Tặng tàu ngầm cho Myanmar, Ấn Độ đua ảnh hưởng với Trung Quốc
Ấn Độ tặng không tàu ngầm để vừa giúp Myanmar xây dựng hải quân, vừa cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc trong khu vực.
Hải quân Myanmar hôm 15/10 triển khai tàu ngầm đầu tiên trong biên chế UMS Minye Theinkhathu tham gia đợt diễn tập Sea Shield 2020 trên vịnh Bengal. Đây là tàu ngầm được Ấn Độ chuyển giao miễn phí cho hải quân Myanmar trong giai đoạn cuối năm 2019 hoặc đầu năm 2020.
UMS Minye Theinkhathu là tàu ngầm diesel-điện Đề án 877EKM (lớp Kilo đời đầu) được Liên Xô chế tạo năm 1988, biên chế trong hải quân Ấn Độ với tên gọi INS Sindhuvir. Nhà máy đóng tàu Hindustan đã đại tu con tàu trước khi chuyển giao cho Myanmar.
Tàu ngầm UMS Minye Theinkhathu duyệt đội hình trên biển hôm 15/10. Ảnh: DSInfo.
Đây được xem là động thái giúp Myanmar đặt nền tảng để trở thành quốc gia ASEAN thứ năm sở hữu lực lượng tàu ngầm, đồng thời cho phép Ấn Độ mở rộng hợp tác và cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc trong khu vực.
“Hợp tác hàng hải là một phần trong nỗ lực thúc đẩy quan hệ giữa chúng tôi và Myanmar. Bàn giao tàu ngầm INS Sindhuvir thuộc lớp Kilo cho Myanmar nằm trong khuôn khổ đó”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ Anurag Srivastava cho biết trong cuộc họp báo gần đây.
Quan chức Ấn Độ khẳng định động thái này phù hợp với tầm nhìn của New Delhi về “an ninh và phát triển cho toàn khu vực”, cũng như đáp ứng “cam kết của Ấn Độ về xây dựng năng lực và khả năng tự chủ cho các nước láng giềng”.
Video đang HOT
Tổng tư lệnh quân đội Myanmar Min Aung Hlaing khẳng định tàu ngầm là yếu tố quan trọng nhằm hiện đại hóa hải quân. “Chúng tôi đã cố gắng tìm cách sở hữu tàu ngầm suốt hàng chục năm nay”, ông nói.
Tư lệnh lục quân Ấn Độ Manoj Mukund Naravane và Ngoại trưởng Harsh Vardhan Shringla hồi đầu tháng 10 đến thăm Myanmar, gặp Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và tướng Min Aung Hlaing. Hai bên thống nhất tăng cường hợp tác trong nhiều dự án thương mại và hạ tầng, cũng như trao đổi quốc phòng với cả ba quân chủng hải, lục, không quân.
Ấn Độ có biên giới trên biển và trên bộ giáp Myanmar. Đồ họa: MapofIndia.
Myanmar là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á có biên giới trên bộ giáp Ấn Độ với chiều dài hơn 1.600 km. Hai nước cũng có chung biên giới dài 725 km trên vịnh Bengal. Ấn Độ coi Myanmar là cánh cửa dẫn tới Đông Nam Á nhằm phục vụ chính sách “Hành động hướng Đông”.
Ấn Độ từng nhiều lần nhấn mạnh việc ASEAN đóng vai trò trung tâm tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh yêu sách chủ quyền phi lý ở khu vực.
“Quyết định tặng tàu ngầm dường như là chiến lược được New Delhi tính toán kỹ nhằm cân bằng ảnh hưởng với Bắc Kinh. Việc cung cấp khí tài phòng thủ quan trọng như vậy cho Myanmar rõ ràng cho thấy Ấn Độ đang tìm cách cải thiện năng lực hải quân cho nước láng giềng phía đông để đạt cân bằng sức mạnh với Trung Quốc”, Shamshad Ahmad Khan, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc có trụ sở tại New Delhi, nêu quan điểm.
Khan cho rằng Ấn Độ đang tìm kiếm thêm nhiều đối tác an ninh và quốc phòng để đối phó hải quân Trung Quốc, sau khi New Delhi và Bắc Kinh trải qua nhiều tháng căng thẳng dọc đường biên giới tranh chấp trên bộ.
Hải quân Myanmar duyệt đội hình hôm 15/10. Ảnh: DSInfo.
N.C. Bipindra, nhà phân tích quốc phòng Ấn Độ, chỉ ra rằng Myanmar cũng đang có kế hoạch mua các tàu ngầm Kilo từ Nga và có thể được bàn giao trong vài năm tới, dù thỏa thuận chưa được công bố.
“UMS Minye Theinkhathu sẽ được Myanmar dùng để huấn luyện binh sĩ hải quân và chuẩn bị nền tảng giúp họ vận hành tàu ngầm được Nga đóng mới. Động thái của New Delhi có thể coi là hành động đối phó Bắc Kinh khi nước này cũng đang đẩy mạnh hợp tác kinh tế và quân sự với Naypyitaw”, ông nói thêm.
Myanmar lên kế hoạch mua tàu ngầm Kilo Nga sau khi nước láng giềng Bangladesh biên chế hai tàu ngầm Type-035 Trung Quốc hồi năm 2016. “Bangladesh cũng đang lên kế hoạch xây dựng căn cứ tàu ngầm ở Cox’s Bazar với sự hỗ trợ của Trung Quốc”, Bipindra nói.
Myanmar dường như cũng không muốn phụ thuộc vào nguồn cung vũ khí từ Trung Quốc, đối tác thương mại hàng đầu của nước này.
“Không thể phủ nhận Bắc Kinh sẽ lo ngại điều này. Càng đa dạng hóa nguồn cung, binh sĩ càng có điều kiện làm quen những nền tảng vũ khí hiện đại hơn. Bangladesh đã có tàu ngầm Trung Quốc, buộc Myanmar tìm kiếm tàu ngầm của nước khác nếu muốn duy trì ưu thế với đối thủ”, Pankaj Jha, giáo sư ngành quốc phòng và nghiên cứu chiến lược ở đại học O.P. Jindal Global University của Ấn Độ, nêu quan điểm.
Giáo sư Jha cho rằng việc chuyển giao tàu ngầm Kilo cho Myanmar nằm trong chiến lược phòng thủ biển từ xa của Ấn Độ. “Ấn Độ có thỏa thuận hợp tác an ninh hàng hải với Sri Lanka và Maldives. Họ có thể đang tính đến cơ chế tương tự với Myanmar và Thái Lan, cho phép bảo vệ vịnh Bengal tốt hơn”, ông nhận định.
Vịnh Bengal nằm ở đông bắc Ấn Độ Dương, nằm trong mục tiêu tăng cường an ninh hàng hải thông qua hợp tác với các nước láng giềng và đối tác trong nhóm Bộ Tứ để duy trì “khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cởi mở, tự do và bao trùm”.
Trung Quốc đang triển khai dự án cơ sở hạ tầng, xây dựng cảng nước sâu ở vùng Kyaukphyu của Myanmar và kết nối với tỉnh Vân Nam qua đường bộ. Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ đang theo dõi chặt chẽ dự án này vì lo ngại nó có thể được dùng trong mục đích quân sự.
Ấn ộ tìm kiếm đồng minh
Từ việc mời Úc tham gia tập trận hải quân đến tổ chức đối thoại quốc phòng và ngoại giao cấp cao cùng Mỹ, giới phân tích cho biết Ấn Độ có thể đang tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ hơn với Washington và nhiều nước khác khi tình hình Ấn - Trung vẫn chưa hết bất ổn.
Đường hầm Atal dài nhất thế giới ở dãy Himalaya mà Ấn Độ vừa đưa vào sử dụng.
Đầu tuần này, Bộ Quốc phòng Ấn ộ xác nhận đã mời Úc tham gia cuộc tập trận Malabar 2020 cùng Mỹ, Nhật Bản trên vịnh Bengal vào tháng 11. ây là lần đầu tiên Úc trở lại tập trận chung với 3 thành viên nhóm "Bộ tứ" kể từ khi bị Trung Quốc phản đối kịch liệt hồi năm 2007. Vào tuần sau, New Delhi tiếp tục chủ trì ối thoại 2 2 giữa Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Ấn - Mỹ với các nội dung quan trọng chuẩn bị cho việc ký kết thỏa thuận Hợp tác và Trao đổi Cơ bản (BECA).
ây là thỏa thuận hợp tác quốc phòng cuối cùng trong số 4 văn kiện thiết lập liên lạc quân sự, mở đường cho Ấn ộ mua máy bay không người lái có vũ trang của Mỹ. Ký kết BECA được ghi nhận là bước đi then chốt, cho phép quốc gia Nam Á sử dụng nguồn dữ liệu tình báo về không gian địa lý từ Mỹ để đánh giá độ chính xác của nhiều loại vũ khí tầm xa như tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. Trước đó, hai bên đã ký thỏa thuận thông tin quân sự, trao đổi hậu cần, bảo mật và tương thích liên lạc vào các năm 2016 và 2018.
Theo cựu quan chức hải quân Ấn ộ Uday Bhaskar, một số quyết định chiến lược của New Delhi gần đây đều liên quan Trung Quốc và điều này nói lên thực tế chính quyền Thủ tướng Narendra Modi đang cân nhắc lại chính sách "xoa dịu" khi quan hệ Ấn - Trung ngày càng "gai góc và lạnh nhạt". iển hình như đầu tháng này, Thủ tướng Modi đã tham gia lễ khánh thành đường hầm Atal ở dãy Himalaya - công trình được cho giúp giảm đáng kể thời gian điều động lực lượng đến khu vực biên giới giáp Trung Quốc. iều này trái ngược với việc Ấn ộ không xúc tiến bất kỳ dự án hạ tầng nào dọc ường kiểm soát thực tế (LAC) trong vài thập kỷ qua nhằm đảm bảo quan hệ với Bắc Kinh không bị trục trặc.
Tất cả những diễn biến trên được cho là kết quả của sự tức giận ngày càng tăng ở quốc gia Nam Á trước hành động của nước láng giềng trong vấn đề biên giới. Căng thẳng biên giới Ấn - Trung leo thang kể từ đầu tháng 5-2020 tại các điểm khác nhau dọc theo LAC ở ông Ladakh. Hai bên tuy đã tổ chức nhiều cuộc đàm phán ở các cấp độ nhưng vẫn chưa đạt kết quả. Và việc New Delhi xích gần nhóm "Bộ tứ" được giới phân tích coi là thông điệp muốn gửi tới Bắc Kinh. Ngoài gây áp lực lên Trung Quốc, nhiều người cho rằng Ấn ộ điều chỉnh sách lược còn phù hợp với các mục tiêu chiến lược của Mỹ. Kể từ khi lên nắm quyền năm 2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gặp gỡ Thủ tướng Modi ít nhất 8 lần, kéo theo đó là sự tăng vọt về chỉ số thương mại quốc phòng, hàng hóa và dịch vụ giữa hai nước. Trong phát biểu gần đây, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng xác định New Delhi "cần Washington trong vai trò đồng minh và đối tác".
Hôm 20-10, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cảnh báo Ấn Độ không tiến hành bất kỳ cuộc đàm phán thương mại nào với Đài Loan mà qua đó vi phạm chính sách "một Trung Quốc". Người này đồng thời chỉ trích việc Mỹ bổ nhiệm quan chức cấp cao về quyền con người làm điều phối viên đặc biệt giám sát các vấn đề Tây Tạng là "can thiệp công việc nội bộ của Trung Quốc", rằng Bắc Kinh sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của mình.
Mỹ, Nhật, Úc tập trận chung 3 bên trên Biển Đông Hôm 20-10, Reuters dẫn thông cáo của Hạm đội 7 của Mỹ cho biết nước này cùng Nhật và Úc đã tiến hành các bài tập trận hải quân chung 3 bên trên Biển Đông vào ngày 19-10. Đây là lần thứ 5 trong năm nay nhóm này tập trận trong khu vực hoạt động của hạm đội 7. Động thái diễn ra...