hay dạy học đều hết sức trách nhiệm và lấy niềm vui với nghề là hạnh phúc. Họ lại tiếp tục dành tình cảm của mình để họ phát huy lòng yêu nghề, gắn bó với trường, với lớp và học sinh.
Nuôi con chữ để thoát đói nghèo ở "nơi cùng trời" Yên Bái Mù Cang Chải có 13 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn với tuyệt đại đa số là người dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó đồng bào Mông chiếm 91%. Học sinh ở xã Chế Tạo nhận quà do Quỹ GLC trao tặng. (Ảnh: Quang Vinh/TTXVN) Vào một đêm đầu mùa đổ nước vào ruộng bậc thang ở tỉnh Yên Bái,...