Tăng cường xây dựng văn hóa học đường trong các cơ sở giáo dục
Tăng cường xây dựng văn hóa học đường là một nhiệm vụ quan trọng của giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên trong năm học 2022-2023.
Ảnh minh họa
Bộ GD&ĐT vừa ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên năm học 2022-2023.Theo đó, Bộ đề ra 8 nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong năm học tới, trong đó có nhiệm vụ xây dựng văn hóa học đường.
Cụ thể, Bộ yêu cầu các cơ sở giáo dục triển khai Chỉ thị 08/CT-TTg về tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường, gắn việc xây dựng và tổ chức thực hiện văn hóa học đường với việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục; tiếp tục triển khai kế hoạch thực hiện quyết định số 1299/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 – 2025″.
Video đang HOT
Các nhiệm vụ khác gồm: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản chỉ đạo, điều hành của Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ thuộc lĩnh vực giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên; triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn và học sinh chịu tác động của dịch Covid-19.
Đẩy mạnh công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng chính trị cho học sinh, sinh viên. Đa dạng hóa nội dung, phương pháp, hình thức tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho HSSV theo hướng tích hợp, lồng ghép thông qua các chuyên đề của môn học và hoạt động giáo dục.
Đẩy mạnh công tác quản lý, giáo dục, định hướng, nắm bắt về tư tưởng chính trị của HSSV, đặc biệt trên môi trường mạng. Tổ chức hiệu quả hoạt động đối thoại giữa lãnh đạo nhà trường, cán bộ, nhà giáo với HSSV, phối hợp chặt chẽ với gia đình người học để nắm và xử lý kịp thời những vấn đề khó khăn, bức xúc trong HSSV.
Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên. Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho HSSV theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HSSV; tăng cường kỹ năng thực hành; chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của HSSV.
Thành lập các câu lạc bộ tài năng, câu lạc bộ rèn luyện đạo đức, lối sống, kỹ năng sống; câu lạc bộ ngoại ngữ; tổ chức và khuyến khích HSSV tham gia các diễn đàn, tọa đàm nhằm phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực; tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho HSSV vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được học, nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh.
Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025″. Các cơ sở giáo dục đại học chủ động xây dựng Chương trình phối hợp với các đối tác tổ chức các hoạt động về tư vấn nghề nghiệp, việc làm, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp cho sinh viên…
Hà Nội phấn đấu 85% trường công lập đạt chuẩn quốc gia
Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ công nhận mới 552 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng số trường chuẩn quốc gia lên 2040 trường.
Ảnh minh họa.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch xây dựng trường công lập đạt chuẩn quốc gia thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025.
Theo đó, Hà Nội đặt mục tiêu duy trì, nâng cao chất lượng các trường đã đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2016-2020. Phấn đấu giai đoạn 2022-2025 công nhận mới 552 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, trong đó cấp mầm non 201 trường, cấp tiểu học 211 trường, cấp THCS từ 119 trường, cấp THPT 21 trường.
Trong 552 trường được công nhận mới, thành phố đặt lộ trình năm 2022 công nhận 194 trường, năm 2023 công nhận 130 trường, năm 2024 công nhận 114 trường, năm 2025 công nhận 114 trường.
Đến năm 2025, số trường đạt chuẩn quốc gia của Hà Nội sẽ là 2040 trường, đạt tỉ lệ 85% (2040/2400). Huyện Đông Anh có nhiều trường được công nhận nhất với 50 trường, tiếp theo là Sóc Sơn 40 trường, Ứng Hòa 31 trường.
UBND TP giao Sở GD&ĐT chỉ đạo, tổ chức thực hiện xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia đối với các cơ sở giáo dục theo phân cấp quản lý. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã trong việc rà soát, kịp thời bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và các điều kiện khác đáp ứng chuẩn quốc gia đối với các trường học phân cấp quản lý.
UBND TP giao UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo quyết liệt, tập trung các nguồn lực, đảm bảo đủ điều kiện công nhận mới năm 2022 và giai đoạn 2022-2025. Ưu tiên thực hiện đầu tư cho các trường công nhận lại, tiếp đến đầu tư cho trường công nhận mới.
Cùng với đó, các địa phương cần có giải pháp bổ sung quỹ đất, phân luồng, phân tuyến tuyển sinh đảm bảo quy mô trường, lớp, số học sinh/lớp, bình quân diện tích đất/ học sinh theo quy định để hoàn thành công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia năm 2022 và kế hoạch giai đoạn 2022-2025.
Đào tạo nhân lực chất lượng cao cần chú trọng chính sách học bổng, học phí GDVN-Cần phải đổi mới chính sách, đặc biệt là cơ chế và chính sách hỗ trợ tài chính, nhằm thúc đẩy hỗ trợ cơ sở giáo dục đại học. Ngày 28/9, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn chủ trì chương trình làm việc với một số Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh về nhu cầu và...