Tăng vốn ngân hàng và áp lực từ Nghị định 126
Nghị định 126 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế có một quy định đáng chú ý là “công ty chứng khoán phải kê khai và khấu trừ tại nguồn phần thuế thu nhập cá nhân 5% đối với nhà đầu tư nhận cổ tức bằng cổ phiếu hoặc cổ phiếu thưởng”. Nghị định ra đời đúng thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành, gây khó khăn cho hoạt động của hàng loạt doanh nghiệp, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế khá thấp và Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng chỉ được chia cổ tức bằng cổ phiếu.
Theo phân tích từ phía cơ quan quản lý thì việc xem thu nhập từ cổ tức bằng cổ phiếu là thu nhập từ đầu tư vốn và phải đóng thuế đã được quy định từ năm 2013. Khi chuyển nhượng số cổ phiếu này, cá nhân phải kê khai và tự nộp mức thuế 5% tính trên số cổ phiếu là cổ tức nhân với mệnh giá (10.000 đồng).
Nhưng thực tế, không nhiều nhà đầu tư kê khai khoản thu nhập này và nộp thuế theo quy định nên Nghị định 126 được xem là công cụ để cơ quan thuế giám sát và thu khoản này, đồng thời, nhà đầu tư cũng khó tránh né nộp thuế.
Chia cổ tức bằng cổ phiếu càng ngày càng được nhiều ngân hàng sử dụng. Ảnh: B.L
Chia cổ tức bằng cổ phiếu càng ngày càng được nhiều ngân hàng sử dụng. Nghiệp vụ này vừa giúp cổ đông vui nhưng cũng vừa giúp ngân hàng giữ lại được lợi nhuận để tăng vốn, đặc biệt trong bối cảnh cơ quan quản lý ngày càng gay gắt về tỷ lệ an toàn vốn.
Có thời điểm việc, việc buộc các ngân hàng quốc doanh ( BIDV, Vietcombank, Vietinbank) chia cổ tức bằng tiền mặt thay vì chia cổ tức bằng cổ phiếu là vấn đề nóng, gây xôn xao cả nghị trường cần Quốc hội, sau đó mới có nghị quyết từ Chính phủ về phương án cho nhóm này chia cổ tức bằng cổ phiếu để hỗ trợ các ngân hàng tăng vốn.
Việc được phép chia cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành cổ phiếu thưởng từ nguồn vốn thặng dư là nhằm tăng vốn điều lệ, nâng cao hệ số an toàn vốn của ngân hàng. Thực tế, việc chấp nhận chia cổ tức bằng cổ phiếu cũng là một cách để cổ đông thể hiện sự đồng hành cùng doanh nghiệp, đặc biệt khi dịch bệnh Covid-19 đang ảnh hưởng tiêu cực tới tất cả các lĩnh vực kinh tế.
Trước những bối cảnh trên, Nghị định 126 gây ra nhiều tranh cãi trên thị trường, đặc biệt từ phía công ty chứng khoán và các ngân hàng thương mại.
Các chuyên gia đều đánh giá, với quy định mới, nhà đầu tư sẽ nhìn nhận công ty phát hành cổ phiếu bớt hấp dẫn.Việc đánh thuế sẽ khiến các doanh nghiệp có lợi nhuận thực và cần vốn, đặc biệt các ngân hàng thương mại gặp khó trong phương án chọn trả cổ tức bằng cổ phiếu để tái đầu tư phát triển.
Các hiệp hội cho rằng, đánh thuế với hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng chính là cản trở cơ chế huy động vốn hàng năm và thường xuyên của các doanh nghiệp. Các ngân hàng trong nước cũng sẽ gặp khó khăn khi đang cần giữ lại nhiều lợi nhuận sau thuế để xử lý nợ xấu và tăng vốn cải thiện tỷ lệ an toàn vốn.
Video đang HOT
Về bản chất, cổ tức bằng cổ phiếu (hoặc thưởng bằng cổ phiếu) chính là nghiệp vụ chia tách cổ phiếu và không hề phát sinh bất kỳ dòng tiền mới nào giúp doanh nghiệp gia tăng nội lực của mình. Cổ đông vẫn hiểu rằng chia cổ tức bằng cổ phiếu sẽ không bị đánh thuế vì không phát sinh tài sản.
Tuy nhiên, theo luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Basico, Nghị định 126 không có gì mới, chỉ là thay đổi về kỹ thuật đánh thuế. Cụ thể, nếu trước đây chờ bao giờ nhà đầu tư có phát sinh mua – bán, phát sinh thu nhập thì mới đánh thuế. Thì nay, thuế sẽ được thu ngay ở thời điểm nhà đầu tư được chia cổ tức. Về nguyên lý thì vẫn vậy nhưng thời gian thu thuế có thay đổi.
Về mức giá cổ phiếu đánh thuế, theo ông Đức cho rằng, nếu là theo mệnh giá (10.000 đồng/cp) thì cũng là khá hợp lý. “Dù là cào bằng, có người lợi, có người thiệt nhưng ở mức chấp nhận được. Nó cũng giống như việc chúng ta thu thuế đất bấy lâu nay, đều theo khung giá và mọi người đều chấp nhận như vậy”, ông Đức nói.
Theo kế hoạch chia cổ tức mà 3 ngân hàng thương mại nhà nước thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 (gồm BIDV dự kiến chia cổ tức 7% tăng thêm vốn 5.329 tỷ đồng; Vietinbank chia cổ tức để tăng vốn 10.720 tỷ đồng và Vietcombank dự kiến chia cổ tức bằng cổ phiếu 18% tăng thêm 6.675 tỷ đồng), nếu đánh thuế trực tiếp trên số cổ phiếu được chia theo mệnh giá thì ước tính cổ đông của 3 ngân hàng này sẽ phải chi ra khoảng 1.136 tỷ đồng để nộp thuế.
Theo đánh giá của giới phân tích, quy định tại Nghị định 126 có thể sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch chia cổ tức của các doanh nghiệp, đặc biệt là các ngân hàng trong thời gian tới.
Băn khoăn ngân hàng phải cung cấp thông tin tài khoản cho thuế
Cần có quy định cụ thể, chi tiết về bảo mật thông tin khách hàng cũng như trách nhiệm của ngành thuế và ngân hàng trong việc bảo vệ quyền riêng tư của khách hàng.
LTS: Theo Nghị định 126/2020 có hiệu lực từ ngày 5-12-2020, các ngân hàng phải có trách nhiệm cung cấp thông tin tài khoản của khách hàng khi được ngành thuế yêu cầu. Quy định mới này nhận được nhiều ý kiến trái chiều, trong đó nhiều ý kiến băn khoăn về tính bảo mật thông tin cá nhân, quyền công dân của khách hàng.
Xung quanh việc ngân hàng (NH) phải cung cấp thông tin tài khoản của khách hàng cho ngành thuế vẫn còn nhiều vấn đề khúc mắc, cần làm sáng tỏ.
Theo dõi các giao dịch ngân hàng
Nghị định 126/2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế nêu rõ: Người đứng đầu cơ quan thuế được quyền yêu cầu NH cung cấp các thông tin như giao dịch qua tài khoản, số dư, số liệu giao dịch... của người nộp thuế. Đáng chú ý, việc cung cấp thông tin này được thực hiện định kỳ.
Theo đó, việc cung cấp thông tin được thực hiện lần đầu trong 90 ngày kể từ khi Nghị định 126 có hiệu lực (kể từ ngày 5-12-2020) và cập nhật các thông tin về tài khoản hằng tháng trong 10 ngày đầu mỗi tháng.
"Việc cung cấp các thông tin kể trên nhằm phục vụ mục đích thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế phải nộp; thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo quy định của pháp luật về thuế" - nghị định nêu rõ.
Nghị định 126 cũng yêu cầu NH phải khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế của nhà cung cấp nước ngoài (Facebook, Google, YouTube...) không có cơ sở thường trú tại Việt Nam (VN) nhưng có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số với tổ chức, cá nhân trong nước...
Theo giải thích của ngành thuế, quy định mới xuất phát từ thực tế vấn đề quản lý, thu thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử hiện gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc ngành thuế nắm giữ các giao dịch NH sẽ giúp kiểm soát dòng tiền từ nước ngoài, tạo sự công bằng trong kinh doanh.
Bình luận về quy định mới này, luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật Basico, cho biết: Trước đây, chỉ khi nào ngành thuế có đề nghị, các NH mới cung cấp thông tin tài khoản của người nộp thuế. Tuy vậy, việc thực hiện rất khó khăn do tốn thời gian khiến cơ quan thuế thất bại trong việc truy được các tổ chức, cá nhân có hoạt động thương mại điện tử.
Thế nhưng, với việc Luật Quản lý thuế đã luật hóa việc các NH phải cung cấp thông tin định kỳ sẽ giúp cơ quan thuế dễ dàng truy vết được bất cứ ai ở VN có thu nhập hàng tỉ đồng nhờ các kênh thương mại điện tử hoặc các trang mạng xã hội để đánh thuế.
"Rất nhiều người trong chúng ta có thu nhập trên 10 triệu đồng đã phải đóng thuế nhưng có những người có thu nhập cả chục tỉ mỗi năm mà không tốn đồng thuế nào. giờ đây Nghị định 126 sẽ tạo ra công bằng, hợp lý cho mọi người" - luật sư Đức bày tỏ.
Tuy vậy, luật sư Trương Thanh Đức lưu ý khi thực hiện quy định mới, các cơ quan chức năng cần phải làm rõ trách nhiệm và quyền lợi của các bên để hạn chế rủi ro thiệt hại cho các bên liên quan.
Lo ngại về quyền riêng tư
Bà Nguyễn Thị Phượng, Phó Tổng giám đốc NH Agribank, cho biết: Từ trước đến nay, phía NH vẫn cung cấp các số liệu liên quan khi có yêu cầu của cơ quan thuế cũng như các cơ quan chức năng khác. Tuy nhiên, đó không phải là công việc thường xuyên, liên tục và cũng không phải với số lượng khách hàng lớn.
Thế nhưng giờ đây Nghị định 126/2020 yêu cầu các NH phải có trách nhiệm cung cấp thông tin tài khoản của khách hàng khi được ngành thuế yêu cầu. Để thực hiện theo tinh thần của nghị định này thì ngành NH và ngành thuế chắc chắn sẽ phải ngồi lại với nhau để đưa ra cách thực hiện phù hợp. Trong đó, giải pháp thực thi khả quan nhất là nên quy về một đầu mối thông tin, ví dụ như mã số định danh.
Ngân hàng được yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản khách hàng cho ngành thuế. Ảnh: THÙY LINH
Đồng thời phải có hệ thống thông tin, dữ liệu quốc gia về thanh toán để các bên liên quan có thể kết nối tự động, tương tự hình thức truy cập dữ liệu thông tin tín dụng của khách hàng trên CIC (Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia VN). Bởi lẽ các NH khó có đủ nhân lực để cung cấp các số liệu theo yêu cầu của cơ quan thuế một cách đại trà.
"Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng liên quan cũng phải tính toán, cân nhắc về cơ chế chia sẻ thông tin với nhau. Việc chia sẻ thông tin cần đảm bảo yêu cầu an toàn cho cả NH và khách hàng" - bà Phượng đề xuất.
Đồng quan điểm, ông Hoàng Minh Hoàn, Phó Tổng giám đốc NH SCB, chia sẻ: Khi Nghị định 126 có hiệu lực thì việc các NH buộc phải chấp hành quy định của pháp luật là điều đương nhiên. Liên quan đến trách nhiệm của NH trong việc sao kê các thông tin để cung cấp cho cơ quan thuế thì NH không gặp khó khăn, trở ngại nhiều nhưng nó gây ra tâm lý e ngại cho khách hàng về quyền riêng tư liệu có còn được bảo vệ hay không.
"Do đó, tôi cho rằng các cơ quan chức năng cần phải đưa ra các quy định chi tiết hơn những trường hợp nào thì cơ quan thuế được quyền yêu cầu cung cấp thông tin và mức độ thông tin mà NH buộc phải cung cấp là như thế nào" - ông Hoàn nhấn mạnh.
Chi phí tăng, ai gánh chịu?
Liên quan đến vấn đề bảo mật thông tin khách hàng, Nghị định 126 nêu rõ: Cơ quan thuế có trách nhiệm bảo mật thông tin và chịu trách nhiệm về sự an toàn của thông tin theo quy định của Luật Quản lý thuế và quy định của pháp luật liên quan.
Tuy nhiên, tổng giám đốc một NH nêu quan điểm: Hiện chưa biết khối lượng thông tin mà cơ quan thuế cần NH cung cấp là như thế nào, số lượng tài khoản mỗi tháng cơ quan thuế đẩy về phía NH để yêu cầu truy xuất thông tin là ít hay nhiều...
Do vậy, NH chưa thể tính toán được chi phí tốn kém ra sao khi thực hiện quy định mới. nếu trường hợp số lượng tài khoản hằng tháng cần truy soát ở mức độ nhiều thì chắc chắn NH sẽ phải tốn thêm chi phí.
"Trong tất cả hoạt động vận hành thì đều có rủi ro đánh cắp dữ liệu. Do đó, bản thân các NH luôn phải có hệ thống phòng ngừa để đảm bảo tính an toàn và bảo mật thông tin cho NH và khách hàng. Trường hợp phía cơ quan thuế muốn cung cấp dữ liệu theo hình thức trực tuyến thì chắc chắn NH sẽ phát sinh thêm chi phí để thiết lập hàng rào nhằm đảm bảo hệ thống an ninh, an toàn của NH. Vậy câu hỏi đặt ra là khi phát sinh chi phí đó thì bên nào sẽ gánh chịu?" - vị lãnh đạo NH này đặt câu hỏi.
Đại diện Vietcombank cũng băn khoăn về quy định NH phải có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập với khoản tiền nhận được từ YouTube, Google, Facebook... Bởi về bản chất, các NH thương mại, trung gian thanh toán là cung ứng dịch vụ thanh toán. Do vậy, trên thực tế, các NH, trung gian thanh toán thiếu thông tin xác định khoản tiền nào liên quan đến thu nhập chịu thuế để xác định nghĩa vụ thuế của khách hàng.
"Vậy cách thức NH thương mại cung cấp thông tin tài khoản của khách hàng cho ngành thuế ra sao? NH thực hiện nghĩa vụ này là khó khăn nên rất mong có hướng dẫn cụ thể để thực hiện đúng quy định" - đại diện Vietcombank thắc mắc.
Các cơ quan chức năng cần phải đưa ra các quy định chi tiết hơn những trường hợp nào thì cơ quan thuế được quyền yêu cầu cung cấp thông tin . Ảnh minh họa
Ngành thuế sẽ được nắm dữ liệu giao dịch ngân hàng của cá nhân từ ngày 5/12 Nghị định 126 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế. Theo đó, ngành thuế sẽ được nắm dữ liệu giao dịch ngân hàng của các cá nhân. Nghị định có hiệu lực từ ngày 5/12. Ngành thuế sẽ được nắm dữ liệu giao dịch ngân hàng của cá nhân, từ ngày 5/12 Theo đó, Nghị định nêu rõ:...