Tanzania tuyên bố chấm dứt đợt bùng phát virus Marburg
Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ngày 2/6, Tanzania đã tuyên bố chấm dứt đợt bùng phát virus Marburg gây chết người sau hơn 2 tháng kể từ khi xác nhận ca bệnh đầu tiên.
Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn tuyên bố của WHO cho biết trong đợt bùng phát virus Marburg vừa qua ở khu vực Kagera thuộc Tây Bắc Tanzania, nước này đã ghi nhận 9 trường hợp, gồm 8 người đã được xác nhận mắc bệnh và một người thuộc diện có khả năng mắc bệnh. Ngoài ra, còn có 6 người đã tử vong.
Đây là đợt bùng phát virus Marburg đầu tiên ở Tanzania, một quốc gia Đông Phi có dân số gần 62 triệu người. Theo WHO, nhờ sự giúp đỡ của Liên hợp quốc và các đối tác khác, các cơ quan y tế của nước này đã triển khai kịp thời các biện pháp ứng phó khi phát hiện ổ dịch để ngăn chặn sự lây lan của virus Marburg và cứu sống nhiều người.
Video đang HOT
Tanzania phát hiện ổ dịch từ hôm 21/3 và đã khiến quốc gia láng giềng Uganda phải đặt trong tình trạng báo động cao. Trước đó, Uganda cũng đã chứng kiến một đợt bùng phát dịch bệnh do virus Marburg vào năm 2017. Trong khi đó, tại Guinea Xích Đạo ở Tây Phi cũng đang chứng kiến một số ca bệnh lây lan và đã có 12 người chết, theo số liệu của Bộ Y tế Guinea Xích Đạo công bố hôm 24/4.
Virus Marburg là một loại vi khuẩn có độc lực cao, gây sốt nặng và thường kèm theo các biểu hiện như xuất huyết và suy nội tạng. Virus được truyền sang người từ dơi ăn quả và lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể của người nhiễm bệnh hay qua các bề mặt và vật liệu có virus. Theo thống kê của WHO trong các đợt bùng phát trước đó, tỷ lệ tử vong do mắc virus Marburg dao động trong khoảng từ 24% đến 88%.
Điều đáng ngại là hiện trên thế giới chưa có vaccine hoặc phương pháp điều trị kháng virus cho loại bệnh này, mà chỉ áp dụng các phương pháp điều trị như sản phẩm từ máu, liệu pháp miễn dịch và một số loại thuốc điều trị. Tuy nhiên, có một số vaccine tiềm năng đang được đánh giá.
Virus Marburg được đặt theo tên một thành phố ở Đức, nơi lần đầu tiên phát hiện virus này vào năm 1967, sau khi các công nhân tiếp xúc với những cá thể khỉ xanh bị nhiễm bệnh được nhập khẩu từ Uganda.
Tanzania tuyên bố kiểm soát dịch Marburg
Giới chức y tế Tanzania tuyên bố đã kiểm soát dịch Marburg - một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Marburg gây ra, bùng phát ở huyện Bukoba, vùng Kagera, Tây Bắc nước này hồi tuần trước khiến 5 người tử vong và 3 người phải nhập viện điều trị.
Hình ảnh hiển vi điện tử quét màu của các hạt virus Marburg (màu xanh lam) dính vào bề mặt của các tế bào VERO E6 bị nhiễm bệnh (màu vàng). Ảnh minh họa: Getty Images
Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Y tế Tanzania, bà Ummy Mwalimu, đã trấn an người dân ở khu vực có dịch cũng như người dân cả nước không nên hoảng sợ. Bà khẳng định dịch Marburg "đã được kiểm soát".
Bà Mwalimu cho biết đã cùng các quan chức cấp cao của Bộ Y tế Tanzania và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đến thăm huyện Bukoba, đồng thời bày tỏ hài lòng khi tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát sau khi chính phủ phối hợp với WHO thực hiện ngay các biện pháp ứng phó. Lực lượng chức năng đã truy vết và cách ly 205 người có tiếp xúc gần với nguồn bệnh.
Trước đó, ngày 23/3, Bộ Y tế Tanzania đã khuyến nghị tất cả người dân đến và đi từ vùng Kagera cần đo thân nhiệt.
Vùng Kagera, nơi ghi nhận dịch Marburg bùng phát, nằm ở phía Tây Bắc Tanzania, tiếp giáp với Uganda ở phía Bắc, Rwanda ở phía Tây và Burundi ở phía Tây Nam. WHO cảnh báo dịch bệnh này có nguy cơ lây lan xuyên biên giới nếu mật độ di chuyển cao.
Theo WHO, Marburg là loại virus gây xuất huyết nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm cao tương tự virus Ebola. Bệnh có tỷ lệ tử vong lên tới 88%, có thể lây lan từ người sang người, qua tiếp xúc trực tiếp qua da hoặc niêm mạc bị tổn thương với máu, dịch tiết, cơ quan hoặc chất dịch cơ thể khác của người bệnh và với các bề mặt và vật liệu như giường ngủ, quần áo bị nhiễm các chất dịch này.
Hiện chưa có vaccine hoặc phương pháp điều trị bằng thuốc kháng virus, nhưng các phương pháp điều trị tiềm năng, bao gồm các chế phẩm từ máu, liệu pháp miễn dịch và điều trị bằng thuốc, cũng như các loại vaccine thử nghiệm ban đầu đang được đánh giá.
1.280 người tử vong trong đợt bùng phát dịch tả mới nhất tại châu Phi Ngày 17/3, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) châu Phi cho biết trong đợt dịch tả đang bùng phát tại một số quốc gia thuộc châu lục này, giới chức y tế đã ghi nhận tổng cộng 53.660 ca mắc bệnh kể từ tháng 2 vừa qua đến nay, trong đó 1.282 ca tử vong. Ba Lan ghi nhận đợt bùng phát...